2.2. Tình hình phát triển dân số tỉnh Long An giai đoạn 2008 - 2018
2.2.2. Cơ cấu dân số
2.2.2.1. C cấu dân số theo giới
Bảng 2.8. Dân số tỉnh Long An theo giới tính, giai đoạn 2008 - 2018
Dân số 2008 2010 2015 2017 2018
Nam Người 709.536 716.526 736.963 743.336 746.479
% 49,68 49,66 49,66 49,66 49,66
Nữ Người 718.677 726.302 747.010 753.465 756.647
% 50,32 50,34 50,34 50,34 50,34
u n: Tín to n từ niên i m t ốn ê Lon An 2008, 2018 Có thể nói tỉnh đã thực hiện rất tốt công tác dân số KHHGĐ, điều này được thể hiện ở việc ngoài khống chế mức sinh thì trong vòng 10 năm trở lại đây cơ cấu dân số theo giới của tỉnh luôn duy trì ở mức ổn định. Tỉ lệ giới tính từ năm 2010 - 2018 là 49,66% nam và 50,34 nữ, tỉ số giới tính luôn duy trì ở mức 98,7 trong khoảng thời gian 2008 - 2018. Tại tỉnh nhà, số dân nữ luôn cao hơn số dân nam, tuy nhiên mức chênh lệch không nhiều.
Bảng 2.9. Dân số theo giới tính tại các huyện tỉnh Long An, năm 2018
V C Dân số nam Dân số nữ
Người % Người %
Thành phố Tân An 66037 47,56 72.815 52,44
Thị xã Kiến Tường 22.099 50,42 21.731 49,58
Huyện Tân Hưng 25.756 51,82 23.947 48,18
Huyện Vĩnh Hưng 26.488 51,46 24.982 48,54
Huyện Mộc Hóa 14.729 50,42 14.485 49,58
Huyện Đức Huệ 31.451 51,28 29.880 48,72
V C Dân số nam Dân số nữ
Người % Người %
Huyện Đức Hòa 111.236 48,70 117.172 51,30
Huyện Bến Lức 76.913 49,60 78.143 50,40
Huyện Thủ Thừa 46.392 49,61 47.120 50,39
Huyện Tân Trụ 30.842 48,91 32.220 51,09
Huyện Cần Đước 87.227 49,59 88.656 50,41
Huyện Cần Giuộc 87.266 49,58 88.757 50,42
Huyện Châu Thành 49.831 48,76 52.365 51,24
u n: Tín to n từ niên i m t ốn ê Lon An 2018 Tỉ số giới tính cũng có sự chênh lệch giữa các địa phương trong tỉnh. Các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Thạnh hóa, TP Tân An có mức chênh lệch giới tính cao, mức chênh lệch giới tính thấp thường tập trung ở các huyện Thủ Thừa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Mộc Hóa và thị xã Kiến Tường. Thường thì các huyện tập trung nhiều trung tâm công nghiệp như Đức Hòa, Bến Lức, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và TP Tân An do có nhu cầu cao về lao động nữ nên các huyện này có số nữ thường nhiều hơn nam.
2.2.2.2. C cấu dân số theo tuổi
Bảng 2.10. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi tỉnh Long An
Đ n vị: %
2009 2019
0 – 14 tuổi 15 - 64 tuổi
Trên 65 tuổi
0 -14 tuổi 15 - 64 tuổi
Trên 65 tuổi
23,8 69,7 6,5 21 71,2 7,8
Ngu n: K t quả tổn điều tra dân số và nhà ở năm 2009, 2019.
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi tỉnh nhà có sự thay đổi trong khoảng thời gian 2009 - 2019. Trong giai đoạn này, tỉ trọng dân số 0 - 14 tuổi giảm từ 23,8% xuống còn 21%, nhóm dân số trong độ tuổi lao động tăng từ 69,7% lên 71,2%, nhóm dân số ngoài tuổi lao động chiếm tỉ lệ nhỏ nhất và tăng từ 6,5 lên 7,8 . Như vậy có
thể thấy, mặt dù cơ cấu dân số theo tuổi của tỉnh nhà đang có sự biến động nhưng tỉ lệ phụ thuộc trong dân cư chỉ chiếm 30,3 năm 2009 và 28,8 năm 2019, đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi để Long An tận dụng phát triển kinh tế, đồng thời tăng tích lũy cho sau này.
