CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN PHÚ THIỆN, TỈNH GIA LAI, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Chỉ đạo tăng cường triển khai các nội dung bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS là tác động nhằm phát huy hiệu quả và tối đa hóa tiềm năng của các cá nhân, đơn vị bộ phận, khuyến khích mọi người tích cực tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng nhằm đạt được mục tiêu bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Chỉ đạo việc triển khai nội dung bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT bao gồm một số nội dung cơ bản như sau:
- Ra quyết định quản lý và tổ chức lãnh đạo chỉ đạo thực hiện tốt các quyết định quản lý đã ban hành về hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS;
- Duy trì, mở rộng các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường đảm bảo phục vụ hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên ;
- Quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ hoạt động bồi dưỡng hợp lý và hiệu quả;
- Xử lý, giải quyết tác nghiệp chủ động, linh động và hợp lý;
- Xử lý tốt các tình huống phát sinh ngoài kế hoạch;
- Khuyến khích động viên giáo viên , cá nhân, bộ phận trong nhà trường phát triển tư duy sáng tạo, đổi mới trong học tập, bồi dưỡng để ngày càng nhiệt huyết với nghề, chuyên tâm phát triển nghề nghiệp.
- Phát huy vai trò của mỗi cá nhân và các cấp quản lý, nêu cao ý thức tự giác, tinh thần chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của cá nhân, bộ phận trong việc học tập, bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
Để thực hiện được nội dung quản lý các vấn đề nêu trên, lãnh đạo nhà trường cần tập trung vào giải quyết những vấn đề sau:
Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng chuyên môn tiến hành đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS qua đó nắm bắt được các điểm mạnh, điểm yếu của từng giáo viên. Đặc biệt đối với giáo viên có chuyên môn còn yếu phải được tiến hành phân loại cụ thể để bồi dưỡng: bao nhiêu giáo viên cần bồi dưỡng về kiến thức; bao nhiêu giáo viên cần bồi dưỡng về phương pháp; bao nhiêu giáo viên cần bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm ...
Thông qua việc đánh giá xếp loại giáo viên giúp Hiệu trưởng lựa chọn chính xác đội ngũ giáo viên cốt cán các bộ môn vì đây là nhân tố chủ đạo trong tổ chức hoạt động BDGV tại đơn vị.
- Chỉ đạo triển khai tập huấn các chương trình, nội dung chuyên đề bồi dưỡng giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp tại trường một cách thường xuyên trong suốt năm học. Trên cơ sở xác định chương trình, nội dung bồi dưỡng, mời chuyên gia từ cơ sở giáo dục khác hoặc báo cáo viên của nhà trường có kinh nghiệm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên tại trường theo kế hoạch. Liên kết với cơ sở giáo dục khác
xây dựng mạng lưới, phát triển đội ngũ báo cáo viên đủ về số lượng, chất lượng, có khả năng truyền đạt, hướng dẫn giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động bồi dưỡng.
- Chỉ đạo đội ngũ giáo viên nồng cốt (chuyên môn vững, giỏi về phương pháp dạy học và giáo dục, giàu kinh nghiệm thực tế, nhiệt huyết trong công việc) thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên tại nhóm chuyên đề, tổ chuyên môn và toàn trường. Căn cứ vào bảng phân công giao việc, CBQL nhà trường tạo điều kiện vật chất và tinh thần để ĐNGV nòng cốt chủ động triển khai các hoạt động, việc làm cụ thể tổ chức hoạt động bồi dưỡng giáo viên tại trường thường xuyên, liên tục trong suốt năm học.
