Phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh long an (Trang 29 - 33)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội

1.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội

Có nhiều định nghĩa khác nhau về sự phát triển:

“Phát triển là sự tiến bộ tổng hợp về mức sống, công bằng xã hội và khả năng tiếp tục tiến bộ bền vững trong tương lai. Trong đó phúc lợi xã hội là cốt lõi của phát triển” (Đàm Khải Hoàn, 2010).

Phát triển là một khái niệm rộng chỉ tất cả các hoạt động của con người trong xã hội nhằm thúc đẩy đời sống vật chất lẫn tinh thần của xã hội loài người tiến lên.

Khái niệm phát triển có quá trình hoàn thiện dần từ đơn giản đến toàn diện và đầy

đủ hơn, từ đơn thuần chỉ là tăng trưởng kinh tế đến mức cao hơn là phát triển bền vững (Nguyễn Nam Phương, 2011).

Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia bất kì là sự gia tăng về tổng sản lượng hoặc thu nhập bình quân đầu người của quốc gia đó, tăng trưởng kinh tế được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội và thường được tính theo một năm. Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế kèm theo những thay đổi về cơ cấu kinh tế cùng với sự thay đổi phân phối sản lượng hàng hóa và dịch vụ (Nguyễn Đình Cử, 2011).

Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất phát triển chính là sự tiến bộ của xã hội loài người từ đơn giản đến phức tạp.

1.1.2.2. C c c ỉ số đo sự p t triển

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng thu nhập quốc gia (GNI)

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt người trong nước hay người nước ngoài làm ra, ở một thời điểm nhất định thường là một năm (Tống Văn Đường, 1997).

GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, là một trong 3 yếu tố đánh giá chỉ số phát triển con người (HDI), thể hiện khả năng phát triển kinh tế.

Tổng thu nhập quốc gia (GNI): “là tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của một quốc gia, ở một thời điểm nhất định thường là một năm (Nguyễn Minh Tuệ, 2015).

Ta có thể hiểu GNI = GDP + nguồn thu nhập từ nước ngoài gửi về - nguồn thu nhập phải chuyển cho nước ngoài (thu nhập từ nước ngoài do có vốn đầu tư ra nước ngoài, do lao động từ nước ngoài gởi về). Như vậy GNI là thước đo tổng hợp rõ nhất của thu nhập quốc dân, nó chỉ rõ chủ sở hữu và nguồn hưởng thụ của cải đã làm ra (Nguyễn Minh Tuệ, 2018).

Kì vọng sống hay tuổi thọ trung bình

Tuổi thọ trung bình (còn gọi là kì vọng sống): Là số năm trung bình của người sinh ra có khả năng sống được. Tuổi thọ trung bình không tính đến những trường hợp chết không bình thường như do tai nạn, do chiến tranh...(Nguyễn Kim Hồng,

2001). Trình độ phát triển kinh tế, mức sống, thu nhập, sự phát triển của y tế, khả năng chăm sóc sức khỏe, tri thức của người dân ở từng vùng có thể được trực tiếp hoặc gián tiếp đánh giá nhờ tuổi thọ trung bình.

Tri th c của con n ời

Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), trình độ học vấn đã đạt được của một người được định nghĩa là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học.

Tại Việt Nam, hệ thống giáo dục bao gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Hệ thống này gồm các cấp từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy nghề và các bậc giáo dục chuyên nghiệp. Khi thu thập các số liệu để làm căn cứ đánh giá trình độ học vấn của dân số người ta thường sử dụng ba khái niệm:

+ Tình trạng đi học: Là thực trạng một người đang theo học tại một cơ sở giáo dục bất kì nào đó thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để nhận được kiến thức từ phổ thông đến chuyên môn nghiệp vụ hoặc được đào tạo về mặt kỹ thuật một cách có hệ thống.

+ Biết đọc biết viết: Chỉ những cá nhân có thể đọc, viết và hiểu đầy đủ những câu đơn giản bằng chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc nước ngoài.

+ Trình độ học vấn cao nhất đạt được: Lớp cao nhất đối với giáo dục phổ thông, hoặc đã đã tốt nghiệp đối với các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học mà một người đã tham gia học xong.

Cũng như tuổi thọ trung bình, trình độ học vấn của con người sẽ có sự khác nhau giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới và giữa các vùng miền, tỉnh thành trong cùng một quốc gia.

C cấu nền kinh t quốc dân

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam 1995, cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

Những nhân tố như trình độ phát triển, các nguồn lực trong và ngoài nước nước, đường lối chính sách, xu thế chính trị của khu vực và thế giới, các tiến bộ về khoa học - công nghệ....có tác động đến sự hình thành cơ cấu nền kinh tế thường xuyên thay đổi. Do đó cơ cấu kinh tế luôn có sự thay đổi theo thời gian và theo

không gian phụ thuộc vào trình độ phát triển cũng như các đặc điểm về chính trị, xã hội ở mỗi quốc gia.

Có nhiều loại cơ cấu kinh tế, nhưng trong Địa lí học thường sử dụng cơ cấu kinh tế theo ngành. Cơ cấu kinh tế theo ngành được hiểu là tương quan về tỉ trọng của 3 khu vực: nông - lâm - ngư nghiệp (khu vực I), công nghiệp và xây dựng (khu vực II), dịch vụ (khu vực III).

Theo các số liệu thống kê, cơ cấu ngành kinh tế có sự chênh lệch rõ rệt giữa các nhóm nước. Ở các nước phát triển khu vực III luôn chiếm tỉ trọng rất cao, khu vực I chiếm tỉ trọng rất thấp. Các nước đang phát triển phát triển thì khu vực I vẫn đang chiếm tỉ trọng khá cao.

Các chỉ số phản ánh công bằng xã hội v n èo đói

Ngoài các chỉ số trên, để đánh giá sự phát triển chúng ta cũng có thể căn cứ vào các chỉ số phản ánh công bằng xã hội và nghèo đói. Đó là chỉ số calo bình quân đầu người, chi tiêu bình quân đầu người một tháng, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh, tỷ lệ hộ dùng điện sinh hoạt, bác sĩ bình quân 1 vạn dân, điều kiện nhà ở....

1.1.2.3. Các n n in t

n n iệp

Nông nghiệp hiểu theo nghĩa hẹp chính là sự hợp thành của hai ngành trồng trọt và chăn nuôi. Trong từng ngành lại phân thành các phân ngành nhỏ hơn như trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn, gia súc nhỏ, gia cầm. Nếu được hiểu theo nghĩa rộng thì nông nghiệp còn bao gồm thêm lâm nghiệp và ngư nghiệp. Đây là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội loài người, đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống toàn bộ xã hội loài người, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đồng thời tạo thêm việc làm cho dân cư. Trong lịch sử phát triển, nông nghiệp đi từ thuần nông, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ dần chuyển sang nông nghiệp chuyên sâu với mức độ chuyên môn hóa, cơ giới hóa cao, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu thương mại được trao đổi trên thị trường.

 Công nghiệp

Công nghiệp được hiểu là tập hợp các ngành sản xuất vật chất thông qua công nghệ để khai thác và chế biến các loại nguyên liệu thành sản phẩm tiêu dùng. Đây là ngành tạo ra một khối lượng của cải vật chất vô cùng lớn cho xã hội loài người mà không một ngành sản xuất vật chất nào có thể thay thế được.

Ở nước ta, hoạt động công nghiệp được chia thành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất phân phối điện, nước, khí đốt. Công nghiệp góp phần quan trọng trong việc tạo nên nguồn vốn, kĩ thuật và công nghệ để tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển của công nghiệp chính là một trong những thước đo quan trọng đánh giá trình độ phát triển KTXH của một quốc gia.

 Dịch vụ

Dịch vụ được hiểu là tập hợp những ngành phục vụ cho nhu cầu của con người. Đây là những ngành không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại có khả năng đáp ứng các nhu cầu của con người về vật chất lẫn tinh thần, đồng thời mang lại nguồn lợi nhuận vô cùng lớn.

Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần của con người trong xã hội ngày càng cao dẫn đến cơ cấu ngành dịch vụ ngày càng đa dạng. Hiện nay, dịch vụ bao gồm các phân ngành như thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, dịch vụ y tế, giáo dục, giao thông vận tải, các dịch vụ hành chính...

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh long an (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)