Biểu đồ 2.4. Tháp dân số tỉnh Long An 2009
Biểu đồ 2.5. Tháp dân số Long An 2019
100,000 50,000 0 50,000 100,000
0-4 10-14 20-24 30-34 40-44 50-54 60-64 70-74 80-84
Đơn vị: Người
Nam Nữ
100,000 50,000 0 50,000 100,000
0-4 10-14 20-24 30-34 40-44 50-54 60-64 70-74 80-84
Đơn vị: Người
Nam Nữ
Ngu n: K t quả tổn điều tra dân số và nhà ở năm 2019.
Ngu n: K t quả tổn điều tra dân số và nhà ở 2009.
Sự biến động dân số tỉnh nhà được thể hiện rõ hơn qua tháp tuổi 2009 và 2019. Căn cứ vào hình dạng tháp ta thấy được dân số tỉnh nhà đang trong giai đoạn ổn định. So với năm 2009 thì tháp dân số năm 2019 có phần đáy thu hẹp hơn cho thấy tỉ lệ sinh đang giảm. Phần giữa của tháp vẫn phình to cho thấy số người trong độ tuổi lao động rất đông là cơ hội để tỉnh nhà phát triển kinh tế, tăng khả năng tích lũy cho sau này. Phần đỉnh đang dần to ra cho thấy tuổi thọ trung bình của người dân đang tăng lên, số người cao tuổi trong tổng số dân nhiều hơn, đây cũng là một thách thức lớn cho Long An để phát triển kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề xã hội trong tương lai.
2.2.2.3. C cấu dân số t eo ao động
Nguồn lao động
Bảng 2.11. Lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính, tỉnh Long An
Lao động 2010 2015 2016 2017 2018
Lao động (nghìn người)
Tổng số 854,4 893,4 899,4 900,5 901,3
Nam 455,0 482,0 479,4 489,0 484,6
Nữ 399,4 411,4 420,0 411,5 416,7
Tỉ lệ (%) Nam 53,3 54,0 53,3 54,3 53,8
Nữ 46,7 46,0 46,7 45,7 46,2
u n: iên i m t ốn ê Lon An 2018.
Nguồn lao động của tỉnh tăng liên tục về số lượng, tăng từ 854,4 nghìn người lên 901,3 nghìn người - tăng khoảng 5,5 giai đoạn 2010 - 2018, trung bình mỗi năm trong giai đoạn này nguồn lao động tăng thêm khoảng 0,69 . Hiện nay, lao động tại tỉnh nhà không chỉ là cư dân bản địa mà còn một số lượng không nhỏ lao động đến từ các tỉnh khác. Cơ cấu lao động giữa hai giới nam và nữ cũng có sự chênh lệch, lao động nam vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn lao động nữ. Lao động nam chiếm tỉ lệ lần lượt là 53,3 , 54 , 53,3 , 54,3 và 53,8 các năm 2010, 2015, 2016, 1017, 2018, con số này ở nữ lần lượt là 46,7 , 46,0 , 46,7 , 45,7 và 46,2 . Ngoài ra tốc độ tăng lao động nam giai đoạn này đạt khoảng 6,5 , trong khi lao động nữ có tốc độ tăng chậm hơn chỉ khoảng 4,3 .
Dân số hoạt động kinh tế
Bảng 2.12. Dân số trên tuổi lao động phân theo tính chất làm việc tỉnh Long An, 2008 - 2018
Dân số 2008 2010 2015 2017 2018
Đang làm việc
người 807.305 823.900 868.100 883.100 881.500
Tỉ lệ (%) 83,3 96,4 97,2 98,1 97,8
Không tham gia lao động
người 162.243 30.500 25.300 17.400 19.800
Tỉ lệ (%) 16,7 3,6 2,8 1,9 2,2
u n: Tín to n t eo niên i m t ốn ê Lon An 2008, 2018.
Cùng với sự tăng liên tục của lực lượng lao động, số người và tỉ lệ người trên 15 tuổi đang làm việc cũng tăng không ngừng, tăng từ 83,3 lên 97,8 giai đoạn 2008 - 2018. Trong khi đó, bộ phận dân số trên 15 tuổi không tham gia lao động đang giảm xuống về số lượng (giảm từ 162.243 người/2008 xuống còn 19.800 người/2018) lẫn tỉ lệ (giảm từ 16,7%/2008 xuống 2,2%/2018), bộ phận này chủ yếu gồm những người nội trợ hoặc không có nhu cầu làm việc. Điều này gián tiếp cho ta thấy nền kinh tế của tỉnh nhà đang phát triển theo hướng tích cực.
Phân bố lao động
u n: Tính to n từ niên i m t ốn ê Lon An 2018.
