Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện phú thiện tỉnh gia lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 68 - 73)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ THIỆN, TỈNH GIA LAI, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

3.2.2.1 Mục tiêu biện pháp

Kế hoạch là hoạt động có định hướng của các cơ quan, đơn vị quản lý nhằm đạt được những mục tiêu đã định để thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác bồi dưỡng NLNN cho ĐNGV trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay một cách hiệu quả nhất.

Xây dựng kế hoạch công tác bồi dưỡng cho giáo viên phải dựa trên các văn bản

pháp quy và các văn bản hướng dẫn về công tác bồi dưỡng của ngành. Căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục THCS của ngành và của địa phương, Hiệu trưởng cần xây dựng chiến lược phát triển giáo dục cho trường của mình, từ đó xác định mục tiêu của từng giai đoạn, trong đó có công tác bồi dưỡng NLLNN cho ĐNGV THCS sát với thực tế, khả thi và hiệu quả; phát huy các mặt đã làm được, hạn chế những yếu kém, bất cập nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, có trách nhiệm với nghề, đảm bảo chất lượng, chuẩn về trình độ, đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu. Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng NLLNN phải lấy chất lượng đội ngũ giáo viên làm yếu tố quyết định chất lượng giảng dạy và sự phát triển của nhà trường.

Nội dung của bản kế hoạch thể hiện được nội dung công tác bồi dưỡng, thời gian thực hiện và sự phân công, phân nhiệm cá nhân và tập thể phù hợp.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

Đảm bảo kế hoạch bồi dưỡng NLNN thiết thực, hiệu quả. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLNN cho giáo viên bao gồm kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược và kế hoạch ngắn hạn, đảm bảo tính cần thiết của các nội dung cần bồi dưỡng. Kế hoạch phải mang tính thống nhất, toàn diện, tăng cường tính thực tiễn trong nội dung và phương pháp bồi dưỡng. Kế hoạch bồi dưỡng toàn diện phải được Hiệu trưởng xây dựng trong nhiều năm.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng dài hạn dựa trên cơ sở nhu cầu phát triển của giáo dục về số lượng, đối tượng, nội dung, chương trình bồi dưỡng toàn diện và cần có sự phân loại giáo viên để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ thể.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn hằng năm qua việc kiểm tra, đánh giá xếp loại chuyên môn của giáo viên, kết hợp với yêu cầu thực tế về đội ngũ, nhu cầu của giáo viên mà Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể.

Đảm bảo các điều kiện, quy trình xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLNN. ác định cụ thể mục tiêu, nội dung và thời gian của chương trình bồi dưỡng chuyên môn phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng toàn diện của ngành. Tìm hiểu nhu cầu của người học, gắn với yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông, đặc biệt chú ý tới những kiến thức và phương pháp mới.

Dựa trên nhu cầu thực tiễn và xuất phát từ năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Hằng năm, có tổ chức đánh giá, phân loại giáo viên để xác định nhu cầu cần bồi dưỡng cho từng trình độ giáo viên một cách cụ thể.

ác định rõ những yêu cầu và mong muốn cần đạt được đối với các yếu tố tham gia vào quá trình bồi dưỡng như nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn của giảng viên, cách thức đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng, ... để hoạt động bồi dưỡng NLNN cho giáo viên có chất lượng, hiệu quả.

Tạo điều kiện và dành thời gian hợp lý cho các cá nhân tham gia các lớp bồi

dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, đáp ứng cập nhật những kiến thức mới, những thông tin khoa học mới.

Sắp xếp, bố trí bồi dưỡng vào thời gian, thời điểm phù hợp như: Bồi dưỡng chu kỳ và bồi dưỡng chuyên đề vào các thời điểm học sinh THCS nghỉ hè, tạo điều kiện để tất cả giáo viên được học tập, tham gia bồi dưỡng.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLNN cho giáo viên trên cơ sở tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục, đồng thời quan tâm, bổ sung thêm một số nội dung gắn với tình hình thực tiễn của trường vào kế hoạch bồi dưỡng; chú trọng cập nhật thông tin về đổi mới giáo dục phổ thông, các kinh nghiệm tiên tiến, hiện đại trong giáo dục mầm non của các địa phương khác hay các nước trong khu vực và trên thế giới.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thể hiện quy trình tiến hành hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, những điều kiện hỗ trợ các khâu trong quá trình bồi dưỡng và cách thức kiểm soát một cách chặt chẽ, khoa học kết quả bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên cũng như chất lượng, hiệu quả của mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện

Kế hoạch giúp cho việc quản lý hoạt động bồi dưỡng của giáo viên được thực hiện có nội dung, có định hướng và giá thực trạng; đánh giá nhu cầu và mục tiêu bồi dưỡng; xác định nội dung, hình thức, PPBD và phương thức KTĐG kết quả bồi dưỡng theo một kế hoạch cụ thể, thống nhất trong toàn nhà trường.

