Chương 3. ỊN ƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ,
3.2. Giải pháp phát triển
3.2.2. Giải pháp về kinh tế
Giải p p đẩy n an tăn tr ởng và phát triển kinh t
Sử dụng hợp lí và đồng bộ các nguồn lực từ vị trí địa lí đến tài nguyên thiên
nhiên và các nguồn lực kinh tế xã hội khác để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thuộc về thế mạnh của tỉnh như các mặt hàng nông sản, hàng dệt may. Đặc biệt chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các làng nghề dệt chiếu, làm Trống Bình An, Chầm nón lá, Đan cần xé, bánh tráng Nhơn Hòa, hay đưa rượu nếp Gò Đen thành làng nghề truyền thống, để các làng nghề này phát triển với quy mô đủ lớn có khả năng trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh.
Có chính sách ưu tiên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tồn tại và phát triển trước những biến động của thị trường cũng như cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bên cạnh đó tỉnh nhà cũng cần có chính sách phù hợp để thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển, góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Trong nông nghiệp cần ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị nông sản và năng suất lao động, hạn chế tổn thất sau thu hoạch. Hướng nông nghiệp tỉnh nhà phát triển an toàn, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững. Thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thay những vùng trồng lúa không hiệu quả, năng suất thấp thành các vùng trồng cây ăn quả hoặc rau màu, đưa những nông sản này trở thành nguồn hàng quan trọng để trao đổi trên thị trường. Đồng thời cần xóa bỏ những lối canh tác cũ, nhỏ lẻ thay vào đó là tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tập trung. Đẩy mạnh hoạt động thương mại để tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
Đẩy nhanh đầu tư, cải tiến trang thiết bị máy móc, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp để tăng năng suất, chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản gắn liền với các vùng nguyên liệu tại chỗ.
Tăng cường các mối quan hệ hợp tác với TPHCM, các tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ Đồng bằng sông Cửu Long để tận dụng các cơ hội cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Cải cách và đơn giản các thủ tục hành chính để giảm bớt thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục cần thiết cho hoạt động sản xuất của người dân. Có chính sách
đầu tư, khuyến khích các công trình nghiên cứu hoặc sáng chế các sản phẩm ứng dụng công nghệ tiên tiến phục vụ các hoạt động sản xuất.
Giải p p t u út đầu t , mở rộng thị tr ờng
Đầu tiên cần thực hiện cải cách hành chính, đơn giản các thủ tục hành chính trong vấn đề giải quyết các thủ tục đầu tư, cấp phép chứng nhận đầu tư. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức hoạt động trong lĩnh vực đầu tư về pháp luật chuyên ngành, về hội nhập kinh tế.
Tập trung đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa hê thống hạ tầng giao thông, kho bãi, cảng. Hạ tầng giao thông vận tải cần có sự kết nối giữa các loại hình trong phạm vi tỉnh và giữa Long An với các tỉnh thành lân cận, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động tại tỉnh. Khuyến khích việc xã hội hóa trong đầu tư kết cấu hạ tầng.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc chuyên sâu đảm bảo cung ứng nguồn lao động chất lượng khi các nhà đầu tư cần. Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ quản lý đạt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có kĩ năng kinh doanh và kiến thức về pháp luật.
Đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng những dây chuyền công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng sản phẩm lẫn mẫu mã đáp ứng rộng rãi nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Chú trọng sản xuất những sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường.
Đẩy mạnh việc liên kết giữa thị trường tỉnh với thị trường các tỉnh khác, đặt biệt là TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL, đảm bảo Long An có một thị trường cung ứng và tiêu thụ hàng nông sản, thủy sản ổn định. Có chính sách ưu đãi cho các cho các thương nhân tại địa phương khác có mối quan hệ thương mại với tỉnh nhà về thuế, mặt bằng...
Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài liên kết với các doanh nghiệp của tỉnh nhà để hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng, hệ thống phân phối hiện đại tạo đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh.
Tăng cường các hoạt động có tác dụng thúc đẩy thương mại như mở các hội chợ; chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm; các buổi tư vấn, giới thiệu để tìm kiếm bạn hàng; mở các cửa hàng đại diện hoặc giới thiệu sản phẩm trong và ngoài
nước. Đồng thời cần chú trọng công tác quản lí thị trường cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Đối với thị trường nước ngoài, cần duy trì mối quan hệ với các thị trường truyền thống như EU, Hoa Kì, Trung Quốc....đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trường sang các quốc gia và các khu vực khác để tăng đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa của tỉnh.
Tuyên truyền, xây dựng thương hiệu và hình ảnh du lịch tỉnh Long An như du lịch sinh thái, sông nước, làng nghề truyền thống, di tích lịch sử...để giới thiệu, quảng bá những sản phẩm, thương hiệu đặc trưng của tỉnh đến khách du lịch trong và ngoài nước.