Chương 3. ỊN ƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ,
3.1.2. Định hướng phát triển
3.1.2.1. Địn ớng phát triển dân số
Theo các phương án, dự báo tổng tỷ suất sinh và quy mô dân số tỉnh Long An có sự thay đổi nhẹ trong giai đoạn 2020 - 2034.
Bảng 3.1. Dự báo tổng tỷ suất sinh (TFR) Long An giai đoạn 2020 - 2030 theo các phương án
Thời gian TFR theo phương án cao
TFR theo phương án trung bình
TFR theo phương án thấp
2020 - 2024 1,85 1,80 1,70
2024 - 2029 1,90 1,85 1,68
2029 - 2034 1,88 1,83 1,66
Ngu n: Tổng cục thống kê, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, 2016.
Bảng 3.2. Dự báo quy mô dân số Long An 2020 - 2030 theo các phương án Đ n vị: n ìn n ời Thời gian Phương án cao Phương án trung bình Phương án thấp
2020 1.550 1.546 1.539
2022 1.572 1.566 1.558
2024 1.589 1.581 1.572
2025 1.597 1.588 1.579
2028 1.622 1.609 1.597
2030 1.638 1.623 1.608
Ngu n: Tổng cục thống kê, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, 2016.
Trong 3 phương án thì ở phương án cao và trung bình tổng tỉ suất sinh của tỉnh nhà sẽ tăng từ 1,85 con/phụ nữ lên 1,90 con/phụ nữ theo phương án cao; từ 1,80
con/phụ nữ lên 1,85 con/phụ nữ theo phương án trung bình trong giai đoạn 2020 - 2029; sau đó tỉ suất này giảm nhẹ xuống còn 1,88 con/phụ nữ đối với phương án cao, giảm còn 1,83 con/phụ nữ theo phương án trung bình trong giai đoạn 2029 - 2034. Còn theo phương án thấp tổng tỷ suất sinh của tỉnh nhà sẽ giảm liên tục từ 1,70 con/phụ nữ xuống còn 1,66 con/phụ nữ trong giai đoạn 2020 - 2034.
Cũng theo dự báo, ở cả 3 phương án quy mô dân số tỉnh nhà đều tăng liên tục trong giai đoạn 2020 - 2034. Tuy nhiên theo tác giả, dự báo tổng tỷ suất sinh và quy mô dân số tỉnh nhà theo phương án trung bình vẫn là khả thi nhất. Theo phương án này, dự báo đến năm 2020 dân số Long An sẽ là 1.546 nghìn người, đến năm 2030 tỉnh nhà sẽ có 1.623 nghìn dân. Điều này hoàn toàn phù hợp vì nhờ những thành tựu trong công tác dân số của tỉnh, thời gian qua đã duy trì TFR ở mức khá ổn định.
Long An là một tỉnh có vị trí đặc biệt trong thu hút các nguồn đầu tư để phát triển kinh tế, đặc biệt trong hoạt động công nghiệp. Điều này sẽ thu hút một lượng khá lớn lao động nhập cư ở các tỉnh ĐBSCL và các tỉnh thành khác trong cả nước góp phần làm tăng quy mô dân số của tỉnh.
Với mức tăng quy mô dân số theo phương án trung bình, theo tác giả tỉnh nhà sẽ có khả năng vừa đảm bảo cung cấp lao động cho các hoạt động kinh tế và sản xuất, đồng thời cũng sẽ có điều kiện chăm lo các vấn đề xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống người dân dần được nâng cao. Do đó, định hướng phát triển dân số của tỉnh Long An trong thời gian tới là duy trì mức sinh thấp hợp lí, đảm bảo vấn đề cân bằng giới tính lúc sinh để góp phần giải quyết những vấn đề bất cập về cơ cấu dân số, chất lượng dân số cũng như cải thiện sức khỏe sinh sản.