Từ đó ta xác định được các công việc cơ bản và xác định thứ tự các công việc sẽ thực hiện trong quá trình bồi dưỡng. Để đánh giá nhu cầu bồi dưỡng NLNN giáo viên trung học cơ sở trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay:

ác định nội dung đánh giá nhu cầu bồi dưỡng: Bồi dưỡng giáo viên không phải là sự áp đặt của nhà quản lý, giáo viên là người biết rõ mặt mạnh, mặt yếu của cá nhân cần bồi dưỡng cái gì để hoàn thiện chuyên môn, nghiệp vụ. Do đó, việc xác định nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên là điều kiện cần thiết để hoạt động bồi dưỡng giáo viên được sát với thực tế đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, ưu tiên những năng lực quan trọng như năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực mang tính đặc thù vùng miền. Trong năng lực dạy học chú trọng đến năng lực đổi mới PPDH, KTĐG hướng tới dạy học phát triển phẩm chất và năng lực người học. Ngoài ra cần xác định các thông tin về chất lượng học sinh, môi trường giáo dục, điều kiện kinh tế xã hội…tại địa phương bởi nó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên.

- Các hình thức khảo sát, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng: Để thực hiện tốt việc khảo sát, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng giáo viên, Hiệu trưởng các trường THCS căn cứ hướng dẫn về công tác bồi dưỡng cho giáo viên của phòng Giáo dục và Đào tạo, xây dựng các văn bản cụ thể hoá quy chế bồi dưỡng giáo viên cho đơn vị một cách phù

hợp. Đánh giá nhu cầu có thể bằng nhiều hình thức nhưng phổ biến và hiệu quả là khảo sát bằng phiếu về nhu cầu chuyên môn, sẽ thu thập được nhiều thông tin với số đông đối tượng, chi phí thấp và tiết kiệm thời gian, xử lí kết quả nhanh chóng.

Việc thiết kế phiếu hỏi cần có những nội dung chung về chuyên môn nghiệp vụ và những nội dung chuyên sâu từng bộ môn, đề cập đến tính đặc thù của các đối tượng cho những giáo viên công tác ở vùng thuận lợi và vùng khó khăn, giáo viên có thâm niên công tác lâu năm, giáo viên trẻ… thì kết quả sẽ khách quan hơn và phản ánh đúng thực tế nhu cầu bồi dưỡng mà giáo viên mong muốn.

Ngoài ra, có thể đánh giá nhu cầu bồi dưỡng khác: thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, rổ chuyên môn là nơi trực tiếp thực hiện các hoạt động nghiệp vụ sư phạm, chịu trách nhiệm về chất lượng dạy học các môn học. Tổ chuyên môn cũng là nơi trao đổi nghề nghiệp, đánh giá chuyên môn thông qua các hoạt động như: dự giờ, thao giảng, thi giáo viên giỏi, sinh hoạt chuyên đề, NCBH… Từ sinh hoạt tổ chuyên môn khảo sát được nhu cầu bồi dưỡng thông qua những kinh nghiệm dạy học, giáo dục của giáo viên. Ngoài ra có thể tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, tự đánh giá của mỗi cá nhân.

Tổ chức đánh giá nhu cầu bồi dưỡng:

- Đối với sở Phòng GDĐT: Thành lập Hội đồng đánh giá nhu cầu bồi dưỡng ĐNGV THCS. Hội đồng bồi dưỡng có trách nhiệm lập kế hoạch và triển khai công tác đánh giá nhu cầu bồi dưỡng hằng năm. Các công việc của Hội đồng đánh giá nhu cầu bồi dưỡng: tiến hành xây dựng bộ phiếu hỏi về nhu cầu bồi dưỡng để tiến hành khảo sát rộng rãi tất cả các trường THCS trong huyện, có nội dung dành riêng cho CBQL và dành riêng cho giáo viên; tổ chức các hội nghị, hội thảo về chuyên môn, đặc biệt chú trọng đến các chuyên đề “nóng” về đổi mới dạy học, giáo dục để tìm ra được nhu cầu thiết thực của giáo viên; chỉ đạo các trường THCS lập kế hoạch và thực hiện đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trong nhà trường; thống kê, phân tích, đánh giá.

- Đối với các trường THCS: Căn cứ vào kế hoạch của Phòng GDĐT lập kế hoạch đánh giá nhu cầu bồi dưỡng hằng năm của đơn vị. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trong tổ. Nội dung đánh giá nhằm xác định được những vấn đề tồn tại, khó khăn mà giáo viên gặp phải trong quá trình dạy học, giáo dục và việc thực hiện đổi mới dạy học, giáo dục.

- Đối với tổ chuyên môn: Lập kế hoạch phù hợp với chuyên môn tổ và điều hành tổ thực hiện nội dung đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của các thành viên trong tổ, từ đó xác định được những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà giáo viên cần có, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đổi mới dạy học, giáo dục của cá nhân và tổ chuyên môn cần tháo gỡ. Tiến hành đa dạng các hình thức đánh giá: thông qua các hoạt động dạy học như dự giờ, thao giảng, NCBH, thi giáo viên giỏi, báo cáo chuyên

đề, tổng kết kinh nghiệm, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp giáo viên... để có kết quả một cách toàn diện và khách quan kết quả đánh giá.

