Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện phú thiện tỉnh gia lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 73 - 79)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ THIỆN, TỈNH GIA LAI, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên

3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Có thể coi tổ chức bồi dưỡng ĐNGV THCS là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra. Đó là việc xác định cấu trúc của tổ chức theo các cấp quản lý bồi dưỡng, xác định cơ chế hoạt động và mối quan hệ của tổ chức trên cơ sở thực hiện phân cấp quản lý trong bồi dưỡng.Nhằm xây dựng nội dung tổ chức BDGV THCS toàn diện, hoàn thiện, đáp ứng các yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên được quy định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, đồng thời bồi dưỡng các kiến thức về tin học, ngoại ngữ, cũng như các kiến thức về khoa học, kiến thức về kinh tế - xã hội phục vụ cho yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương.

- Tổ chức bồi dưỡng từ hình thức tập trung sang hình thức không tập trung, lấy

đơn vị nhà trường làm đơn vị cơ sở bồi dưỡng.

- Tổ chức bồi dưỡng trên cơ sở lấy tự học, tự nghiên cứu làm chính, phù hợp với điều kiện học tập của mỗi giáo viên .

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

- ác định cơ cấu tổ chức bồi dưỡng và dự kiến nhân sự cho tổ chức bồi dưỡng:

Theo cấp quản lý căn cứ vào vị trí công tác, vai trò, chức năng và năng lực của mỗi cá nhân để xác định lực lượng tham gia bồi dưỡng phù hợp để phát huy được sở trường của mỗi cá nhân. Thiết lập cơ cấu tổ chức theo cấu trúc trực tuyến - tham mưu kết hợp sự phân cấp quản lý rõ ràng và triệt để giữa cấp quản lý. Cấu trúc tổ chức theo các cấp độ quản lý: Sở GDĐT – Phòng GĐT - Trường THCS - Tổ chuyên môn.

Để có bộ máy tổ chức tốt, cần thiết phải lựa chọn được những cá nhân không những có năng lực quản lý, mà còn phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm rõ đặc thù bộ môn để vận dụng thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo công tác quản lý bồi dưỡng trong những điều kiện cụ thể. Các cấp QLGD tạo lập cơ chế hoạt động, quy định các mối quan hệ giữa các bộ phận, các ban, các cá nhân trong tổ chức, xác định rõ quyền lợi và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, các cá nhân trong bộ máy trên cơ sở cơ cấu tổ chức của bộ máy phù hợp với mục tiêu. Công tác tổ chức phải thể hiện được tính chuyên môn hóa, tầm quản lý, nội dung và cấp quản lý. Việc phân cấp quản lý không những thể hiện qua việc sắp xếp con người mà còn thể hiện qua việc phân định nội dung, hình thức, phương pháp và việc huy động các nguồn lực.

ác định cơ chế quản lý, mối quan hệ của tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ: Đối với công tác tổ chức bồi dưỡng: Cần xác định sáu nhóm nội dung bồi dưỡng, đó là:

Bồi dưỡng các kiến thức kỹ năng để đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm của người giáo viên do đặc thù của công việc theo loại hình trường, đặc điểm vùng miền, học sinh và thậm chí là do thiếu hụt đội ngũ giáo viên ở những thời điểm cụ thể. Nội dung của các hoạt động bồi dưỡng này liên quan nhiều đến việc đào tạo bổ sung cho giáo viên để bù đắp những kiến thức và kỹ năng còn thiếu do vị trí cụ thể của nghề nghiệp;

Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng nền tảng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp, trong đó có cả bồi dưỡng nhằm cập nhật kiến thức mới, hiện đại nhằm nâng cao năng lực của giáo viên theo kịp với sự phát triển của khoa học, kinh tế và xã hội;

Đào tạo lại do mong muốn cá nhân hoặc yêu cầu của vị trí việc làm đòi hỏi phải học bổ sung một số môn để chuyển sang dạy một môn học khác; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn, chức danh, nghiệp vụ; bồi dưỡng theo những nhiệm vụ và yêu cầu mới của giáo dục phổ thông và việc đổi mới chương trình SGK; Các khóa bồi dưỡng bổ sung về chính trị, quản lý nhà nước nhằm cho các mục đích phát triển sự nghiệp; Bồi dưỡng năng lực tự học, học tập suốt đòi, trong đó có cả năng lực ngoài ngữ và tin học.

