CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
1.3. Đổi mới giáo dục phổ thông và những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề”. Trong đó, nội dung chương trình phải theo hướng “tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn”…
Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản,
toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.”. Mục tiêu giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen, phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần. Giúp học sinh trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời. Từddos hình thành những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo.
Nội dung đổi mới cốt lõi đó là cách tiếp cận mục tiêu giáo dục theo tiếp cận phát triển năng lực. Đối với giáo dục phổ thông, cần tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Học sinh không những được cung cấp kiến thức mới mà phải biết vận dụng kiến thức vào đời sống, có kỹ năng sống, biết giải quyết vấn đề linh hoạt trong những tình huống mới trong cuộc sống.
Nội dung đổi mới cốt lõi thứ hai là phải xây dựng một hệ thống giáo dục mở, hướng tới một xã hội học tập. Hệ thống giáo dục mở là một hệ thống linh hoạt, liên thông giữa các yếu tố (nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, thời gian, không gian, chủ thể giáo dục…) của hệ thống và liên thông với môi trường bên ngoài hệ thống.
Chương trình giáo dục phổ thông phải hướng tới các năng lực chung và các năng lực đặc thù liên quan đến từng lĩnh vực giáo dục, môn học, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo mà mọi học sinh đều cần có trong cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.
Nội dung chương trình phải đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế;
đảm bảo tính hoàn chỉnh, linh hoạt, liên thông thống nhất trong và giữa các cấp học; tích hợp và phân hóa hợp lý. Đổi mới nội dung theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh; tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
1.3.2. Yêu cầu đặt ra đối với giáo viên THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục Đổi mới giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, yêu cầu người giáo viên phải đổi mới cách tiếp cận các thành tố của quá trình dạy học, cụ thể:
Về mục tiêu dạy học: Chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang hình thành,
phát triển phẩm chất và năng lực người học;
Về nội dung chương trình chương trình dạy học: chương trình khung của Bộ, chương trình địa phương, chương trình nhà trường; Về chương trình chuyển từ việc chủ yếu khai thác các điều kiện giáo dục trong phạm vi nhà trường sang việc tạo điều kiện cho học sinh được học tập qua các nguồn học liệu đa dạng, phong phú trong xã hội, nhất là qua Internet; ... phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và chuẩn bị tâm thế cho học tập suốt đời.
Về phương pháp dạy học: Chuyển từ chủ yếu truyền thụ một chiều, học sinh tiếp thu thụ động (hoạt động dạy của giáo viên là trung tâm) sang tổ chức hoạt động học cho học sinh, học sinh tự lực, chủ động trong học tập (hoạt động học của học sinh là trung tâm, giáo viên là người hỗ trợ, hướng dẫn);Về kết hợp nhiều, hình thức dạy học: Các giờ học chuyển từ chủ yếu diễn ra trên lớp học truyền thống sang việc đa dạng hóa các hình thức dạy học, kết hợp cả trong và ngoài lớp học, ngoài nhà trường:
dạy học trải nghiệm, dạy học gắn với sản xuất kinh doanh, tăng cường các hoạt động xã hội, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Về phương pháp kiểm tra, đánh giá: Từ chủ yếu kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức sang đánh giá năng lực; từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập sang kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá quá trình, đánh giá sự tiến bộ của học sinh;
Tóm lại, trước bối cảnh đổi mới giáo dục đòi hỏi người giáo viên THCS phải có học vấn sâu và rộng về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân văn và khoa học giáo dục, có kỹ năng dạy học tích cực, dạy học giải quyết vấn đề sáng tạo, KTĐG, giáo dục trải nghiệm sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin CNTT vào quá trình dạy học, trình độ ngoại ngữ… Người giáo viên không chỉ thực hiện chức năng dạy học, giáo dục mà còn là một nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà đạo đức, nhà hoạt động xã hội...
1.4. Bồi dƣỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay
1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng
Mục tiêu bồi dưỡng nhằm chỉ ra những kỳ vọng về sự thay đổi sau bồi dưỡng.
Mục tiêu bồi dưỡng được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình bồi dưỡng. Nội dung của mục tiêu cần phải nêu rõ yêu cầu phát triển năng lực người học và cụ thể hóa yêu cầu qua mỗi lĩnh vực, chuyên ngành và đối tượng bồi dưỡng. Trong việc xác định mục tiêu cần phải xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong các khoảng thời gian ngắn, một phạm vi nhất định, đem lại một kết quả nhất định.