ác định mục tiêu bồi dưỡng: Dựa trên khảo sát về nhu cầu của đội ngũ giáo viê, xác định các nội dung bồi dưỡng cụ thể theo từng lĩnh vực, từng môn học, đối tượng bồi dưỡng. Nội dung bồi dưỡng có thể chia thành 2 nhóm: khối kiến thức, kỹ năng nền tảng nâng cao năng lực và khối kiến thức tự chọn. Thiết kế nội dung chương trình chi tiết theo từng mô đun, chuyên đề bồi dưỡng nhằm phát triển NLNN của giáo viên

Để tổ chức xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng thực hiện theo các bước:

Thành lập Hội đồng biên soạn và Hội đồng thẩm định nội dung chương trình; ác định mục tiêu nội dung chương trình bồi dưỡng; Tiến hành lựa chọn hay viết nội dung chương trình; Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến phản hồi và thử nghiệm nội dung chương trình; Đánh giá và điều chỉnh, bổ sung nội dung chương trình; Triển khai nội dung chương trình và tổ chức viết tài liệu, học liệu;

Nội dung chương trình bồi dưỡng NLNN phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản: đảm bảo tính khoa học, phù hợp với nhu cầu và đối tượng bồi dưỡng, đảm bảo tính liên thông, tích hợp, đảm bảo tính kế thừa và phát triển, cập nhật những kiến thức và kỹ năng mới, vận dụng được vào thực tế dạy học, có tính đặc thù môn học và tính đặc thù địa phương. Đồng thời, nội dung chương trình có tác dụng hỗ trợ tích cực cho giáo viên TBD và có thể ứng dụng vào dạy học.

ác định hình thức, phương pháp bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng : Căn cứ vào nội dung bồi dưỡng để xác định hình thức, PPBD phù hợp, chú trọng đến việc đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng và tăng cường đổi mới PPBD theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học viên.

- ề hình thức bồi dưỡng: Lựa chọn các hình thức bồi dưỡng: tập trung, trực tuyến, thông qua NCBH, bồi dưỡng trực tuyến kết hợp với trực tiếp, bồi dưỡng thông qua tư vấn mạng lưới chuyên môn, TBD.

- ề phương pháp bồi dưỡng: Lựa chọn các PPDH tích cực và kỹ thuật dạy học tích cực, kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng.

- Về kiểm tra đánh giá: xác định nội dung, hình thức, phương pháp, quy trình, thời điểm kiểm tra, tiêu chuẩn/ tiêu chí kiểm tra và xác định lực lượng đánh giá phù hợp và hiệu quả.

ác định các công việc tương ứng với các mục tiêu: Tiến hành xác định những công việc và sắp xếp thứ tự các công việc theo một trình tự nhất định để thực hiện hiệu quả các giải pháp đề ra, liệt kê nội dung công việc, thời gian và địa điểm thực hiện. Từ đó trên vai trò và chức năng của tổ chức, bộ phận hay cá nhân phân công nhiệm vụ, huy động nguồn lực, kinh phí cần thiết để đạt được hiệu quả bồi dưỡng cao.

Giám sát, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch: Theo dõi và cập nhật việc

thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, liên tục rà soát và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tiễn bồi dưỡng đang diễn ra và điều chỉnh những tồn tại, nhược điểm. Kết quả kiểm tra, đánh giá sẽ giúp cho việc quyết định việc lập kế hoạch cho những lần bồi dưỡng sau.

3.2.2.4 Điều kiện thực hiện

Kế hoạch hoạt động BDGV được xây dựng theo căn cứ kế hoạch của Ngành.

Hiệu trưởng của các trường THCS dựa trên kế hoạch các khóa học bồi dưỡng được thông báo từ Phòng Giáo dục và Sở GDĐT sẽ xây dựng lên kế hoạch cho trường của mình. Chính vì vậy mà thông tin về kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên từ cấp quản lý cao hơn đóng vai trò rất quan trọng. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhà trường cần nhận được các thông tin về kế hoạch, chương trình bồi dưỡng bổ sung trong năm học một cách kịp thời để chủ động lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên của trường.

Ngoài ra lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng giáo viên không phải là một vị trí việc làm độc lập mà là vị trí kiêm nhiệm nên đòi hỏi CBQL lập kế hoạch phải có kỹ năng này.

Chính vì vậy mà bồi dưỡng kỹ năng lập kế hoạch cho CBQL là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

Quá trình xây dựng kế hoạch cần tuân theo quy trình chung, đó là: dự kiến, bàn bạc, thông qua cần đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch và thảo luận xin ý kiến rộng rãi.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện phú thiện tỉnh gia lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)