2.2. Tình hình phát triển dân số tỉnh Long An giai đoạn 2008 - 2018
2.2.1. Quy mô và gia tăng dân số
2.2.1.1. Quy mô dân số
Theo các số liệu thống kê, qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, quy mô dân số Long An tăng dần theo thời gian. Nếu vào thập kỷ 70 của thế kỷ XVIII ước tính tổng dân số ở đây khoảng 75.000 người thì trong khoảng thời gian 1900 đến 1930 dân số tăng từ 265.000 lên 355.000 người, như vậy trung bình mỗi năm giai đoạn này dân số tăng thêm khoảng 3000 người. Những năm Pháp thuộc (1930 - 1945), dân số Long An mỗi năm tăng trung bình khoảng 12.000 người.
Theo cuộc điều tra dân số lần đầu tiên của tỉnh vào ngày 01-10 -1979 thì Long An có khoảng 949.200 người, chiếm khoảng 1,8 dân số cả nước, đứng hàng thứ 8 ở ĐBSCL vào thời đó. Cuộc điều tra dân số lần thứ 2 vào ngày 01- 4 -1989, lúc này dân số của tỉnh đạt 1.120.204 người. Kết quả tổng điều tra dân số lần 3 vào ngày 01- 4 -1999, dân số Long An đã tăng lên 1.306.202 người. Đến năm 2009, dân số của tỉnh đạt 1.436.263 người. Với khoảng hơn 1,5 triệu dân vào năm 2018 và khoảng 1.695.100 người vào năm 2019, Long An là tỉnh có dân số đông thứ 4 trong số 13 tỉnh thành thuộc vùng ĐBSCL. Từ những cuộc điều tra dân số ta thấy được trong khoảng cách 10 năm, dân số tỉnh đã tăng liên tục về quy mô, những năm gần đây tốc độ gia tăng dân số của tỉnh đang chậm lại. Điều này đạt được là nhờ sự đóng góp không nhỏ của công tác kế hoạch hóa gia đình.
Bảng 2.2. Dân số tỉnh Long An, giai đoạn 2008 - 2019
Đ n vị : n ìn n ời
Năm 2008 2010 2012 2014 2016 2018 2019 Số dân 1.428,2 1.442,8 1.460,3 1.477,3 1490,6 1.503,1 1.695,1
u n: iên i m t ốn ê 2019 Trong giai đoạn khảo sát, dân số Long An đã tăng lên từ 1.428,2 nghìn người lên 1.695,1 nghìn người trong thời gian 11 năm (2008 - 2019). Tuy dân số không tăng quá nhanh như nhiều địa phương khác trong cả nước, nhưng Long An vẫn có quy mô dân số ngày càng lớn.
Biểu đồ 2.1. Dân số một số tỉnh BSCL, năm 2018
Chỉ chiếm 11,06 diện tích và 8 dân số vùng ĐBSCL, Long An hiện là tỉnh có dân số đông thứ tư ở ĐBSCL, quy mô dân số tỉnh nhà chỉ thấp hơn các tỉnh An Giang (12 dân số ĐBSCL), Đồng Tháp (10 dân số ĐBSCL) và Tiền Giang (10 dân số ĐBSCL).
Nhìn chung theo thời gian, các huyện ít có sự biến động lớn về quy mô dân số.
Riêng huyện Mộc Hóa do tách ra thêm thị xã Kiến Tường nên dân số có sự biến động lớn hơn. Quy mô dân số giữa các huyện, thành phố trong tỉnh có sự chênh lệch. Phần lớn dân cư tập trung tại các huyện kinh tế phát triển được xem như vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh như Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa, Bến Lức và thành phố Tân An, thưa thớt tại các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười như Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa (Bảng 2.3).