- Tổ chức nhóm giáo viên hỗ trợ, kèm cặp, giúp đỡ nhau trong công việc. Căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế, lãnh đạo nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức nhóm giáo viên kèm cặp, hỗ trợ cùng nhau học tập, bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp. Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để giáo viên tăng cường hoạt động trao đổi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng. Chỉ đạo xác định mục tiêu, yêu cầu, kết quả cần đạt của các nhóm giáo viên hỗ trợ, kèm cặp, giúp đỡ nhau trong hoạt động bồi dưỡng. Hướng dẫn nội dung và cách thức làm việc theo cặp, theo nhóm, xác định yêu cầu cụ thể đối với mỗi thành viên trong nhóm (số lượng, chất lượng giáo viên , tỷ lệ giáo viên trẻ, giáo viên giàu kinh nghiệm, trình độ đào tạo, trình độ tay nghề của giáo viên , đặc điểm nhân cách của giáo viên , hoàn cảnh gia đình, khối lớp/bộ môn phụ trách…). Quy định và tạo điều kiện cho giáo viên phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc chia sẻ tài nguyên, nguồn lực của nhà trường, của bản thân giáo viên trong quá trình bồi dưỡng. Tổ chức đánh giá, khen thưởng nhóm giáo viên đạt kết quả cao, hợp tác tốt trong việc hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghề nghiệp.
- Mở/tổ chức diễn đàn, câu lạc bộ, hội thảo… cho giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm (tại trường, qua mạng internet, các phương tiện truyền thông khác). Thiết kế và xây dựng trang mạng internet có tên miền riêng của nhà trường, chỉ đạo giáo viên mở hộp thư điện tử cá nhân và thường xuyên trao đổi cập nhật, chia sẻ thông tin hoạt động nghề nghiệp qua trang mạng này. Chỉ đạo các tổ chuyên môn tiến hành tổ chức hội thảo khoa học, thao giảng tại trường định kỳ và thường xuyên, tập trung giải quyết những vấn đề mới, khó liên quan đến hoạt động nghề nghiệp (đổi mới PPDH, đánh giá học sinh, chương trình, nội dung dạy học…). Thành lập câu lạc bộ hỗ trợ nghề nghiệp (câu lạc bộ thể thao, tin học, tiếng Anh, giáo dục học sinh hòa nhập…) tại trường và khuyến khích giáo viên dành thời gian tham gia.
- Tổ chức và triển khai thực hiện phong trào thi đua bồi dưỡng theo khối lớp, toàn trường giúp giáo viên hình thành ý thức chủ động, tích cực trong hoạt động bồi dưỡng. Xây dựng phong trào thi đua tốt sẽ ảnh hưởng tích cực đến tinh thần làm việc
của giáo viên , do vậy tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên .
Thường xuyên mở chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích phong trào tự học, tự bồi dưỡng trong tập thể sư phạm nhà trường. Để tổ chức các phong trào thi đua bồi dưỡng đạt được hiệu quả cao, lãnh đạo nhà trường cần thực hiện một số bước đi cụ thể sau: Phát động phong trào thi đua; Thường xuyên rà soát rút kinh nghiệm các phong trào thi đua và so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đã xác định; Phân tích, đối chiếu kết quả bồi dưỡng của giáo viên với chất lượng dạy học, giáo dục học sinh. Việc làm này giúp lãnh đạo nhà trường có kế hoạch kiểm soát chất lượng hoạt động bồi dưỡng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp tổ chức phong trào thi đua một cách hiệu quả.
- Chỉ đạo thực hiện đánh giá, rà soát, rút kinh nghiệm kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên . Chỉ đạo cá nhân, bộ phận được giao nhiệm vụ tiến hành đánh giá, rà soát, phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoạt động BDGV, từ đó đề xuất giải pháp và rút kinh nghiệm hoạt động BDGV tại trường, tổ chuyên môn.
- Khuyến khích và động viên giáo viên, cá nhân, bộ phận trong nhà trường luôn sáng tạo, đổi mới trong học tập, bồi dưỡng để ngày càng nhiệt huyết với nghề, chuyên tâm phát triển nghề nghiệp. CBQL nhà trường thể hiện vai trò tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ, đi đầu trong cải tiến cách thức làm việc, trở thành tấm gương sinh động khuyến khích mỗi giáo viên và tập thể nhà trường nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ.
3.2.4.4 Điều kiện thực hiện
Chỉ đạo tăng cường các nguồn lực để triển khai nội dung bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Muốn thực hiện việc chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện kế hoạch, người lãnh đạo cần phải có thông tin phản hồi về tiến trình và kết quả thực hiện kế hoạch đang diễn ra. Chính vì thế mà việc thường xuyên nắm được tính hình thực hiện kế hoạch thông qua báo cáo và giám sát tại chỗ của lãnh đạo là các yếu tố rất quan trọng để hoạt động chỉ đạo, lãnh được sát với thực tế và kế hoạch.