Hiện nay nội dung bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng nền tảng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp còn chưa được chú trọng, trong khi ĐNGV THCS miền núi và Tây nguyên còn nhiều hạn chế về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp, như: Năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực phát triển nghề nghiệp. Do đó, nội dung bồi dưỡng cần tập trung vào một số nội dung sau:

Về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục: cần quan tâm và chú trọng đến việc bồi dưỡng cho giáo viên các nội dung về tìm hiểu đối tượng giáo dục và môi trường giáo dục, để giúp giáo viên có những kiến thức, kỹ năng tìm hiểu và nhận biết được đặc điểm tâm lý, trình độ, năng lực, nhận thức của học sinh.

Về năng lực dạy học: cần bồi dưỡng để giáo viên làm tốt việc “ ây dựng kế hoạch dạy học”; “Vận dụng các phương pháp dạy học” và “ ây dựng môi trường học tập” để giúp giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và các điều kiện CSVC của nhà trường; vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới; xây dựng được môi trường học tập có hiệu quả.

Về năng lực giáo dục: cần bồi dưỡng để giáo viên làm tốt việc “ ây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục”; “Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục”, “Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh”. Từ đó, giúp giáo viên xây dựng mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế; vận dụng tốt các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra, đồng thời đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.

Về năng lực hoạt động chính trị xã hội: với đặc thù học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu, vùng xa, cách xa trường, công tác phối hợp với gia đình và cộng đồng, như việc hướng nghiệp cho học sinh, khả năng tuyên truyền góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường, cũng như việc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập chưa được giáo viên làm tốt. Vì thế, cần quan tâm, chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên “Năng lực hoạt động chính trị xã hội”.

Về năng lực phát triển nghề nghiệp: Cần bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức để giáo viên có ý thức tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục, cũng như biết phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.

Ngoài tập trung bồi dưỡng các nội dung trên, cần bồi dưỡng các kiến thức về tin học, ngoại ngữ và các kiến thức về lịch sử địa phương.

Bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức ngoại ngữ: Các nhà trường lựa chọn giáo viên ngoại ngữ có ý thức trách nhiệm cao, có kiến thức, phương pháp, kỹ năng tổ chức hướng dẫn cho giáo viên tự học để tổ chức các lớp học tiếng anh theo chương trình học để cấp chứng chỉ IELS, TOEFL…giúp các giáo viên biết được tiếng anh, phục vụ cho việc đọc và nghiên cứu các tài liệu tham khảo và có điều kiện học nâng chuẩn (thạc sĩ);

Bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức tin học: Sở GDĐT tổ chức các lớp tập huấn về chương trình soạn thảo văn bản Microsoft Word, bài giảng điện tử E-learning, cách sử dụng các phương tiện dạy học cho các giáo viên tin học của các nhà trường; các giáo viên này có trách nhiệm bồi dưỡng cho các giáo viên khác trong trường;

Bồi dưỡng những kiến thức về lịch sử địa phương: được bồi dưỡng tập trung trong hè, thời gian lồng ghép với 2 ngày học tập chính trị. Những tỉnh có các di tích lịch sử hoặc địa điểm tham quan, nghỉ mát, sở GDĐT cần mời sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến để nói chuyện và tuyên truyền quảng cáo cho du lịch của địa phương mình. Tuyên truyền cho giáo viên lòng tri ân các anh hùng liệt sĩ thông qua việc có trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn các di tích lịch sử, chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ. Từ đó, trong các tiết lên lớp giáo viên có thể gắn kiến thức lịch sử địa phương vào trong tiết học của mình, giúp học sinh biết lịch sử địa phương mình, từ đó biết yêu quê hương, trân trọng và có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy những di tích lịch sử của địa phương mình.

