Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội
1.1.3. Tác động của dân số và phát triển kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Nhữn quan điểm c bản về t c động của dân số đ n kinh t - xã hội Thomas Robert Malthus (1766 - 1834) là một mục sư, nhà kinh tế học người Anh. Ông có học thuyết về sự tăng trưởng dân số ảnh hưởng to lớn đối với nghiên cứu dân số và kinh tế. Có thể nói ông là người có công đầu trong việc nghiên cứu vấn đề dân số với nhiều tác phẩm và bài luận. Trong số những tác phẩm này nổi tiếng nhất là “Luận bàn về quy luật dân số” (An Essay on the Principle of Population) được xuất bản năm 1798. Theo quan điểm của ông thì: Dân số nếu không được kiểm soát sẽ tăng theo cấp số nhân 2, 4, 8, 16, 32, 64,... còn lương thực thực phẩm, phương tiện sinh hoạt chỉ tăng theo cấp số cộng 1, 2, 3, 4,5,6...Sự gia
tăng dân số diễn ra với nhịp độ không đổi nhưng sự gia tăng về lương thực, thực phẩm lại có giới hạn bởi nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác. Dân cư trên Trái Ðất phát triển nhanh hơn khả năng nuôi sống họ của nó. Khi đó nghèo đói, dịch bệnh, chiến tranh sẽ là những cản trở của dân số (Nguyễn Thị Thiềng - Lưu Bích Ngọc, 2011).
Còn theo Julian Lincoln Simon (1932 - 1998) - giáo sư về quản trị kinh doanh của đại học Maryland (Hoa Kỳ) thì có ý kiến ngược lại. Ông cho rằng dân số có tác động tích cực đến kinh tế. Quy mô dân số tăng sẽ kéo nhu cầu tiêu dùng tăng theo làm cho thị trường tiêu thụ được mở rộng, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển với quy mô lớn hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn. Trình độ tri thức của con người sẽ tăng lên nhờ học hỏi và cạnh tranh liên tục. Bên cạnh đó do sức ép của nhu cầu đã thúc đẩy sự phát triển khoa học, kỹ thuật. Tất cả những yếu tố trên sẽ làm sản lượng lương bình quân đầu người tăng lên. Điều này có nghĩa là kinh tế sẽ có sự tăng trưởng nhanh hơn dân số.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ dân số - kinh tế - xã hội đã được chỉ rõ trong các Nghị quyết.
+ Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) năm 1993 năm đã nêu rõ “ Sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa và thể lực của giống nòi. Nếu xu hướng này cứ tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt”. Trong quan điểm số 1 của Nghị quyết chỉ rõ: "Công tác Dân số - Kế hoạch hoá gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu ở nước ta, là một yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội".
+ Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47 - NQ/TW năm 2005, Bộ Chính trị đã kết luận “ Những thành tựu của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là đóng góp vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo của
nhân dân”.
Như vậy theo quan điểm của Đảng và nhà nước ta thì luôn luôn tồn tại mối quan hệ qua lại giữa dân số với phát triển kinh tế - xã hội. Tùy theo trong những hoàn cảnh khác nhau mà dân số có thể là rào cản (tiêu cực) hoặc trở thành động lực (tích cực) cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc giải quyết tốt các vấn đề về dân số là một trong những giải pháp để nước ta hướng tới mục tiêu phát triển một cách bền vững.
1.1.3.2. T c động của dân số đối với phát triển kinh t - xã hội
T c động của dân số đối với kinh t
Dân số sẽ có tác động đến sự tăng trưởng kinh tế, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tiêu dùng và tích lũy một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua mức sinh, quy mô và cơ cấu dân số.
Quy mô dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu dân số sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất. Các số liệu thống kê cho chúng ta thấy rõ ràng một thực tế là ở các nước phát triển có GDP bình quân đầu người rất cao nhưng lại có tỉ lệ gia tăng dân số rất thấp. Các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển có GDP bình quân đầu người rất thấp nhưng lại có tỉ lệ gia tăng dân số rất cao.
Ở các nền kinh tế phát triển thường có quy mô dân số nhỏ hơn, tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh không cao, gia tăng tự nhiên duy trì ở mức thấp nhưng các quốc gia này lại có GDP/người rất cao. Trong khi đó các nền kinh tế đang phát triển thì ngược lại. Khi mức sinh ở một quốc gia cao, số trẻ em không ngừng tăng lên sẽ làm tăng tỉ lệ phụ thuộc trong dân số, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sản xuất cũng như đầu tư cho nền kinh tế, kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm hoặc chậm lại.
Khi mức sinh giảm, dân số sẽ tăng chậm hoặc ổn định, lúc này các nền kinh tế sẽ có điều kiện thúc đẩy sản xuất, tăng khả năng tích lũy và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Phát triển không chỉ là tăng trưởng kinh tế mà còn phải gắng liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mức sinh còn ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành. Khi sinh ở mức cao làm khả năng tích lũy cho nền kinh tế thấp, lao
động ít có cơ hội được đào tạo, từ đó hạn chế khả năng mở rộng sản xuất của các ngành công nghiệp và dịch vụ - những ngành vốn đòi hỏi trình độ chuyên môn và đầu tư vốn nhiều.