Ngoài ra lãnh đạo nhà trường, mà cụ thể là hiệu trưởng trường THCS phải quan tâm đến việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Chính vì thế mà kết quả chỉ đạo, lãnh đạo của hiệu trưởng đối với quản lý hoạt động BDGV phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và tinh thần trách nhiệm của người lãnh đạo.
3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo vi n trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Đánh giá kết quả bồi dưỡng nhằm giúp cho CBQL nhà trường nắm bắt thông
tin kịp thời, theo dõi quá trình thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch và phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS theo tiếp cận năng lực, từ đó đảm bảo hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS diễn ra đúng hướng, đạt mục tiêu. Thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hướng nâng cao tầm ảnh hưởng, tác dụng của kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên trên tinh thần thiện chí, dân chủ, hợp tác giữa các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường, qua đó phát hiện và khuyến khích tiềm năng phát triển nghề nghiệp của mỗi giáo viên , tập thể sư phạm.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá công tác hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý nhằm đảm bảo chất lượng quản lý. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, khách quan, công bằng thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS theo hướng chú trọng tự đánh giá của tổ và giáo viên đồng thời động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên, tổ chuyên môn đạt thành tích cao trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo:
- Kiểm tra, đánh giá chính xác, công bằng, dân chủ;
- Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ, tiềm năng phát triển của giáo viên , tập thể sư phạm;
- Coi trọng tự kiểm tra, tự đánh giá của cá nhân và bộ phận;
- Tránh chỉ tập trung vào việc đánh giá kết quả, thành tích đạt được mà tập trung khích lệ giáo viên , tập thể sư phạm tích cực tham gia triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, qua đó phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
Đổi mới cách thức kiểm tra, đánh giá hoạt động BDGV; Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động BDGV cụ thể, rõ ràng; Xây dựng chính sách khen thưởng phù hợp đối với cá nhân, bộ phận đạt kết quả cao trong hoạt động bồi dưỡng; Tiến hành cho giáo viên và tổ chuyên môn thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng;
Tuyên dương, khen thưởng kịp thời giáo viên , tổ đạt thành tích cao trong hoạt động bồi dưỡng.
Một số nội dung trọng tâm của biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là:
- Kiểm tra việc xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên , cơ chế, quy trình, điều kiện thực hiện và tính khả thi của kế hoạch.
- Kiểm tra việc khai thác sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ bồi dưỡng giáo viên .
- Theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình, tiến độ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng
giáo viên , đề xuất điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết. Đánh giá sự quan tâm, ý thức tham gia thực hiện kế hoạch của giáo viên , tập thể sư phạm, theo dõi tình hình số lượng, đối tượng, các lực lượng tham gia bồi dưỡng. Xem xét các nội dung bồi dưỡng có hữu ích, thiết thực, đáp ứng nhu cầu. Đánh giá quá trình tổ chức sử dụng phương pháp và hình thức bồi dưỡng giáo viên .
- Đánh giá nhận định kết quả đạt được sau khi thực hiện kế hoạch trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã định, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
- Kiểm tra việc xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng NLNN giáo viên , xem xét sự phù hợp của cơ chế, quy trình, điều kiện thực hiện và đánh giá tính khả thi của kế hoạch là khâu quan trọng và cần thiết của biện pháp kiểm tra. Làm tốt vấn đề này, CBQL nhà trường cần tiến hành kiểm tra theo dõi việc xây dựng tiêu chí đánh giá thực hiện kế hoạch của giáo viên , tổ chuyên môn, xem xét sự phù hợp và tính khả thi của kế hoạch. Cụ thể là:
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả BDGV đảm bảo tính chính xác, khách quan, toàn diện, công bằng, minh bạch. Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý cấp trên và điều kiện thực tế của nhà trường, lãnh đạo nhà trường tổ chức xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động BDGV phù hợp tình hình thực tế nhà trường. Tiêu chí đánh giá cần bao gồm các mặt: nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng; tinh thần, thái độ tham gia của giáo viên ; kết quả vận dụng kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng vào thực tế dạy học và giáo dục.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá phù hợp, công khai, minh bạch. Qua triển khai thu thập, xử lý thông tin từ các nguồn khác nhau (tự đánh giá, kết quả học tập của học sinh, ý kiến cha mẹ học sinh, đồng nghiệp, đánh giá của CBQL nhà trường…), lập bản dự thảo và lấy ý kiến phản hồi về các tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng. Điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng và vận dụng tiêu chí đã xây dựng vào việc đánh giá kết quả bồi dưỡng. Tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm và bổ sung, điều chỉnh kịp thời trong việc vận dụng tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng vào thực tiễn.