8%
10%
10%
12%
7% 5%
48%
2018
Long An Tiền Giang Đồng Tháp An Giang Bạc Liêu Bến Tre
Các tỉnh còn lại u n: Tín to n t eo số iệu tổn cục t ốn ê
Bảng 2.3. Dân số theo huyện tỉnh Long An, giai đoạn 2009 - 2018
Đ n vị: n ời
V C 2009 2010 2015 2017 2018
Thành phố Tân An 133.206 133.194 136.870 138.247 138.852
Thị xã Kiến Tường - - 43.431 43.640 43.830
Huyện Tân Hưng 48.958 47.969 49.254 49.524 49.703
Huyện Vĩnh Hưng 49.763 49.604 50.939 51.276 51.470
Huyện Mộc Hóa 69.492 69.489 28.937 29.116 29.214
Huyện Tân Thạnh 75.574 75.906 77.915 78.504 78.807 Huyện Thạnh Hóa 53.584 53.849 55.242 55.579 55.778
Huyện Đức Huệ 58.553 59.312 60,815 61.126 61.331
Huyện Đức Hòa 216.355 216.732 223.631 227.104 228.408 Huyện Bến Lức 148.474 149.320 153.623 154.456 155.056
Huyện Thủ Thừa 89.191 89.655 92.002 93.098 93.512
Huyện Tân Trụ 60.336 60.562 62.185 62.796 63.062
Huyện Cần Đước 168.585 169.524 174.254 175.221 175.883 Huyện Cần Giuộc 169.020 169.835 174.487 175.383 176.023
Huyện Châu Thành - 97.877 100.388 101.731 102.197
u n: iên i m t ốn ê Lon An 2018 2.2.1.2. Gia tăn dân số
Gia tăng dân số tự nhiên
Với những cố gắng trong công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, gia tăng tự nhiên của Long An đã có nhiều thay đổi tích cực trong thời gia qua.
Bảng 2.4. ia tăng dân số tự nhiên Long An, giai đoạn 2008 - 2018
Năm 2008 2010 2014 2016 2018
Tỉ suất sinh thô (‰) 16,1 15,5 13,8 11,4 12,1
Tỉ suất chết thô (‰) 5,5 6,4 5,5 6,1 6,6
Tỉ lệ tăng tự nhiên (%) 1,08 0,91 0,84 0,53 0,55 u n: iên i m t ốn ê Lon An 2018
Theo các tài liệu, nếu tỉ suất sinh dưới 20‰ thì được xếp vào mức thấp, từ 20
‰ - 30 ‰ là mức trung bình còn trên 30‰ là mức cao. Căn cứ vào cách phân loại này thì tỉ suất sinh thô ở Long An đang ở mức thấp, giảm dần theo thời gian, gần đây mức sinh có xu hướng tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn mức sinh trung bình của cả nước. Năm 2018 tỉ suất sinh thô của tỉnh đạt 12,1‰, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước là 14,6‰ và cao hơn ĐBSCL có mức 11,6‰. Tỉ suất sinh thô tỉnh nhà cũng có sự chênh lệch giữa các địa phương. Năm 2018, các huyện Thạnh Hóa (12,46‰), Đức Huệ (15,17‰), Đức Hòa (12,21‰), Bến Lức (13,54‰), Thủ Thừa (13,29‰), Châu Thành (13,45‰), Cần Đước (13,27‰) và Tân Thạnh (12,16‰) là các địa phương có tỉ suất sinh thô cao hơn mức trung bình của tỉnh, trong đó Đức Huệ là huyện có tỉ suất sinh thô cao nhất. Các địa phương TP. Tân An (10,11‰), TX Kiến Tường (10,02‰), Tân Hưng (8,81‰), Vĩnh Hưng (11,29‰), Mộc Hóa (9,55‰), Đức Hòa (12,21‰) và Tân Trụ (9,11‰) có tỉ suất sinh thô thấp hơn mức trung bình toàn tỉnh. (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Long An, 2018) Cùng với việc giảm tỉ suất sinh thô, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 49 cũng giảm.
Bảng 2.5. Tổng tỉ suất sinh tỉnh Long An theo thành thị và nông thôn, giai đoạn 2008 - 2018
Đ n vị: (số con/phụ nữ 15 – 49 tuổi)
Năm 2008 2010 2014 2016 2018
Toàn tỉnh 1,95 1,86 1,70 1,56 1,83
Thành thị - 1.60 1,71 1,53 2,09
Nông thôn - 2,0 1,69 1,61 1,77
u n: iên i m t ốn ê Lon An 2018 Theo số liệu thống kê, năm 2008 trung bình một phụ nữ trong độ tuổi từ 15 - 49 có khoảng 1,95 đứa con, con số này giảm đến năm 2018 còn khoảng 1,83 con, so với cả nước giai đoạn này thường đạt hơn 2 con/phụ nữ. Điều này đạt được nhờ tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tư vấn việc thực hiện các dịch vụ CSSKSS - KHHGĐ. Tuy nhiên, do đặc điểm kinh tế xã hội khác nhau giữa hai khu vực nông thôn và thành thị nên tổng tỉ suất sinh cũng có sự chênh lệch giữa hai khu vực này.
Nếu trước đây khu vực nông thôn có tổng tỉ suất sinh cao hơn, thì năm 2018 con số này ở khu vực thành thị (2,09 con/phụ nữ) lại cao hơn khu vực nông thôn (1,77 con/phụ nữ ).
Thêm một nhân tố quyết định gia tăng tự nhiên là tỉ suất chết thô. Cũng như cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng, trong khoảng 10 năm từ 2008 - 2018, tỉ suất chết thô của Long An có nhiều biến động, dao động từ 5,5‰ đến 6,6‰ do tác động của y tế cũng như cấu trúc tuổi của dân cư. (Bảng 2.4)
Bảng 2.6. Tỉ suất chết thô cả nước và BSCL, giai đoạn 2008 - 2018
Đơn vị: ‰
Vùng, lãnh thổ 2008 2011 2013 2015 2018
ĐBSCL 4,9 6,6 7,0 7,0 7,6
Cả nước 5,3 6,9 7,1 6,8 6,8
Ngu n: Tổng cục thống kê 2018 Nếu năm 2008 tỉ suất chết thô của Long An là 5,5‰ - cao hơn mức trung bình của ĐBSCL (4,9‰) và cả nước (5,3‰), thì trong những năm gần đây tỉnh nhà luôn duy trì tỉ suất chết thô thấp hơn cả nước và vùng ĐBSCL. Năm 2018 con số này là 7,6‰ ở ĐBSCL và 6,8‰ ở cả nước, trong khi đó Long An chỉ có 6,6‰.
u n: iên i m t ốn ê Lon An 2018 Biểu đồ 2.2. Tỉ suất chết trẻ em dưới một tuổi tỉnh Long An
8.25 8.1 7.95 7.83 7.78
11.1 10.92 10.93 10.58 10.59
0 2 4 6 8 10 12
2014 2015 2016 2017 2018
Nữ Nam
‰
Năm
Nhờ những cố gắng trong lĩnh vực y tế đặc biệt là công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi của tỉnh hiện đang giảm liên tục.
Với mức chết của trẻ em dưới một tuổi năm 2018 trung bình cả hai giới là 9,2‰, Long An hiện là một trong những tỉnh thành có mức chết của trẻ em dưới một tuổi thấp thứ 6 trong cả nước và thấp thứ 3 ở khu vực ĐBSCL, chỉ sau tỉnh Tiền Giang (8,8‰) và thành phố Cần Thơ (8,9‰).
Mức chết của trẻ em dưới 1 tuổi có sự chênh lệch giữa các huyện trong tỉnh cũng như giữa hai giới nam và nữ. Trong giai đoạn 2014 - 2018, tỉ suất chết của trẻ dưới một tuổi giảm từ 11,1‰ xuống còn 10,59‰ đối với bé trai, giảm từ 8,25‰
xuống 7,78‰ đối với bé gái. Nhìn chung tỉ suất chết dưới 1 tuổi của bé trai luôn cao hơn bé gái.
Như vậy, nhờ những nỗ lực của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm đáng kể, từ 1,08 năm 2008 giảm xuống còn 0,55 năm 2018. Điều này đã giảm bớt sức ép của dân số lên KTXH, tạo điều kiện để tỉnh nhà phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng dân số và chất lượng cuộc sống người dân. Năm 2018, các huyện Tân Thạnh (0,79%), Bến Lức (0,76%) và Đức Huệ (0,75%) là ba địa phương có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất tỉnh;
các huyện Tân Trụ (0,37%), Châu Thành (0,47%) và thị xã Tân An (0,45%) là những địa phương có gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất.
Gia tăng dân số cơ học
Ngoài gia tăng tự nhiên, biến động dân số của tỉnh nhà cũng có sự đóng góp không nhỏ của việc xuất cư và nhập cư.
Bảng 2.7. Tỉ suất nhập cƣ, xuất cƣ và di cƣ thuần tỉnh Long An
Đ n vị: ‰
Năm 2008 2010 2014 2016 2018
Xuất cư 8,7 9,0 8,8 6,3 7,1
Nhập cư 3,8 5,5 6,2 3,8 2,2
Di cư thuần - 5,0 - 3,5 - 2,7 - 2,5 - 4,9
u n: iên i m t ốn ê Lon An 2018 Tỉ suất nhập cư và xuất cư của tỉnh nhà có nhiều biến động. Nhìn chung, trong
khoảng 10 năm gần đây tỉ suất xuất cư và nhập cư đều giảm cho thấy phần lớn người dân vẫn muốn sinh sống tại tỉnh nhà. Tuy nhiên, do liền kề với TP Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất nước, một bộ phận khá lớn cư dân Long An đã di chuyển đến thành phố này để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc y tế...do khả năng của tỉnh nhà chưa cung cấp được hoặc cung cấp nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu. Lao động trình độ cao của tỉnh thường lựa chọn đến TP Hồ Chí Minh làm việc để có mức thu nhập cao hơn, cơ hội và điều kiện làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó tỉnh cũng chịu sức ép cạnh tranh về lao động từ các tỉnh thành khác thuộc VKTTĐ phía Nam. Những điều này đã làm tỉ suất xuất cư của tỉnh lên 7,1‰, tỉ suất di cư thuần âm 4,9‰ năm 2018. Hiện nay, do sự phát triển các KCN trên địa bàn toàn tỉnh cùng với quá trình đô thị hóa, lao động tại tỉnh nhà có điều kiện và cơ hội làm việc tốt hơn, đồng thời cũng thu hút nhiều lao động cũng như dân cư từ các vùng khác chuyển đến Long An sinh sống và làm việc.
Gia tăng dân số
u n: Tổn cục t ốn ê Biểu đồ 2.3. Tỉ lệ gia tăng dân số tỉnh Long An, BSCL và cả nước
Gia tăng dân số của tỉnh do cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học quyết định.
Do tỉ suất di cư thuần ở mức âm nên tỉ lệ gia tăng dân số của tỉnh rất thấp. Nhìn chung trong khoảng thời gian nghiên cứu, tỉ lệ gia tăng dân số của tỉnh giảm từ
0.73
0.49 0.51
0.43 0.42
0.51
0.32 0.39
0.51
0.38
1.07 1.05 1.08 1.07 1.06
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2
2008
Long An ĐBSCL Cả nước
%
2011 2014 2016 2018 Năm
0,73% xuống còn 0,42% (2008 - 2018). Tỉ lệ này cao hơn vùng ĐBSCL nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước ( 1,07% - 1,06 giai đoạn 2008 - 2018).
Mặc dù tốc độ tăng trưởng dân số đã giảm đáng kể, tỉnh nhà có điều kiện nâng cao chất lượng dân số cũng như chất lượng cuộc sống người dân nhưng vẫn duy trì công tác dân số KHHGĐ để đạt mục tiêu phát triển bền vững.