Tiêu dùng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Các sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội. Trong khi đó quy mô dân số, cơ cấu dân số theo tuổi, theo giới, theo thành thị và nông thôn, theo trình độ học vấn...sẽ có nhu cầu tiêu dùng và sử dụng dịch vụ khác nhau, điều này tác động rất lớn đến sản xuất và phát triển.
Ở bất kì một quốc gia nào trên thế giới, cũng có một bộ phận dân số phụ thuộc. Họ vẫn tiêu dùng nhưng lại có ít hoặc không có thu nhập do lao động của chính mình. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận có mức thu nhập cao vượt qua mức thu nhập của bản thân. Ở các quốc gia có tỉ lệ sinh cao, số người phụ thuộc nhiều, mức tiêu dùng lớn, chi phí đầu tư cho các hoạt động y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội tăng cao sẽ làm giảm khả năng tích lũy của nền kinh tế. Trường hợp này thường gặp ở nhóm nước đang phát triển. Muốn kinh tế phát triển, sản xuất phải nhiều hơn để vừa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng vừa phải tích lũy cho mở rộng sản xuất. Ở các quốc gia phát triển, tỉ lệ phụ thuộc thấp nên khả năng tích lũy lớn, sản xuất mở rộng, đây chính là tác nhân thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Dân số có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, bên cạnh đó kinh tế cũng có tác động ngược trở lại dân số thông qua tác động lên mức sinh, mức tử và di cư.
Ở các nền kinh tế phát triển, trình độ khoa học kĩ thuật cao, máy móc thay thế lao động tay chân của con người trong các hoạt động nông - công nghiệp lẫn dịch vụ, các nền kinh tế này cần lao động ít về số lượng nhưng cao về chất lượng. Ngoài ra khi kinh tế phát triển, thu nhập con người cao hơn, nhu cầu đối với y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, môi trường....ngày càng cao, trẻ em lúc này trở thành đối tượng tiêu dùng với chi phí rất lớn vì vậy mà các gia đình sẽ sinh ít lại làm tỉ lệ sinh xuống thấp.
Với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, con người sẽ được chăm sóc sức khỏe tốt hơn từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành và già đi.
Chất lượng y tế tốt nên việc phòng và điều trị các bệnh tốt hơn. Điều này giúp làm
giảm tỉ lệ tử vong ở các lứa tuổi, giúp nhóm người ngoài tuổi lao động sống lâu hơn từ đó tuổi thọ trung bình tăng, cơ cấu dân số theo tuổi cũng có sự thay đổi. Chúng ta thấy rõ điều đó ở các quốc gia phát triển như Nhật Bản, Thụy Điển, Phần Lan... các nước này hiện nay có cơ cấu dân số già và tuổi thọ trung bình rất cao. Còn các nước đang phát triển ở Châu Phi lại có cơ cấu dân số trẻ do sinh rất cao và tuổi thọ trung bình thấp vì tử vong nhiều.
Đối với di cư, những khu vực, quốc gia giàu có sẽ là lực hút đối với nhập cư.
Ngược lại những vùng nghèo đói ở Châu Phi hay Trung Á lại trở thành lực đẩy cho xuất cư. Cuộc khủng hoảng nhập cư ở Châu Âu là minh chứng cho vấn đề này khi các quốc gia Châu Âu trở thành một giấc mơ cho các dòng người nhập cư từ các nước nghèo đói, bất ổn về chính trị ở Châu Phi.
Dân số đối với ao động, việc làm
Quy mô dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư có tác động lớn đến lao động, việc làm thông qua nguồn cung lao động. Dân số trong độ tuổi lao động và dân số hoạt động kinh tế là nguồn cung lao động cho mỗi nước.
Quy mô dân số lớn thì nguồn lao động dồi dào. Cơ cấu dân số trẻ thì khả năng tái sản xuất lao động bổ sung cho các ngành kinh tế lớn. Ở các quốc gia có cơ cấu dân số trẻ sẽ không lo vấn đề thiếu lao động trong tương lai. Ngược lại ở các nước như Nhật Bản, Thụy Điển, Áo hay Ý họ đang lo lắng vấn đề thiếu lao động nghiêm trọng vì các nước này có cơ cấu dân số già.
Giới tính trong dân cư cũng ảnh hưởng đến khả năng cung lao động bởi mỗi giới sẽ có đặc điểm tâm sinh lí, thể chất khác nhau, do đó khả năng thích hợp với các ngành nghề và tham gia lao động khác nhau.
Phân bố dân số và chuyển cư cũng tác động không nhỏ đến lao động và việc làm. Người di cư sẽ là một lực lượng lao động dồi dào cung cấp cho các ngành kinh tế, đồng thời chính họ cũng tạo ra nhu cầu việc làm tại nơi đến. Một khi lượng di cư không hợp lí sẽ gây ra mất cân đối giữa cung và cầu lao động, nơi thừa lao động gây sức ép lớn đối với việc làm, nơi thiếu lao động lại gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất.