- Triển khai xây dựng và ban hành quy định cụ thể về chính sách thi đua khen thưởng. Nghiên cứu văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan quản lý cấp trên về chính sách thi đua khen thưởng, vận dụng vào việc xây dựng quy chế thi đua khen thưởng của trường. Ban hành quy định cụ thể về chính sách thi đua khen thưởng có tác dụng khích lệ cá nhân, bộ phận đạt kết quả cao trong hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS.
Kiểm tra việc khai thác sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ
hoạt động BDGV về các mặt:
- Đánh giá tình hình nguồn lực hiện có đủ hay thiếu, mức độ phù hợp, khả năng có thể khai thác sử dụng những nguồn lực này, khả năng có thể cung cấp bổ sung.
- Kiểm tra quá trình khai thác sử dụng các nguồn lực (hiệu quả hay chưa hiệu quả, tần suất sử dụng các loại nguồn lực khác nhau, việc phân bố, sắp xếp các nguồn lực liệu có phù hợp).
- Xem xét mức độ ảnh hưởng, tương tác chủ động của con người (giáo viên , bộ phận, đoàn thể, lực lượng tham gia bồi dưỡng) lên các nguồn lực vật chất phục vụ hoạt động BDGV.
Theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình, tiến độ thực hiện kế hoạch BDGV, đề xuất điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.
- Đánh giá sự quan tâm, ý thức tham gia thực hiện kế hoạch của giáo viên , tập thể sư phạm, theo dơi t nh h nh số lượng, đối tượng, các lực lượng tham gia bồi dưỡng.
Xem xét các nội dung bồi dưỡng có hữu ích, thiết thực, đáp ứng nhu cầu. Đánh giá quá trình tổ chức sử dụng phương pháp và hình thức BDGV. Kiểm tra, theo dõi quá trình thực hiện các quyết định quản lý chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS của mỗi cá nhân, bộ phận và tập thể sư phạm.
- Tổ chức cho giáo viên , tổ chuyên môn triển khai tự kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch BDGV một cách công khai, minh bạch. Việc đánh giá này cần gắn với đánh giá mức độ cải thiện chất lượng giáo viên theo tiêu chí Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS (quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Tổ chức thực hiện đánh giá ch o giữa giáo viên, tổ chuyên môn về kết quả thực hiện kế hoạch BDGV.
- Tạo dựng không khí thân thiện, dân chủ trong kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch BDGV.
Đánh giá, nhận định kết quả đạt được sau khi thực hiện kế hoạch trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đã định, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết và đề xuất biện pháp quản lý chu kỳ tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp. Ở khía cạnh tiếp cận chức năng quản lý thì đây là bước đi sau cùng kh p lại chu trình quản lý. Đánh giá nhận định kết quả thực hiện kế hoạch gồm:
- Tổ chức trao đổi rút kinh nghiệm kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch BDGV. Qua đó, điều chỉnh và nâng cao ý nghĩa tác dụng kiểm tra đánh giá, đồng thời khuyến khích giáo viên tham gia giám sát, phát triển năng lực tự đánh giá kết quả công việc của bản thân. Sau quá trình thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giáo viên, tập thể sư phạm đạt được những tiến bộ, cải thiện tích cực về phẩm chất, NLNN, đồng thời CBQL và nhà trường cũng thu được thành quả quản lý tương xứng.