CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG HIỆN NAY
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
1.6.1. Các yếu tố chủ quan
- Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý: Nhận thức và tầm nhìn chiến lược sự phát triển giáo dục của lãnh đạo phòng GDĐT và nhà trường là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Nhận thức của giáo viên giúp họ thấy được nhu cầu bồi dưỡng là cấp thiết, nếu không bồi dưỡng thì không thể giảng dạy tốt, do đó giáo viên sẽ xây dựng ý thức tự học ở mọi lúc mọi nơi, học ở sách vở, học ở đồng nghiệp.
- Trình độ, năng lực giáo viên: Là tiền đề quan trong giúp giáo viên tiếp thu kiến thức. giáo viên được đào tạo chính quy sẽ có kiến thức cơ bản, nền tảng cho quá trình giảng dạy, học có khả năng tiếp cận nhanh với những yêu cầu mới. Những giáo viên chưa được đào tạo chính quy, trình độ năng lực hạn chế sẽ khó khăn hơn trong
việc cập nhật những kiến thức mới về chuyên môn nhất là chuyên môn sâu của các môn học, những giáo viên này ngoài những kiến thức về môn học còn cần được bồi dưỡng về nghệ thuật sư phạm. GV có trình độ có khả năng lập kế hoạch sát thực tế, sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương tiện dạy học mới, phương tiện hiện đại đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa giáo dục hiện nay.
- Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí: Người CBQL phải có ý thức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có kiến thức quản lý mới thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Người CBQL phải có những kỹ năng quản lý, biết kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào hoàn cảnh cụ thể để đạt được mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra.
- Cơ chế quản lý và sự phân cấp trong quản lý bồi dưỡng NLNN cho đội ngũ giáo viên trung học phổ thông
Trong thực hiện hoạt động BDGV thì cơ chế quản lý và sự phân cấp quản lý ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý BDGV. Việc phân cấp quản lý theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm dựa theo chức năng, nhiệm vụ các cấp quản lý giáo dục tạo ra sự chủ động, sáng tạo, đa dạng trong hoạt động bồi dưỡng. Trong cơ chế quản lý này, CBQL sẽ phát huy được năng lực, sở trường để hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất.
1.6.2. Các yếu tố khách quan
Nhận thức của giáo viên về bồi dưỡng là yếu tố tạo nên kết quả bền vững của hoạt động bồi dưỡng. Mỗi giáo viên hiểu được bồi dưỡng là nghĩa vụ và quyền lợi của mình, từ đó xác định được nhu cầu thực sự, tích cực, chủ động, sáng tạo với lòng đam mê học tập và tự học hướng tối hoàn thiện nhân cách nhà giáo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy học, giáo dục trong nhà trường.
Phẩm chất, năng lực của lực lượng tham gia bồi dưỡng: Trình độ và tinh thần trách nhiệm của giảng viên ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả BDGV. Giảng viên phải là những người có kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn, là những chuyên gia về lí luận và thực tiễn dạy học, giáo dục. Họ phải là những người tiên phong trong đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH và KTĐG. Vì vậy, giảng viên là yếu tố quan trọng hàng đầu tác động trực tiếp đến kết quả bồi dưỡng. Đội ngũ giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng có năng lực, nhiệt tình sẽ góp phần quan trọng trong việc hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong bồi dưỡng, TBD một cách hiệu quả.
Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS: Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, học liệu, tài liệu phục vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên THCS có vai trò rất quan trọng đến chất lượng hoạt động BDGV.
Nhiều công trình nghiên cứu đã đo được mức độ ảnh hưởng của các yếu tổ đầu vào trong hoạt động này..
Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Điều kiện phát triển kinh tế của địa phương, cơ cấu, sự phân bố và đặc điểm của dân số, tính đặc thù của vùng miền, trình độ dân trí ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của giáo dục địa phương.
Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương thuận lợi tác động tích cực đến việc hoạch định cơ chế, chính sách, huy động CSVC, phương tiện dạy học, nguồn kinh phí thực hiện bồi dưỡng.
Chế độ, chính sách về bồi dưỡng của nhà nước về bồi dưỡng đối với CBQL, giảng viên, học viên tham gia bồi dưỡng tác động đến chất lượng bồi dưỡng. Việc thực hiện chế độ tài chính hợp lí, có chính sách động viên khen thưởng kịp thời và tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho những giáo viên đạt thành tích cao sẽ tạo động lực lớn cho các giáo viên tham gia bồi dưỡng một cách tích cực, tự giác và hiệu quả.
Tiểu kết Chương 1
Trong phạm vi chương 1 của luận văn tác giả đã khái quát một số vấn đề về cơ sở lý luận hoạt động bồi dưỡng NLNN giáo viên THCS như sau: Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước; Một số khái niệm liên quan đến đề tài; Đổi mới giáo dục phổ thông và những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên trung học cơ sở; Lý luận và quản lý hoạt bồi dưỡng nâng cao NLNN giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng.
Từ việc tổng hợp, phân tích, đánh giá những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, luận án đã đưa ra những nhận định về bồi dưỡng và quản lý BDGV, từ đó rút ra được những vấn đề quan trọng về công tác quản lý BDGV. Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng, công tác quản lý bồi dưỡng cần được thực hiện theo các khâu từ xác định nhu cầu, mục tiêu, xây dựng chương trình bồi dưỡng đến việc thực hiện các chức năng quản lý, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong bồi dưỡng. Đổi mới quản lý bồi dưỡng theo hướng phân cấp quản lý là cần thiết nhằm phát huy đúng vai trò, chức năng của các cấp quản lý và của mỗi CBQL. Trong đó, nhà trường đóng vai trò chủ đạo, các tổ chuyên môn đóng vai trò là hạt nhân của hoạt động bồi dưỡng. Từ những vấn đề đã được giải quyết trong thực tiễn xác định những hạn chế và định hướng nội dung cần nghiên cứu nhằm cải tiến công tác quản lý BDGV, làm cho công tác này đạt được mục tiêu mong muốn
Từ đó làm cơ sở khung lý luận để tác giả tiến hành xây dựng phiếu khảo sát điều tra thực trạng hoạt động bồi dưỡng và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLNN cho giáo viên các trường THCS huyện Phú Thiện tỉnh Gia Lai đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay trong chương 2 và đề xuất một số biện pháp trong chương 3.