Khái quát về tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh long an (Trang 60 - 65)

Long An nằm ở tọa độ địa lý 105030' 30'' đến 106047' 02'' độ kinh Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc. Theo số liệu thống kê, tỉnh có diện tích tự nhiên 4.494,94 km2, chiếm tỷ lệ 1,35 % so với diện tích cả nước và bằng 11,06 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Phía Đông giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh, phía Bắc giáp Campuchia, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và tỉnh Tiền Giang về phía Nam. Là cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Long An là một mắc xích quan trọng trong việc giao lưu kinh tế văn hóa giữa các tỉnh ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm (VKTTĐ) phía Nam, lại liền kề với TP HCM - một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ hàng nông sản lớn nhất của ĐBSCL. Long An đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết giữa VKTTĐ phía Nam với vùng ĐBSCL nói chung và TP HCM nói riêng. Hầu hết các hoạt động giao lưu, trao đổi về kinh tế xuất phát từ ĐBSCL hoặc VKTTĐ ĐBSCL về VKTTĐ phía Nam và ngược lại đều đi qua địa phận tỉnh Long An. Điều này giúp Long An có vị thế chiến lược vô cùng quan trọng, dễ dàng thu hút được nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do là một bộ phận của VKTTĐ phía Nam, Long An cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là sự cạnh tranh từ các tỉnh khác thuộc vùng KTTĐ phía Nam trong các lĩnh vực đầu tư, nhân lực và các cơ hội phát triển.

Bên cạnh đó, tỉnh có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài khoảng 137 km, có hai cửa khẩu Tho Mo (thuộc huyện Đức Huệ) và Bình Hiệp (thuộc huyện Mộc Hóa) đã tạo cơ hội cho tỉnh mở rộng việc giao lưu kinh tế, văn hóa với nước bạn.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu có một nền nhiệt ẩm

cao, độ ẩm không khí trên 80 , nhiệt độ trung bình tại các trạm quan trắc dao động từ 26,60C đến 27,80 C, biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm thấp. Khí hậu thuộc loại ôn hòa đã thuận lợi cho tỉnh phát triển nông nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp tập trung.

Là một bộ phận thuộc ĐBSCL, tỉnh có địa hình bằng phẳng nhưng hơi thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch từ hai sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Một bộ phận của tỉnh nằm trong khu vực Đồng Tháp Mười nên thường xuyên bị ngập lụt hàng năm đặc biệt là vào mùa mưa. Nằm bên bờ hai sông Vàm Cỏ, đất đai là cơ sở để ngành nông nghiệp Long An phát triển, với 317.379 ha đất nông nghiệp, nhiều vùng chuyên canh cây trồng đã hình thành nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân. Điều kiện tự nhiên đã giúp tỉnh có những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như gạo nàng thơm Chợ Đào, thơm Bến Lức, dưa hấu Long Trì, thanh long Châu Thành, đậu phộng Đức Hòa...Tuy nhiên, diện tích đất phèn, đất bị nhiễm mặn khá lớn cũng gây nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Cũng giống các tỉnh khác của vùng ĐBSCL, Long An có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nối liền với sông Tiền và hệ thống sông Vàm Cỏ. Nguồn nước từ sông Vàm Cỏ cùng với mạng lưới kênh rạch chằng chịt là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất, nhu cầu sinh hoạt của dân cư cũng như cơ sở để ngành du lịch sinh thái tỉnh phát triển. Tuy nhiên, hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô đã gây tình trạng thiếu nước sinh hoạt và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp cho một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ. Bên cạnh nguồn nước mặt, Long An cũng có nguồn nước ngầm tuy không dồi dào và chất lượng không thật tốt nhưng lại chứa nhiều khoáng chất hữu ích, hiện đang được khai thác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt.

Là tỉnh khá nghèo về tài nguyên khoáng sản, Long An chỉ có một số mỏ khoáng sản như than bùn và đất sét nhưng trữ lượng không lớn.

Dân số 2018 của tỉnh đạt 1.503.126 người trong đó người Kinh chiếm đa số, ngoài ra còn có người Hoa, người Khơ-me và một số dân tộc khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Các dân tộc thiểu số sinh sống ở đây phân bố xen kẻ, rải rác trên địa bàn tỉnh,

tập trung nhiều tại một số huyện như Cần Đước, Cần Giuộc....Năm 2019, toàn tỉnh có 11 tôn giáo với 206.999 tín đồ, trong đó ba tôn giáo có tín đồ nhiều nhất lần lượt là Phật giáo (125.118 tín đồ), Cao Đài (44.418 tín đồ) và Công giáo (31.160 tín đồ).

Các tôn giáo Hòa Hảo, Hồi Giáo, Tin Lành... có khoảng vài trăm đến vài nghìn tín đồ, ngoài ra có tôn giáo Minh Sư Đạo, Minh Lý Đạo, Bửu sơn Kỳ hương...chỉ có vài chục tín đồ.

Đây là mảnh đất ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa – lịch sử của dân tộc như văn hóa Óc Eo, các di tích lịch sử, lễ hội....cùng với lối sống và nét sinh hoạt vừa phóng khoáng vừa dân dã và hiếu khách của người miền Tây. Điều này đã thu hút một lượng lớn du khách từ TP Hồ Chí Minh, các tỉnh thành lân cận cũng như quốc tế, tạo thuận lợi cho ngành du lịch tỉnh phát triển. Bên cạnh đó, tỉnh nhà cũng là nơi sinh sống của khá nhiều dân tộc thiểu số. Việc các dân tộc thiểu số phân bố rải rác, xen kẽ với người Kinh, cùng sử dụng chung ngôn ngữ cũng tạo thuận lợi không nhỏ cho quá trình phát triển kinh tế.

Người dân Long An khéo tay và có kinh nghiệm trong nhiều ngành truyền thống từ dệt chiếu, đan nón, làm trống, đóng ghe, nấu rượu nếp, trồng lúa và rau màu....Cùng với số dân đông, nguồn lao động dồi dào, chất lượng được cải thiện đang là sức hút quan trọng của dân cư đối với các nhà đầu tư từ TP. Hồ Chí Minh cũng như VKTTĐ phía Nam và ĐBSCL.

Ngoài ra, mạng lưới giao thông kết nối giữa Long An với các tỉnh khác cũng đang dần hoàn thiện, bao gồm các tuyến đường bộ như quốc lộ 1A, quốc lộ 50, đường Hồ Chí Minh, đang xây dựng tuyến đường ray Metro qua Tân An - Bến Lức.... cùng với đường thuỷ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt cũng như giao lưu phát triển kinh tế của tỉnh.

Tính đến nay, tỉnh Long An hiện có 15 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã (tách ra từ huyện Mộc Hóa năm 2013) và 13 huyện.

Bảng 2.1. Diện tích và dân số các đơn vị hành chính tỉnh Long An, năm 2018 ơn vị hành chính Số xã,

phường, thị trấn

Diện tích (km2)

Dân số 2018 (người)

Mật độ dân số (Người/km2)

Thành phố Tân An 14 81,73 138.852 1.699

Thị xã Kiến Tường 8 204,36 43.830 214

Huyện Tân Hưng 12 501,88 49.703 99

Huyện Vĩnh Hưng 10 378,12 51.470 136

Huyện Mộc Hóa 7 299,95 29.214 97

Huyện Tân Thạnh 13 422,85 78.807 186

Huyện Thạnh Hóa 11 467,86 55.778 119

Huyện Đức Huệ 11 428,92 61.331 143

Huyện Đức Hòa 20 425,11 228.408 537

Huyện Bến Lức 15 287,86 155.056 539

Huyện Thủ Thừa 13 299,10 93.512 313

Huyện Tân Trụ 11 106,36 63.062 593

Huyện Cần Đước 17 220,49 175.883 798

Huyện Cần Giuộc 17 215,10 176.023 818

Huyện Châu Thành 13 155,24 102.197 658

Ngu n: Niên giám thống kê tỉnh Long An 2018

Bản đồ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh long an (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)