Cũng theo phương án trung bình, cơ cấu dân số theo tuổi của tỉnh cũng có nhiều thay đổi. Theo phương án này, dự báo đến năm 2030 tháp dân số Long An thay đổi theo hướng già hóa. Số trẻ em đang dần ít đi do tỉ suất sinh đang giảm dần, tỉ lệ người cao tuổi tăng dần lên do tiến bộ của y tế. Tuy nhiên trong cơ cấu dân số, số người trong độ tuổi lao động vẫn chiếm tỉ lệ rất cao cho thấy Long An vẫn đáp ứng được nguồn nhân lực cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế (Biểu đồ 3.1).
Biểu đồ 3.1. Tháp dân số tỉnh Long An 2030 theo phương án trung bình 3.1.2.2. Địn ớng phát triển kinh t - xã hội
Phát triển Nông nghiệp
Phát triển nền kinh tế toàn diện, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao đồng thời đảm bảo môi trường sinh thái. Phấn đấu để đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,7 đến năm 2020 và 4,8 /năm giai đoạn 2020 - 2030. Trong khu vực này, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 82 , lâm nghiệp chiếm 4 và ngư nghiệp chiếm 14 vào năm 2020. Đến năm 2030 tỷ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh nhà lần lượt là 78 - 6% - 16%.
Bảng 3.3. Tỷ trọng nông, lâm, ngƣ nghiệp trong khu vực I tỉnh Long An
Đ n vị: %
Khu vực 2020 2030
Nông nghiệp 82 78
Lâm nghiệp 4 6
Ngư nghiệp 14 16
u n Quy o c tổn t ể p t triển in t - x ội tỉn Lon An đ n năm 2020, tầm n ìn đ n năm 2030
100,000 50,000 0 50,000 100,000
0-4 5-9 10-14 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50-54 55-59 60-64 65-69 70-74 75-79 80+
đơn vị: người
T ÁP DÂN SỐ LONG AN 2030
Nam Nữ
u n: Tổn cục t ốn ê, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, 2016.
Tron n n n iệp: trọng tâm vẫn là sản xuất lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển trồng lúa theo hướng thâm canh, chuyên canh kết hợp với ứng dụng công nghệ và giống mới để tăng năng xuất. Đồng thời chú trọng khâu chế biến để nâng cao chất lượng gạo. Các sản phẩm trồng trọt thế mạnh của tỉnh như mía, rau quả cần cải thiện để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo nông nghiệp có sự tăng trưởng ổn định. Ngành chăn nuôi heo, bò và gia cầm phát triển theo hướng tập trung với quy mô phù hợp, áp dụng công nghệ, sản xuất sản phẩm chăn nuôi có chất lượng cao đồng thời kiểm soát dịch bệnh và ô nhiễm môi trường do quá trình chăn nuôi gây ra.
Cải tạo lại và nâng cấp hệ thống thủy lợi ở các huyện Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc. Nạo vét một số kênh mương cấp thoát nước, nghiên cứu các biện pháp để ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn vào mùa khô. Xây dựng hệ thống kênh nhỏ để phục vụ việc tưới tiêu cũng như cải tạo đất phèn.
Lâm n iệp: Duy trì và bảo tồn tài nguyên rừng, khai thác hợp lí đảm bảo phát triển bền vững. Bảo tồn môi trường sinh thái cho các loài sinh sống kết hợp với hoạt động du lịch sinh thái, đặc biệt là vùng Đồng Tháp Mười. Có chính sách để duy trì diện tích rừng phòng hộ của tỉnh.
n iệp: Phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản ở Đồng Tháp Mười theo hướng sản xuất hàng hóa. Xây dựng các mô hình nuôi trồng phù hợp, ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng.
Phát triển Công nghiệp
Công nghiệp phát triển bền vững và trở thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, đồng thời có khả năng tác động đến hoạt động của các ngành nông nghiệp và dịch vụ. Định hướng đến năm 2030, công nghiệp phát triển phù hợp với cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp, dịch vụ và cuối cùng là nông nghiệp. Phát triển công nghiệp theo hướng đa dạng sản phẩm, công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Phấn đấu để tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao, đạt 14,4 vào năm 2020 và 13,6 vào năm 2030.