Trong quá trình phát triển dân số, các quốc gia trên thế giới đều trải qua thời kì
“dân số vàng” khi số người dưới tuổi lao động và ngoài tuổi lao động ở mức dưới 50 . Tùy theo đặc điểm mỗi nước mà “dân số vàng” có thể kéo dài từ 30 đến 40 năm. Các quốc gia sẽ tận dụng thời kì này để tăng tích lũy, thúc đẩy phát triển kinh tế. Việt Nam đang trong thời kì dân số vàng, gánh nặng phụ thuộc ít, đây là cơ hội để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội đồng thời cũng tăng khả năng tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên thời kì dân số vàng nước ta lại đang diễn ra song song với dân số già nên cũng đem đến không ít khó khăn cho đất nước.
Việt Nam có quy mô dân số lớn, nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh mỗi năm trong khi số lượng việc làm lại không đáp ứng kịp. Điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trong một bộ phận dân cư không nhỏ. Mặt khác, lao động nước ta tuy đông nhưng trình độ chưa cao, thiếu lao động lành nghề và có kĩ thuật đã ảnh hưởng đến sự phân bổ, sắp xếp lao động trong các doanh nghiệp cũng như các khu vực khác.
Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa gắn với sự ra đời của các khu công nghiệp, khu chế xuất đã tạo ra nhiều việc làm và nhu cầu lao động lớn, từ đó thu hút lao động từ những vùng khác, làm thay đổi cơ cấu dân số và phân bố dân cư. Hiện nay, hai vùng thu hút nhiều vốn đầu tư, tập trung nhiều khu công nghiệp nhất nước là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, hai vùng này hiện kéo rất nhiều lao động từ khắp mọi miền đất nước tạo ra các dòng di dân lớn.
Mặt khác, tại các đô thị và vùng công nghiệp phát triển, người lao động đặc biệt là phụ nữ sẽ có việc làm, có thu nhập, vị trí và vai trò trong xã hội sẽ cao hơn.
Điều này gián tiếp làm giảm mức sinh và tạo điều kiện nâng cao chất lượng dân số trong tương lai.
Dân số đối với giáo dục
Sự thay đổi về quy mô dân số, tốc độ gia tăng dân số, cơ cấu dân số và phân bố dân cư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, quy mô, cơ cấu và chất lượng của hệ thống giáo dục.
Quy mô dân số lớn, dân số tăng nhanh sẽ làm số học sinh trong độ tuổi đến trường, nhu cầu học nghề và đại học tăng lên nhanh chóng đòi hỏi phải mở rộng quy mô giáo dục. Tuy nhiên, khi gia tăng dân số quá nhanh, giáo dục sẽ không đáp
ứng đủ nhu cầu, tỉ lệ học sinh thất học sẽ tăng đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô và cơ cấu giáo dục thông qua số lượng học sinh, cá nhân tham gia vào từng cấp học hay từng loại hình giáo dục. Khi cơ cấu dân số theo nhóm tuổi có sự thay đổi cũng đòi hỏi ngành giáo dục phải có những thay đổi phù hợp để đáp ứng nhu cầu học tập của từng lứa tuổi khác nhau trong xã hội.
Ở các đô thị hoặc các vùng đồng bằng, vùng ven biển, kinh tế phát triển dân cư tập trung đông đúc nên hệ thống giáo dục thường phát triển, trẻ em có điều kiện đến trường nhiều hơn hơn các vùng nông thôn, miền núi dân cư thưa thớt. Mật độ dân số cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục. Khi mật độ dân số quá cao, số trẻ em đến trường quá nhiều gây tình trạng quá tải cho giáo dục. Ngược lại mật độ dân số quá thấp, số học sinh ít, nhiều học sinh phải di chuyển một quãng đường rất xa để đến trường cũng gây khó khăn không nhỏ cho giáo dục. Bên cạnh đó phân bố dân cư cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ học sinh tới trường và tỉ lệ học sinh bỏ học. Ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số tình trạng học sinh bỏ học vẫn còn tồn tại, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số cấp THCS do cuộc sống nghèo khó, quá trình di chuyển từ nhà tới trường khó khăn, bỏ học đi làm sớm hoặc do tác động của xã hội...Ngược lại khu vực đồng bằng, đô thị tỉ lệ này lại thấp hơn rất nhiều.
Ngoài ra, quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số sẽ tác động gián tiếp lên giáo dục thông qua chất lượng cuộc sống, mức thu nhập.
Khi dân số đông và tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu người thấp sẽ ảnh hưởng mức đầu tư và chi tiêu cho giáo dục của gia đình dành cho con cái, con trai, con gái...Bên cạnh đó, do sức ép về dân số nên khả năng đầu tư cho giáo dục của chính phủ sẽ giảm từ đó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Trên thế giới, những quốc gia có thu nhập đầu người cao, chất lượng cuộc sống tốt thường cũng là những nước chi tiêu cho giáo dục cao. Ngược lại, các quốc gia có mức chi tiêu cho giáo dục thấp hơn thường là những nền kinh tế nghèo, đang phát triển.
Trình độ học vấn đặc biệt là của phụ nữ có ảnh hưởng tích cực đến việc giảm