Môi trường chính trị, pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Udomxay đến năm 2018 (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 2: CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

2.3. Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp

2.3.1. Phân tích mô trường vĩ mô

2.3.1.1. Môi trường chính trị, pháp luật

Nói đến Việt Nam là nói đến một quốc gia có nền chính trị tương đối

ổn định, có sự nhất quán về các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước.

Song đứng trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố

nằm ngoài tầm kiểm soát của mình. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nhà nước hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó như luật thuế, luật môi trường, luật lao động…

Trong những năm vừa qua với sự quan tâm của Nhà nước trên lĩnh vực xuất nhập khẩu đã tạo nên những yếu tố hấp dẫn và thu hút sự đầu tư ở cả trong nước và ngoài nước.

Bảng 2.4: Lượng vốn FDI của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2012

Năm 2010 2011 2012

Vốn FDI (tỷ USD) 11 11 10.46

(Nguồn: http://vneconomy.vn) Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2010 và năm 2011 lượng FDI không thay đổi nhưng đến năm 2012 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nợ công xảy ra ở nhiều nước nên lương FDI của Việt Nam tuy có giảm nhưng vẫn là con số cao trong bối cảnh khủng hoảng, suy giảm nguồn FDI thế giới và cạnh tranh gay gắt. Một tác động nữa sau khi trở thành thành viên của WTO là các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều tập đoàn kinh tế lớn của các nước công nghiệp và dịch vụ phát triển yên tâm đầu tư vào Việt Nam những dự án lớn. Đầu tư mới và tăng vốn của các dự án cũ tại Việt Nam, được thể hiện qua các con số sau: Tổng số vốn FDI đăng ký năm: năm 2010 đạt trên 18.6 tỉ USD; năm 2011 đạt 14,6 tỉ USD; năm 2012 đạt trên 12.7 tỉ USD (8 tháng đầu năm đạt 8.5 tỉ USD). Vốn FDI thực hiện năm 2010 đạt 11 tỉ USD, bằng 59.1% vốn đăng ký; năm 2010 đạt 11 tỉ USD; và năm 2012 đạt 10.46 tỉ USD.

Nguyên nhân là do chính phủ đã có những nỗ lực mạnh mẽ trong vận động xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, cải cách thủ tục hành chính của các ngành các cấp. Đối với ngành xuất khẩu hàng

thủ công mỹ nghệ, môi trường chính trị ổn định đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm hoạt động sản xuất kinh doanh. Với thế mạnh về mẫu mã phong phú, giá thành hợp lý, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có mức độ tăng trưởng bình quân khá cao 20%/năm.

Nét mới của FDI đăng ký và thực hiện thời kỳ 2010 - 2012 là có nhiều dự án lớn. Các vùng thu hút nhiều vốn FDI, bên cạnh Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là duyên hải Nam Trung Bộ. Cơ cấu vốn đầu tư cũng thay đổi, chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ khách sạn, nhà hàng, căn hộ cho thuê, bất động sản, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, phù hợp với các cam kết của WTO. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến ngày 31/12/2012, Việt Nam có 14.522 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 210,5 tỷ USD, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 50,3% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản (23,6%), dịch vụ lưu trú ăn uống (5%).

Đến nay, đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký 28,6 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. TP HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,2 tỷ USD, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.

Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam giai đoạn 2010– 2012

Năm 2010 2011 2012

Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD) 175 191 206

(Nguồn: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê) Đối với các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu như công ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđômxay, môi trường chính trị ổn định và

hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện đã giúp công ty thu hút được nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài và việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào không còn gặp khó khăn như trước đây.

Việt Nam gia nhập WTO mang lại cho các công ty xuất nhập khẩu nói chung và công ty ty cổ phần XNK Nam Hà-Uđômxay nói riêng những cơ hội và thách thức mới. Cơ hội là mức thuế xuất nhập khẩu vào nhiều thị trường trên thế giới sẽ giảm xuống. Thách thức là sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn do phải cạnh tranh với hàng hoá của các nước trên thế giới đặc biệt là hàng hoá của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Hiện nay, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu cao trong những năm qua và nó có vai trò quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn bởi nó thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu. Vì vậy, Nhà nước đã có chiến lược phát triển ngành thủ công mỹ nghệ đến năm 2017 hướng tới mục tiêu xuất khẩu 17 tỷ USD.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà – Udomxay đến năm 2018 (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)