Xây dựng các khu công nghiệp có chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài.
Đảm bảo cung cấp các dịch vụ hạ tầng cần thiết cho các ngành nghề. Xây dựng
chính sách phát triển công nghiệp phù hợp, phát huy được lợi thế của các nguồn lực.
Đảm bảo cung cấp nguồn lao động có chất lượng cao với chi phí phù hợp, đồng thời phát triển và tạo các ngành mũi nhọn cho công nghiệp của tỉnh.
Khuyến khích phát triển các ngành có tác dụng bổ trợ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tri thức, công nghiệp dựa trên công nghệ vật liệu mới, sản xuất điện tử, khí hóa lỏng... Tập trung vào các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, bao bì - in, cơ khí, hóa chất - nhựa, vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng sạch... Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, đồng thời phát triển ngành sản xuất nông cụ liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Các khu hoặc cụm công nghiệp đã thành lập cần đầu tư nhanh, hiệu quả kết cấu hạ tầng, tích cực thu hút đầu tư, xây dựng các công trình xử lí chất thải đảm bảo chất lượng môi trường.
Tích cực triển khai, ứng dụng công nghệ mới thân thiện mới môi trường, giảm các tác động tiêu cực của hoạt động công nghiệp lên môi trường. Phát triển các vùng nguyên liệu như lúa, mía, đay, thủy sản, chăn nuôi...để đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Phát triển thương mại, xây dựng và phát triển các ngành dịch vụ để hỗ trợ việc các khu, cụm công nghiệp được hình thành.
Cải tạo và nâng cấp mạng lưới điện, sử dụng các nguồn điện khác như năng lượng mặt trời, sức gió...Hệ thống điện ở khu vực đô thị từng bước được ngầm hóa, chú ý phát triển mạng lưới điện ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, khu vực biên giới...
Phát triển các ngành dịch vụ
Phấn đấu để tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ đạt 17 đến năm 2020 và 15,3 vào giai đoạn 2021 - 2030.
Dịc vụ: Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ chất lượng cao, hiện đại, thuận lợi cho người sử dụng để đáp ứng nhu cầu dân cư. Tăng cường hơn nữa các dịch vụ đô thị và dịch vụ phục vụ cho phát triển công nghiệp.
Thành lập các trung tâm dịch vụ để khai thác lợi thế về vị trí địa lí của tỉnh đối với
vùng đồng sông Cửu Long cũng như vùng KTTĐ phía Nam. Cân đối lại để giảm sự chênh lệch về chất lượng dịch vụ giữa hai khu vực thành thị và nông thôn.
T n m i: Phát triển nhanh các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi tạo thành hệ thống phân phối hiện đại. Hình thành, phát triển khu kinh tế cửa khẩu Long An, cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây. Mở rộng mạng lưới thương mại bằng cách liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Quy hoạch, nâng cấp hệ thống chợ phù hợp với từng địa phương trong tỉnh. Tại các vùng nông thôn cần phát triển hệ thống chợ để phục vụ tiêu thụ hàng nông sản tại chỗ. Tích cực mở rộng thị trường ra các quốc gia và các khu vực khác như EU, Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc....đồng thời cũng giữ vững các thị trường truyền thống. Đầu tư phát triển những sản phẩm hàng hóa mới với hàm lượng công nghệ cao, chất lượng tốt để tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó tỉnh nhà cũng từng bước phát triển mạnh ngành thương mại điện tử để phù hợp với tình hình mới.
Du ịc : Phát triển toàn diện thành một hệ thống từ cung cấp thông tin đến dịch vụ vận tải, lưu trú, ẩm thực, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm và nguồn nhân lực có chất lượng, chuyên nghiệp. Đồng thời du lịch tỉnh nhà thực hiện liên kết với hoạt động du lịch của các địa phương lân cận nhất là TP Hồ Chí Minh, Campuchia...