Vì vậy, để đạt được mục tiêu bồi dưỡng ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông cần đảm bảo các mục tiêu như sau:
ĐNGV có năng lực giáo dục biểu hiện ở năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục. ĐNGV có năng lực dạy học biểu hiện ở việc nắm vững kiến thức kỹ năng môn học, nắm vững phương pháp dạy học, dạy học phân hóa, dạy học tích hợp các khoa học. ĐNGV có năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Có năng lực tự phát triển nghề nghiệp bằng tự học, tự nghiên cứu.
ĐNGV có năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề giáo dục bằng nghiên cứu khoa học. Đó chính là những lĩnh vực cấu thành phẩm chất nghề nghiệp của người giáo viên trong nhà trường phổ thông hiện đại.
1.4.2. Nội dung chương trình bồi dưỡng
Mỗi một cấp học, bậc học có những nội dung BDGV riêng phù hợp với cấp học, bậc học đó. Trong giai đoạn hiện nay, BDGV là hoạt động cần thiết để ĐNGV đảm bảo chuẩn và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK trong thời gian tới. Đối với cấp THCS , hoạt động bồi dưỡng NLNN cho gióa viên cần tập trung vào những nhóm kiến thức, kỹ năng:
Nội dung bồi dưỡng về nghiệp vụ dạy học: Cập nhật những kiến thức về chương trình dạy học đổi mới ở các bộ môn, các kỹ thuật và phương pháp dạy học bộ môn (chú trọng rèn luyện vận dụng những kỹ thuật và phương pháp dạy học đó vào quá trình dạy học một số dạng bài trong chương trình theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh trong thực tế dạy học bộ môn); Thiết kế (giáo án, kế hoạch); Nắm vững lựa chọn tri thức; Nắm vững đối tượng; Khả năng ngôn ngữ, diễn đạt ý tưởng; Tổ chức, quản lý học sinh; Vận dụng hiệu quả phân hóa - cá thể hóa; Lôi cuốn thuyết phục học sinh học tập; Kiểm tra, đánh giá trình độ học sinh...
Nội dung bồi dưỡng về nghiệp vụ giáo dục: Cập nhật kiến thức về Tâm lý học đại cương; Tâm lý học phát triển (Tâm lý học lứa tuổi) và Tâm lý học sư phạm; Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục; Tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục; Nắm vững đối tượng và giáo dục học sinh cá biệt; Đánh giá, điều chỉnh hoạt động giáo dục; Thuyết phục cảm hóa học sinh; Vận động, lôi cuốn, phối hợp giáo dục; Xây dựng tập thể học sinh; Giao tiếp, ứng xử sư phạm…
Nội dung bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm: giáo viên sau khi tốt nghiệp sư phạm vào hành nghề, ai cũng được đào tạo kỹ năng sư phạm, nhưng không phải ai cũng sử dụng kỹ năng sự phạm có hiệu quả. Do vậy, người giáo viên không ngừng bồi dưỡng, cập nhật kỹ năng này: Kỹ năng phân tích chương trình; Kỹ năng chọn lựa nội dung;
Kỹ năng xác định mục tiêu bài dạy đặc biệt là mục tiêu thái độ; Kỹ năng lựa chọn, phối hợp phương pháp giảng dạy; Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong dạy học; Kỹ năng giao tiếp với học sinh; Kỹ năng giao tiếp phụ huynh; Kỹ năng giao tiếp đồng nghiệp;
Kỹ năng thực hành; Kỹ năng phát hiện năng khiếu của học sinh; Kỹ năng giải quyết
tình huống sư phạm; Kỹ năng dạy học sinh yếu, kém; Kỹ năng hiểu học sinh, phân loại học sinh; Kỹ năng tạo tình huống có vấn đề; Kỹ năng tạo không khí thoải mái trong tiết dạy; Kỹ năng thiết kế hoạt động giáo dục cho học sinh; Kỹ năng quản lý lớp…
1.4.3. Phương pháp bồi dưỡng
Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định: đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong tiến trình đổi mới giáo dục. Đổi mới PPDH tích cực chính là chìa khóa để chuyển từ dạy học theo nội dung sang dạy học theo hướng phát huy năng lực người học.
PPBD giáo viên là khâu đột phá có tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng. PPBD cần phải được đổi mới theo hướng phát huy năng lực người học để phù hợp với đối tượng người học là giáo viên THCS có kiến thức, có “kỹ năng dạy và kỹ năng học” và cũng là chủ thể của việc đổi mới PPDH. Do vậy việc đổi mới PPBD không những nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn là những khóa huấn luyện cho giáo viên về NLNN.