Bồi dưỡng các kiến thức an toàn giao thông, pháp luật phòng chống ma túy, phòng chống các đạo luật tôn giáo trái phép, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực học đường…cũng được bồi dưỡng tập trung trong hè, thời gian lồng ghép với 2 ngày học tập chính trị, sở GDĐT cần mời các cán bộ thuộc lực lượng công an lên lớp. Tại các nhà trường, hiệu trưởng cần tổ chức thường xuyên bồi dưỡng nội dung này cho cả giáo viên và học sinh thông qua các buổi trào cờ, các buổi sinh hoạt tập thể có sự tham gia giảng của cán bộ công an.

Đa dạng hoá các hình thức tổ chức bồi dưỡng NLNN cho giáo viên trường THCS thông qua:

Bồi dưỡng theo hình thức tập trung: Thời gian học tập được xác định từ một tuần đến mười ngày, học tập trung tại một địa điểm của một trong số các trường của

thành phố. Hình thức này sẽ tạo được một thời gian đủ để bồi dưỡng cho GV một số kiến thức kỹ năng đáng kể. Kiến thức được trang bị liên tục không bị ngắt quãng. GV không bị chi phối công việc nên tập trung cho việc học tập cao. Tuy nhiên với thực trạng ở các trường, việc mở lớp học tập trung trong một thời gian dài khoảng 10 ngày là khó khăn vì sẽ ảnh hưởng đến công tác dạy và học ở các nhà trường.

Để đáp ứng được hình thức này, các trường nên có kế hoạch từ trước thời gian nghỉ hè để trong tháng 8, các trường cùng phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng cho GV có sự luân phiên giữa các môn để không làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Tổ chức tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Mặt mạnh của biện pháp đó là phân tích được những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của ưu điểm - hạn chế trong quá trình quản lý chuyên môn. Các kinh nghiệm được tổng kết từ thực trạng khách quan sẽ đem lại cho người quản lý có được những đánh giá đúng đắn về đội ngũ GV trong Nhà trường.

Để thực hiện hiệu quả phương pháp công tác tổ chức bồi dưỡng, hiệu trưởng cần đặt ra những yêu cầu sau đối với giáo viên:

Phát huy vai trò chủ đạo của giảng viên, gợi mở giúp người học phát huy tối đa tính tích cực trong bồi dưỡng. giáo viên được phép nêu lên ý kiến của mình, phát huy việc thảo luận, làm việc theo nhóm, trình bày ý kiến của nhóm thảo luận. Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giảng viên và giáo viên, tạo hứng thú và kích thích giáo viên suy nghĩ tích cực và độc lập. Thực hiện đúng quy chế chuyên môn, nắm vững kỹ thuật bồi dưỡng tích cực, lấy giáo viên làm trung tâm. Tăng cường sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại (máy tính, Projector, phương tiện nghe nhìn, thực hành, thí nghiệm, …) hợp lý, tránh trường hợp lạm dụng và lệ thuộc vào phương tiện dạy học quá nhiều. Diễn tả lượng thông tin chính xác, cô động, rõ ràng và vừa sức với giáo viên.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện

Để thực hiện được biện pháp tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên THCS, trước hết cần chú ý lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp. Trong những năm qua, bồi dưỡng chủ yếu theo hình thức tập trung, hình thức này bộc lộ nhiều bất cập như thời gian bồi dưỡng ít không đủ để giáo viên bổ sung những kiến thức thiếu hụt, cập nhật, tiếp thu những kiến thức mới. Trong khi đó bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp có nội dung phong phú, toàn diện, khối lượng kiến thức nặng hơn, yêu cầu kiểm tra đánh giá cao hơn, càng làm cho việc bồi dưỡng tập trung quá tải và bất cập, hình thức này chỉ còn phù hợp để bồi dưỡng các nội dung theo các Modul; các nội dung bồi dưỡng cần trao đổi, bàn bạc thống nhất như các vấn đề mới, khó; những kỹ năng thực hành về phương pháp, kỹ thuật dạy học. Do đó, đổi mới hình thức bồi dưỡng là hết sức cần thiết; để khắc phục bất cập của hình thức bồi dưỡng tập trung có thể giải quyết bằng hình thức

bồi dưỡng không tập trung, lấy đơn vị nhà trường làm cơ sở bồi dưỡng chính.

Muốn thực hiện hình thức tổ chức bồi dưỡng không tập trung tại các nhà trường có hiệu quả cần thực hiện tốt việc bồi dưỡng thông qua sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn trong nhà trường; bồi dưỡng thông qua dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng qua mạng Internet, bồi dưỡng tập theo nhóm tại các nhà trường có tư vấn, hỗ trợ từ xa của đội ngũ giáo viên cốt cán cấp Sở.

Để tổ chức bồi dưỡng NLNN cho giáo viên THCS hiệu quả cần phân định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên . Đó là cấp Bộ, Sở và nhà trường. Trong đó:

Đối với cấp Bộ: Bộ GDĐT cần xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên THCS đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp; Bộ GDĐT cần có quy chế quy định rõ trách nhiệm của Sở GDĐT, CBQL trường, giáo viên trong việc thực hiện bồi dưỡng tại các nhà trường; Bộ GDĐT cần bổ sung nguồn kinh phí cho công bồi dưỡng cho các tỉnh

Đối với cấp Sở: Sở GDĐT cần thực hiện một số nội sung sau: Thành lập ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng giáo viên (phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên); Ban hành các kế hoạch sớm để các nhà trường và các giáo viên chủ động trong việc thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng trong năm học cho giáo viên ; Cung cấp tài liệu, giáo trình cho các trường để giáo viên có tài liệu đọc và tham khảo; Thành lập các tổ bộ môn, mỗi bộ môn một tổ, mỗi tổ có từ 3-5 người, trong đó có một chuyên viên phụ trách bộ môn của sở GDĐT làm tổ trưởng, các thành viên là giáo viên dạy giỏi được chọn từ các trường THCS trong tỉnh để làm tổ tư vấn, trọng tài giúp các giáo viên khi gặp những vấn đề khó trong chuyên môn và các tiết dạy khó; Phòng Công nghệ - Nghiên cứu khoa học của sở GDĐT cần sưu tầm, tổng hợp những đề tài sáng kiến kinh nghiệm hay, cách dạy những bài khó, những tài liệu tham khảo hay, thông qua trang Website của sở GDĐT để giáo viên có cơ hội đọc và học tập.

Đối với cấp trường: Hiệu trưởng các nhà trường cần phát động phong trào xây dựng tủ sách chung (nội dung động viên các giáo viên có sách, tài liệu tham khảo nên đóng góp vào tủ sách chung của nhà trường để các đồng nghiệp cùng đọc và tham khảo).

Về phương pháp bồi dưỡng: phương pháp bồi dưỡng phải đổi mới, phù hợp, nên nghiêng về phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Muốn vậy, trước tiên phải đổi mới nhận thức, thái độ của giáo viên về vai trò chủ thể của họ trong hoạt động tự học, tự bồi dưỡng. Muốn vậy các cấp quản lý và áp dụng các biện pháp quản lý như sau: Chỉ đạo các nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm đổi mới tư duy về tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên thông qua việc tổ chức các buổi semina, các hội thi tìm hiểu tri thức tự học, tự bồi dưỡng ngày nay, giúp giáo viên thấy vai trò và tầm quan trọng của việc tự học, tự bồi dưỡng, đồng thời phân biệt được sự khác nhau của việc tự

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện phú thiện tỉnh gia lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)