Đầu tư, phát triển đa dạng các sản phẩm và loại hình du lịch như du lịch nông thôn, du lịch cuối tuần, du lịch tham quan các di tích lịch sử, văn hóa, du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái...Phát triển các cơ sở lưu trú gắn với các khu vực trọng điểm du lịch đạt tiêu chuẩn 1 đến 2 sao; các cơ sở vui chơi giải trí tại thành phố Tân An, thị trấn Đức Hòa; các trung tâm thương mại, cửa hàng, khu ẩm thực tại Tân An, thị trấn Bến Lức, thị xã Kiến Tường, dọc quốc lộ 1... để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Giao t n vận tải: phát triển hạ tầng và mạng lưới giao thông vận tải theo hướng hiện đại, có khả năng cạnh tranh và kết nối với mạng lưới giao thông của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng KTTĐ phía Nam. Đảm bảo tính an toàn, tiện lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hóa đáp ứng nhu cầu vận chuyển đa dạng cầu người dân; nâng cấp và cải tạo hệ thống giao thông nông thôn đồng thời
phải bảo vệ môi trường.
Trong nội bộ tỉnh sẽ nâng cấp và mở rộng các tuyến đường hiện có, mở thêm các tuyến đường mới để tăng khả năng kết nối giữa các địa phương. Nhựa hóa các tuyến đường cấp III và cấp IV.
Các tuyến đường kết nối với ngoại tỉnh:
- Quốc lộ 1 và Quốc lộ 50 tiêu chuẩn đường cấp II với 6 làn xe.
- Quốc lộ 62A, 62B, 62C, 50B tiêu chuẩn đường cấp II với 4 làn xe - Đầu tư đường cao tốc Bến Lức- Long Thành quy mô 6 làn xe.
T n tin truyền t n : cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ, ứng dụng công nghệ trong bưu chính lẫn viễn thông để đáp ứng nhu cầu của dân cư cũng như phát triển kinh tế - xã hội.
Về y tế
Phát triển mạng lưới y tế một cách đồng bộ, nâng cấp các trung tâm y tế dự phòng, đặc biệt các trung tâm ở tuyến huyện vốn còn nhiều thô sơ. Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên trong ngành. Tăng cường hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ nhu cầu khám, chữa và phòng bệnh. Thu hút vốn đầu tư xây dựng các cơ sở, trung tâm y tế bằng cách xã hội hóa. Xây dựng các bệnh viện chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, chấn thương chỉnh hình...
Tăng cường năng lực cũng như chất lượng của hệ thống y tế dự phòng (trung tâm y tế tại các huyện Bến Lức, Kiến Tường, Cần Giuộc sẽ trở thành trung tâm y tế dự phòng của tỉnh), đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vệ sinh, an toàn thực phẩm...để hình thành một xã hội khỏe mạnh.
Nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo dân cư toàn tỉnh tham gia bảo hiểm y tế và các chính sách dân số khác.
Giáo dục
Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và các công trình phụ trợ phục vụ hệ thống giáo dục các cấp cũng như mở rộng mạng lưới trường lớp đặc biệt ở các vùng sâu, biên giới hay khu vực nông thôn. Hình thành các trường đại học, cao đẳng tại thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức. Nâng cấp trường Cao đẳng sư phạm Long An thành trường Cao đẳng đa ngành, Trung cấp Y tế thành Cao
đẳng Y tế....Xây dựng thêm và cải tạo các trường trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề.
Nâng cao trình độ và năng lực của giáo viên. Phát triển giáo dục toàn diện từ trí tuệ, thể chất lẫn đạo đức, nâng cao trình độ của học sinh các cấp học. Cung cấp các kiến thức cơ bản và kỹ năng sơ khởi về hướng nghiệp cho học sinh bậc trung học cơ sở.
Đa dạng các loại hình đào tạo nghề trên cơ sở nâng cao chất lượng. Cơ cấu ngành nghề đào tạo phải phù hợp với yêu cầu của thị trường, đảm bảo giải quyết được vấn đề việc làm sau khi đào tạo. Chú trọng đào tạo nghề cho những lao động ở vùng nông thôn. Ngoài ra tỉnh nhà cũng tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương khác lẫn quốc tế trong vấn đề đào tạo.