Vận dụng tích cực những ưu điểm ở một số PPBD phát huy năng lực người học:
cải tiến phương pháp thuyết trình; thảo luận theo nhóm; vận dụng dạy học giải quyết vấn đề; vận dụng dạy học theo tình huống trong bồi dưỡng; Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh; kết hợp đa dạng các PPBD...
Trong bối cảnh hiện nay, đổi mới phương thức học tập của các giáo viên trong các chương trình bồi dưỡng theo hướng tập trung vào phương châm lấy tự học, tự bồi dưỡng là chính. Tạo điều kiện, kích thích, lôi cuốn, hướng dẫn cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập với sự trợ giúp của tài liệu và phương tiện nghe nhìn, internet,... không nhất thiết rập khuôn theo những gì đã có trong tài liệu.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc tổ chức bồi dưỡng NLNN cho giáo viên . Tạo cơ chế cho giáo viên tự bồi dưỡng những gì mình còn thiếu, cần thiết. Tổ chức theo nhóm môn học trong từng tập thể sư phạm, nêu thắc mắc, tự giải đáp ở tổ, nhóm, có chuyên gia giải đáp… Tạo điều kiện cho giáo viên được đóng góp kinh nghiệm bản thân vào xây dựng nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, giáo dục...
Tóm lại, phương pháp bồi dưỡng NLNN cho giáo viên là PPDH cho đội ngũ đã được đào tạo về chuyên môn, những người đã có phương pháp sư phạm nên phương pháp bồi dưỡng phải linh hoạt, phù hợp, thiên về phương pháp tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở hướng dẫn khai thác nhiều kênh thông tin.
Chú ý lựa chọn và sử dụng các phương pháp tích cực, huy động sự tham gia cho giáo viên cốt cán. Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên là để giúp cho giáo thực hiện được các hoạt động dạy học hiệu quả. Các PPBD phải là thúc đẩy cho giáo tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, hợp tác và chia sẻ với các cho giáo khác
để phát triển các năng lực dạy học. Do đó các PPBD có thể lựa chọn là làm việc nhóm, thực hành, thực hiện đề án dạy học.
1.4.4. Hình thức bồi dưỡng
Theo OECD (2009) có thể phân chia hình thức BDGV theo các cách khác nhau [51], một số hình thức bồi dưỡng như sau:
- Theo cách trực tiếp, gián tiếp hay kết hợp cả hai:
+ Bồi dưỡng qua học trực tiếp là các hình thức bồi dưỡng theo lớp học, hội thảo trực tiếp, sinh hoạt chuyên môn tại các trường học và địa phương.
+ Bồi dưỡng trực tuyến là hình thức bồi dưỡng thông qua mạng internet với các chương trình bồi dưỡng vô cùng phong phú và với nguồn tài nguyên học tập vô tận.
+ Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn (sinh hoạt tại tổ, ở trường, giao lưu cụm trường, địa phương khác, có điều kiện đi nước ngoài);
+ Kết hợp cả hai hình thức bồi dưỡng trực tiếp và trực tuyến.
- Bồi dưỡng thông qua nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng: nghề dạy học là nghề sáng tạo, giáo viên không những là người thầy mà phải là những “nhà nghiên cứu”.Thông qua việc nghiên cứu để xây dựng các chuyên đề dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm,…
- ồi dưỡng tại chỗ: là hình thức bồi dưỡng tại nhà trường thông qua các tổ chuyên môn, thảo luận nhóm, sinh hoạt tổ chuyên môn dựa vào nghiên cứu bài học (NCBH), báo cáo chuyên đề ứng dụng, tư vấn đồng nghiệp, sinh hoạt câu lạc bộ và các hoạt động chuyên môn khác….
- Tự bồi dưỡng: TBD là hình thức tự học, tự nghiên cứu của giáo viên. Việc bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng tại chỗ chỉ đáp ứng những vấn đề cấp thiết. Xuyên suốt quá trình BDGV vẫn là hình thức TBD, tự học suốt đời của mỗi giáo viên. Giáo viên tự quản lý, tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả TBD của chính mình là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cho giáo viên.
Bồi dưỡng thông qua nghiên cứu bài học: Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh.
Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh) bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra,… có ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, PPDH vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả. Mục tiêu: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trong trường trung học, tập trung vào thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn