Thiết kế và tổ chức khảo sát thực tiễn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện phú thiện tỉnh gia lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ THIỆN TỈNH GIA LAI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY

2.2. Thiết kế và tổ chức khảo sát thực tiễn

Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng NLNN quản lý hoạt động bồi dưỡng NLNN cho giáo viên ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Kết quả đánh giá là cơ sở đã xác định những ưu điểm, bất cập, hạn chế và nguyên nhân của công tác này để làm cơ sở xây dựng thực tiễn của đề tài

2.2.2. Nội dung khảo sát

Đề tài tập trung khảo sát các mảng vấn đề sau đây:

- Thực trạng hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS trên địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, bao gồm: nhận thức về bồi dưỡng, mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng;

các lực lượng tham gia bồi dưỡng và cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng

- Về quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao NLNN giáo viên Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm: Lập kế hoạch bồi dưỡng; tổ chức bồi dưỡng; chỉ đạo bồi dưỡng; kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng.

- Về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS trên địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan.

2.2.3. Phương pháp khảo sát

Việc thiết kế và tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi được thực hiện sau khi tiến hành quan sát và lấy ý kiến của các chuyên gia và những người đã làm công tác bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ nhằm có thêm hiểu biết, mở rộng khía cạnh của vấn đề, giúp cho việc lựa chọn vấn đề và giải quyết vấn đề theo phương án thích hợp nhất.

Việc xây dựng phiếu khảo sát bao gồm 02 bước:

- Bước 1: Khảo sát thử trên một nhóm mẫu gồm CBQL và giáo viên với mục đích hoàn thiện và chính xác các mẫu phiếu điều tra; xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra.

- Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra chính thức. Theo quy trình đó, tác giả tiến hành khảo sát bằng phương pháp trưng cầu ý kiến của CBQL, giáo viên về tầm quan trọng (theo 4 mức độ: rất quan trọng, quan trọng, bình thường và không quan trọng) và về mức độ thực hiện (theo 4 mức độ: tốt, khá, trung bình, chưa tốt) của các nội dung hoạt động bồi dưỡng NLNN, cũng như quản lý hoạt động bồi dưỡng NLNN cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.

2.2.4. Đối tượng và số lượng khảo sát

Bảng 2.1. Đối tượng tham gia khảo sát

STT Đối tƣợng Số

lƣợng Ghi chú

1 Cán bộ phòng

GDĐT 2 Lãnh đạo phòng GDĐT Phú Thiện; Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng

2 Hiệu trưởng, phó

hiệu trưởng 8 Cán bộ quản lý trường THCS

3 Tổ trưởng TCM 20 Bộ môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội…

4 Giáo viên 120 Giáo viên đang giảng dạy các bộ môn

Tổng cộng 150

2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát

Nhận, kiểm tra phiếu khảo sát có hợp lệ hay không, phiếu hợp lệ là những phiếu trả lời đầy đủ các câu hỏi, loại bỏ các phiếu chỉ trả lời một phương án khảo sát. Sau đó, phân loại các loại phiếu theo đối tượng khảo sát, nhập vào bảng tính excel, thống kê số lượng trả lời từng phương án theo từng câu theo từng đối tượng khảo sát, cuối cùng sử dụng công thức tính điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm :

Các đối tượng khảo sát được yêu cầu lựa chọn trong số những câu trả lời có sẵn, được đánh giá bằng điểm số ở 4 mức độ giảm dần từ cao xuống thấp (4 điểm, 3 điểm, 2 điểm, 1 điểm). Như vậy, thang đo được sử dụng thống nhất với 4 mức độ nên điểm trung bình tối đa là 4 điểm, tối thiểu là 1 điểm theo mức độ giảm dần.

Bảng 2.2. Cách cho điểm theo từng mức độ

STT Mức độ Điểm cho mức độ

1

Rất phù hợp Tốt

Rất ảnh hưởng

4

2

Phù hợp Khá

Ảnh hưởng

3

3

Ít phù hợp Trung bình Ít ảnh hưởng

2

4

Không phù hợp Yếu

Không ảnh hưởng

1

Tính điểm theo mỗi mức độ:

Xử lý số liệu bằng công thức tính giá trị trung bình: X =

n

i i

n

i i

f f ix

1

1 ;

Trong đó:

X: Điểm trung bình;

Xi: Điểm ở mức độ

i;n: Số người tham gia đánh giá ở mức độ

Xi ; n: Số người tham gia đánh giá mức độ được xác định như sau:

- Loại Tốt: 3,25 X 4,0 - Loại Khá: 2,5 X  3,25;

- Loại Trung bình: 1,75  X  2,5;

- Loại Yếu: 1,0 X  1,75.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên ở các trường trung học cơ sở huyện phú thiện tỉnh gia lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)