CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ THIỆN, TỈNH GIA LAI, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
3.2.1.1 Mục tiêu biện pháp
Biện pháp này giúp CBQL, giáo viên nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng giáo viên đặc biệt hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời nâng cao nhận thức về lý luận và thực tiễn hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS.
Việc nâng cao nhận thức cho giáo viên về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên sẽ giúp cho giáo viên đánh giá đúng mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng, có thái độ đúng về hoạt động này, giúp cho giáo viên không chỉ tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng mà còn tham gia với tinh thần tích cực, góp phần quan trọng vào việc tiếp thu nội dung chương trình bồi dưỡng, nâng cao hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng.
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên cho CBQL sẽ giúp cho CBQL có nhận thức, quan điểm đúng về tầm quan trọng của vấn đề này, biến các nhận thức, quan điểm này thành hành động cụ thể trong quản lý hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS, quan tâm và đẩy mạnh
quản lý hoạt động này và làm cho kết quả của hoạt động này được nâng cao, góp phần nâng cao NLNN và chất lượng giáo viên của nhà trường. Ngoài ra, với tư cách đối tượng được bồi dưỡng, CBQL cũng như giáo viên sẽ quan tâm đến việc bồi dưỡng của bản thân, tích cực tham gia các khóa học, khóa bồi dưỡng với thái độ tích cực, nhiệt tình và có hiệu quả hơn.
3.2.1.2 Nội dung của biện pháp
Nội dung của các biện pháp này nhằm giúp cho đội ngũ CBQL và giáo viên hiểu rõ được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS thông qua việc học tập, trao đổi, bồi dưỡng giáo viên theo những định hướng như sau:
Hiểu rõ tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, chủ trương, đường lối, những thành tựu và những thách thức trong sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Nắm vững đường lối chủ trương, chiến lược chính sách đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay; nhất là những chủ chương, đường lối, chiến lược chính sách đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục THCS nói riêng;
Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên THCS.
- Quán triệt và nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học tập và tự học tập suốt đời của giáo viên; xác định rõ việc học tập đáp ứng năng lực cho giáo viên THCS.
- Hình thành nhận thức đúng về hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực là trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp dạy học, năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn
- Thống nhất trong nhận thức, trong chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện hoạt bồi dưỡng đó là một bộ phận của công tác cán bộ, chịu sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
- Giúp cán bộ quản lý nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của quản lý hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực đó là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Giúp cho giáo viên THCS nhận thức được việc tự học, phấn đấu nâng cao năng, phẩm chất đạo đức, lối sống là hàng đầu, là việc làm thường xuyên trong suốt cả cuộc đời lao động và công tác đối với mỗi giáo viên ở trường THCS. Đó cũng chính là yêu cầu của nhà trường và đòi hỏi của xã hội đối với trình độ, năng lực, phẩm chất nhân cách của giáo viên THCS.
Tăng cường nhận thức về vai trò của người thầy giáo trong việc thực hiện mục
tiêu, chiến lược phát triển giáo dục. Phải làm cho mọi người thấy được vai trò của chất lượng đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng nền giáo dục của đất nước.
Mục tiêu của nền giáo dục chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, phải tạo ra chất lượng mới cho nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn làm tròn sứ mệnh cao cả đó, giáo dục phải có sự thay đổi đồng bộ trên các mặt, trong đó yếu tố có ý nghĩa quyết định là phải nâng cao chất lượng toàn diện của ĐNGV.
Tiến hành quán triệt đầy đủ các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành về quản lý hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực.
- Nâng cao ý thức tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm, từ đó xác định trách nhiệm của mình đối với việc tự học và phấn đấu rèn luyện thường xuyên đối với việc nâng cao năng lực.
+ Đối với cán bộ quản lý: Nhận thức đúng vai trò chủ đạo quyết định chất lượng giáo dục THCS của đội ngũ giáo viên , nắm rõ được xu thế phát triển giáo dục THCS và yêu cầu của xã hội, của địa phương đối với chất lượng giáo dục THCS, từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý bồi dưỡng giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực, đặc biệt năng lực chuyên biệt nhằm đạt tới chất lượng và hiệu quả.
Phải nhận thức được sứ mệnh chính trị của nhà trường, uy tín của nhà trường đối với xã hội là do ĐNGV THCS quyết định. Vì thế xây dựng tập thể giáo viên vững mạnh về trình độ năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức là mục tiêu hàng đầu trong quản lý.
+ Đối với giáo viên : Phải nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình với sứ mệnh của nhà trường, ý thức được vấn đề học tập để nâng cao năng lực sư phạm là nhiệm vụ phải thực hiện tích cực, tự giác và nghiêm túc để nhanh chóng tiếp cận được những thành tựu mới của khoa học giáo dục, cập nhật kịp thời những đổi mới và có khả năng giải quyết tốt các nhiệm vụ đặt ra.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Hiệu trưởng nhà trường cần căn cứ vào kế hoạch biên bản của Phòng GDĐT lập kế hoạch bồi dưỡng NLNN cho giáo viên THCS đảm bảo tính khả thi, thực tiễn đáp ứng yêu cầu mục tiêu bồi dưỡng đề ra.
Nhà trường cụ thể hóa các đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước; nhiệm vụ của ngành học, bậc học, đồng thời cập nhật về nội dung chủ trường đường lối về năng lực cần thiết đối với giáo viên THCS.
- Thực hiện việc tuyên truyền giáo dục, triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, địa phương và phương hướng nhiệm vụ của ngành tới mọi giáo viên .
- Tạo sự thống nhất cao trong tư tưởng của mọi cán bộ giáo viên về ý thức dân chủ, tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của nhà trường. Coi vấn đề tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực sư phạm là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu.
- Xây dựng phong trào thi đua học tập trong nhà trường để động viên giáo viên quyết tâm học tập, tạo điều kiện khuyến khích tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong học tập.
- Tạo điều kiện điều kiện làm việc thoải mái cho giáo viên , giúp họ về vật chất và thời gian để yên tâm khi tham gia các lớp bồi dưỡng.
- Trao quyền và nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu cao tinh thần tôn trọng và học hỏi, tạo động lực làm việc. Trao quyền đi với trách nhiệm để giáo viên tăng thêm khả năng kiểm soát công việc của họ, tác động đến nhận thức của GV, thúc đẩy họ có những quyết định đúng đắn.
3.2.1.4 Điều kiện thực hiện
Để thực hiện biện pháp này, yếu tố con người - yếu tố chủ quan là rất quan trọng.
Nhận thức, quan điểm và thái độ của giáo viên và CBQL đối với hoạt động và quản lý hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động này. Chính vì thế công tác thông tin, tuyên truyền về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt ðộng bồi dýỡng NLNN giáo viên THCS là một biện pháp rất hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của giáo viên và CBQL về vấn đề này.
Ngoài ra các chính sách động viên, khuyến khích và khen thưởng các giáo viên có kết quả cao cũng góp phần nâng cao nhận thức và quan điểm của giáo viên và CBQL về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng giáo viên .
Các chính sách và yêu cầu nâng cao NLNN của giáo viên cũng tác động đến nhận thức của giáo viên và CBQL về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng giáo viên . Ngoài ra các phong trao thi đua dạy giỏi, dự giờ, tổ chức semina trao đổi phương pháp dạy học cũng góp phần nâng cao năng lực của giáo viên , qua đó cũng làm cho nhận thức của GV và CBQL được nâng cao hơn.