Biểu đồ 2.6. Lao động đang làm việc theo thành phần kinh tế tỉnh Long An Song song với quá trình phát triển, cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế
5,04%
85,52
% 9,44%
2010
5,06%
77,54%
17,4%
2018
Nhà nước Ngoài nhà nước
Có vốn đầu tư nước ngoài
của Long An cũng có sự thay đổi. Trong giai đoạn 2010 - 2018, tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực nhà nước ổn định chiếm khoảng 5%, khu vực ngoài nhà nước giảm tỉ trọng từ 85,52% xuống còn 77,54%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang thu hút lao động rất mạnh, tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực này tăng từ 9,44%
lên 17,4% - tăng gấp 1,8 lần. Nhờ chính sách đúng đắn, mở cửa để thu hút đầu tư nước ngoài đã làm cho phân công lao động theo thành phần kinh tế của tỉnh nhà có sự thay đổi mạnh mẽ.
Bảng 2.13. Lao động trên 15 tuổi đang làm việc phân theo thành thị và nông thôn, tỉnh Long An
Đ n vị: n ìn n ời
Khu vực 2010 2013 2015 2017 2018
Thành thị
Số người 142,2 149,9 146,8 147,9 151,3
Tỉ lệ (%) 17,26 16,88 16,91 16,75 17,16
Nông thôn
Số người 681,7 738,0 721,3 735,2 730,2
Tỉ lệ (%) 82,74 83,12 80,09 83,25 82,84
u n: iên i m t ốn ê Lon An 2018.
Ngoài ra, lực lượng lao động của tỉnh cũng có sự chênh lệch giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Mặc dù quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhưng phần lớn lao động tỉnh nhà vẫn đang tập trung tại khu vực nông thôn. Trong giai đoạn nghiên cứu, tỉ lệ lao động ở cả hai khu vực biến động không nhiều, khu vực thành thị có tỉ lệ lao động nhỏ không quá 20% và giảm nhẹ từ 17,26% xuống 17,16%, khu vực nông thôn lao động luôn chiếm tỉ lệ trên 80 , tăng nhẹ từ 82,74 % lên 82,84% giai đoạn 2010 - 2018.
Bản đồ 2.2. Bản đồ Dân số và lao động tỉnh Long An
2.2.2.4. C cấu dân tộc
Nhìn chung, dân tộc ít người chiếm tỉ lệ rất nhỏ trên địa bàn toàn tỉnh. Khác với một số địa phương trong cả nước, các dân tộc ít người ở Long An không tập trung thành những khu vực riêng biệt mà họ sống và sinh hoạt lẫn với người Kinh.
Do số lượng ít nên các dân tộc thiểu số ở đây không hình thành bản sắc văn hóa riêng mà pha trộn với đời sống văn hóa, tinh thần của người kinh.
Bảng 2.14. Các dân tộc tại một số huyện tỉnh Long An năm 2019
Đ n vị: n ời
V C
Các dân tộc
Kinh Hoa Khmer Chăm Tày Thái DT khác
TP Tân An 164.741 463 9 8 2 0 10
Huyện Cần Đước 185.698 316 467 3 53
Huyện Cần Giuộc 213.184 603 278 15 8 8 31
Huyện Thủ Thừa 89.029 125 61 8 1
Huyện Đức Huệ 78.509 - 40 1 7
Huyện Tân Thạnh 78.412 5 56 18 13
Huyện Thạnh Hóa 65.911 86 48 28 3 14
Huyện Vĩnh Hưng 49.550 2 57 6 4 4
Huyện Tân Hưng 47.306 4 11 1 4 12
Ngu n: UBND tỉnh Long An, 2019 Theo thống kê, năm 2019 ngoài người Kinh chiếm số đông, trên địa bàn toàn tỉnh có khá nhiều dân tộc thiểu số nhưng quy mô dân số không đông. Đông nhất là người Hoa chiếm 0,09% dân số toàn tỉnh tập trung tại TP. Tân An và các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Thạnh Hóa. Đứng thứ hai là người Khmer chiếm 0,06% dân số toàn tỉnh tập trung chủ yếu tại hai huyện Cần Đước, Cần Giuộc và rải rác tại một vài huyện khác. Các dân tộc khác như Chăm, Tày, Thái... có số lượng chỉ từ vài người đến vài chục người phân bố rải rác. Hiện nay một số huyện Mộc Hóa, Đức Hòa, Tân Trụ, Châu Thành hầu như không hề có đồng bào ít người sinh sống.