Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện phú thiện tỉnh gia lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 87 - 93)

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ THIỆN, TỈNH GIA LAI, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

Với mục đích kiểm nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý tổ chức bồi dưỡng NLNN giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 30 CBQL và 100 giáo viên ở các trường THCS huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

STT Các biện pháp

Tính cần thiết Rất cần

thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Điểm TB

Thứ bậc

1

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bồi dưỡng NLNN giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

88 42 0 2.68 1

2

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

86 44 0 2.65 4

3

Biện pháp 3: Đổi mới tổ chức bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

83 47 0 2.67 2

4

Biện pháp 4: Chỉ đạo triển khai bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

87 41 2 2.66 3

5

Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

87 43 0 2.64 5

Trung bình chung: 2.66

Bảng 3.1 cho thấy các nội dung trong biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLNN cho giáo viên ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, được CBQL và giáo viên đánh giá khá cao về mức độ cần thiết, đạt điểm trung bình chung là 2.66 đạt mức độ cần thiết. Cụ thể như sau:

- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bồi dưỡng NLNN giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đạt điểm trung bình khảo sát 2.68 xếp thứ 1, với biện pháp này được đội ngũ CBQL và giáo viên đánh giá rất cần thiết. Thật vậy, hoạt động nhận thức vô cùng quan trọng đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng. Một khi khác thể quản lý hiểu được mức độ tầm quan trọng trong công tác bồi dưỡng NLNN thì chủ thể quản lý rất thuận lợi trong công tác thực hiện các chức năng quản lý của mình nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

- Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo

viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông với điểm trung bình khảo sát đạt 2.64 xếp thứ 5. Đây là biện pháp quan trọng, hoạt động thường xuyên kiểm tra, đánh giá làm căn cứ, cơ sở để chủ thể quản lý cần điều chỉ kế hoạch bồi dýỡng NLNN cho giáo viên đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy, tuy xếp thứ 5 nhưng phần lớn ý kiến đánh giá rất cần thiết và cần thiết, thì biện pháp này cần thiết trong công tác tổ chức bồi dưỡng NLNN cho ĐNGV.

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất

STT Các biện pháp

Tính khả thi Rất khả

thi

Khả thi

Không khả thi

Điểm TB

Thứ bậc

1

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bồi dưỡng NLNN giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

78 52 0 2.62 1

2

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

77 51 2 2.61 3

3

Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

76 54 0 2.60 4

4

Biện pháp 4: Chỉ đạo triển khai bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

77 53 0 2.52 2

5

Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

73 57 0 2.68 5

Trung bình chung: 2.51

Bảng 3.2 cho thấy các nội dung trong biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLNN cho giáo viên ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, được CBQL và giáo viên đánh giá khá cao về mức độ khả thi, đạt điểm trung bình chung là 2.51 đạt mức độ khả thi. Cụ thể như sau:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bồi dưỡng NLNN giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đạt điểm trung bình khảo sát 2.52 xếp thứ 1 đạt rất khả thi, ở đây có sự phù hợp tương

quan giữa tính cần thiết và khả thi của biện pháp 1.

- Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đạt điểm trung bình khảo sát 2.48 xếp thứ 5, ở biện pháp này cũng đạt mức độ khả thi.

Như vậy, thông qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đã đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác tổ chức bồi dưỡng NLNN cho giáo viên các trường THCS huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai, cho thấy tất cả 5 biện pháp điều rất cần thiết và khả thi. Để thấy được sự tương quan của 5 biện pháp mà tác giả đề xuất, tác giả áp dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman thể hiện ở bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

STT Các biện pháp

Tính cần

thiết Tính khả thi

Di Di2 Điểm

TB

Thứ bậc

Điểm TB

Thứ bậc

1

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bồi dưỡng NLNN giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

2.68 1 2.62 1 0 0

2

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

2.65 4 2.61 3 1 1

3

Biện pháp 3:Tổ chức bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

2.67 2 2.60 4 -2 4

4

Biện pháp 4: Chỉ đạo triển khai bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

2.66 3 2.52 2 1 1

5

Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

2.64 5 2.68 5 0 0

Theo bảng trên, sự tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp áp dụng công thức tính hệ số tương quan Spearman

) 1 ( .

1 5 2

2

 

 

N N

r Di

trong đó:

r: Hệ số tương quan thứ bậc;

Di: Hiệu số hai thứ bậc của hai đối tượng đánh giá thứ i;

N: Số nội dung đánh giá (N=5)

Ta tính được 0,75

) 1 5 ( 5

) 0 1 4 1 0 (

1 5 2 

 

x

r

Điều này chứng tỏ sự tương quan là đồng thuận và chặt chẽ, nghĩa là sự quan tâm và đánh giá của CBQL, giáo viên về các biện pháp quản lý của hiệu trưởng các trường THCS huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai nêu ra được ủng hộ.

Hình 3.1 Mối quan hệ tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

So sánh kết quả có được từ bảng 3.3 ta có thể thấy kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng NLNN cho giáo viên THCS theo phương diện quản lý đánh giá năng lực, xác định nhu cầu theo mục tiêu BDGV đã được nâng cao đáng kể sau khi áp dụng biện pháp này trong thực tiễn.

Tiểu kết chương 3

Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp tổ chức bồi dưỡng NLNN cho giáo viên các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, cho thấy 5 biện pháp được đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao, như sau:

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bồi dưỡng NLNN giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

- Biện pháp 3:Tổ chức bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

- Biện pháp 4: Chỉ đạo triển khai bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

- Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Mặc dù kết quả khảo sát này chưa thể chính xác tuyệt đối cho CBQL và giáo viên của trường THCS huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, nhưng với tỉ lệ khảo sát như trên cũng có thể khẳng định các biện pháp nêu trên có cơ sở thực tiễn và có giá trị.

Để công tác quản lý việc bồi dưỡng NLNN cho giáo viên đạt chất lượng và hiệu quả, Hiệu trưởng trường THCS huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai phải biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các biện pháp cho phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế, phát huy quyền chủ động, sáng tạo của giáo viên và sự kết hợp của các yếu tố, các thành viên tham gia vào công tác quản lý việc bồi dưỡng NLNN đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện phú thiện tỉnh gia lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)