Văn hóa, thể thao
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa đặc thù của tỉnh nhà. Đồng thời bảo vệ và trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng của tỉnh. Chú trọng phong trào thể dục, thể thao trong nhân dân, cũng như công tác giáo dục thể chất trong trường học. Xây dựng tại thị xã Kiến Tường trung tâm văn hóa thể thao Đồng Tháp Mười, tại Mộc Hóa xây dựng tượng đài chiến thắng Mộc Hóa...
Giảm nghèo, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh
Thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo một cách hiệu quả. Xây dựng các giải pháp thích hợp để giảm nghèo bền vững. Có chính sách để khuyến khích các hộ thoát nghèo cũng như chính sách hỗ trợ đào tạo, dạy nghề, cung cấp việc làm cho người nghèo. Tạo điều kiện để các hộ nghèo tham gia phát triển sản xuất để thoát nghèo.
Đầu tư để từng bước hoàn thiện hạ tầng nông thôn tại các địa phương, xã nghèo, các vùng biên giới, khu vực kinh tế còn khó khăn. Phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Duy trì và phát triển các cơ sở sản xuất nhỏ, vừa nhưng cần sử dụng nhiều lao động tại các vùng nông thôn.
Tăng cường củng cố an ninh, quốc phòng. Quản lí tốt về số lượng lẫn chất lượng của quân dự bị động viên.
3.1.2.3. Địn ớng phát triển đ t ị Dự báo phát triển đô thị
Đ n năm 2020: toàn tỉnh có 25 đô thị, gồm 1 đô thị loại II đó là TP Tân An; 3 đô thị loại III gồm Kiến Tường, Hậu Nghĩa và Bến Lức; 8 đô thị loại IV đó là Đức Hòa, Vĩnh Hưng, Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Hưng, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Thạnh cùng với 13 đô thị loại V đó là Đông Thành, Tân Trụ, Long Đức Đông, Rạch Kiến, Mỹ Hạnh,Tầm Vu, Bình Phong Thạnh, Hiệp Hòa, Mỹ Quý, Gò Đen, Lương Hòa, Hậu Thạnh Đông, Đông Hòa.
Đ n năm 2025: toàn tỉnh cũng có 25 đô thị nhưng có sự thay đổi về cấp đô thị so với năm 2020 gồm 1 đô thị loại II, 4 đô thị loại III (thêm Cần Giuộc), 8 đô thị loại IV (loại trừ Cần Giuộc và thêm Đông Hòa) cùng với 12 đô thị loại V (trừ Đông Hòa).
Đ n năm 2030: tỉnh nhà vẫn duy trì có 25 đô thị trong đó một số đô thị có sự thay đổi về cấp. Tân An trở thành đô thị loại I, Bến Lức trở thành đô thị loại II, Kiến Tường, Hậu Nghĩa, Cần Giuộc vẫn là đô thị loại III, 8 đô thị loại IV và 12 đô thị loại V như năm 2025.
Trong các đô thị trên thì Tân An vừa là trung tâm hành chính, vừa là đô thị hạt nhân của tỉnh, đồng thời cũng là đô thị vệ tinh của TP Hồ Chí Minh. Các đô thị Đức Hòa, Hiệp Hòa, Mỹ Hạnh, Lương Hòa gắn với chức năng đô thị công nghiệp. Các đô thị Gò Đen, Rạch Kiến, Mỹ Quý, Hậu Thạnh Đông, Bình Phong Thạnh sẽ gắn với chức năng du lịch, thương mại và dịch vụ.
3.1.2.4. Bảo vệ m i tr ờng
Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu dùng nước tỉnh Long An
Đ n vị: m3/ngày Thời gian ô thị Nông thôn Khu, cụm công nghiệp
2020 105.000 66.000 331.500
2030 243.800 57.900 441.500
Ngu n: Quy ho ch xây dựng vùng tỉnh Long An