2.4. Thực trạng tác động của dân số với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An
2.4.3. Dân số với giáo dục
2.4.3.1. T c động của dân số đối với giáo dục
Cùng với gia tăng về quy mô dân số, số học sinh mầm non và phổ thông của
4.48
3.82
1.27
2.99
2.17 2.32
2.5 2.4
3.53
1.38
2.92 2
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
2008
Thất nghiệp Thiếu việc làm
%
2017
2010 2013 2015 2018 Năm
tỉnh cũng tăng đáng kể. Trong các năm học từ 2014 - 2015 đến 2018 - 2019, số trẻ mầm non dao động từ 50.304 đến 59.705 trẻ, số học sinh phổ thông các cấp tăng liên tục từ 253.171 học sinh lên 271.227 học sinh. Riêng trong khối phổ thông, học sinh tiểu học luôn có số lượng đông nhất khoảng 127.094 - 137.339 học sinh, ít nhất là trung học phổ thông, dao động từ 36.789 đến 41.369 học sinh (Bảng 2.36).
Bảng 2.36. Số học sinh mầm non, phổ thông tỉnh Long An
Đ n vị: học sinh Số HS 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019
Mầm non 50.340 49.614 57.752 59.705 56.875
Phổ thông 253.171 258.084 259.380 264.372 271.227 Tiểu học 127.094 130.708 128.327 130.478 137.339
THCS 89.037 90.578 92.744 94.257 92.519
THPT 37.040 36.789 38.309 39.637 41.369
Ngu n: Niên giám thống kê Long An 2018 Bảng 2.37. Số học sinh phổ thông bình quân theo giáo viên và theo lớp tỉnh Long An
Đ n vị: học sinh Số HS 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019
Bình quân 1 GV 17,71 18,35 18,59 19,16 20,10
Tiểu học 18,99 19,74 19,50 19,87 21,51
THCS 17,64 18,28 18,96 19,57 19,44
THPT 14,52 14,78 15,47 16,41 17,61
Bình quân 1 lớp 32,54 33,03 33,51 34,19 34,86
Tiểu học 28,83 29,57 29,71 30,41 31,66
THCS 37,46 37,48 38,31 38,65 38,73
THPT 37,26 37,70 38,31 39,52 39,29
Ngu n: Niên giám thống kê Long An 2018 Hiện nay, số học sinh phổ thông bình quân một giáo viên đang tăng liên tục, năm học 2014 - 2015 là 17,71 học sinh, đến năm 2018 - 2019 tăng lên 20,1 học
sinh. Số học sinh bình quân một lớp học cũng tăng từ 32,54 học sinh lên 34,86 học sinh giai đoạn này. Điều này cho thấy ngành giáo dục tỉnh nhà đang chịu sức ép của dân số ngày càng lớn. Ngoài ra do đặc điểm cơ cấu dân số theo tuổi nên số học sinh phổ thông bình quân theo giáo viên và theo lớp cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa các cấp học. Trong năm học 2018 - 2019, số học sinh bình quân một giáo viên cao nhất ở bậc TH (21,51 học sinh) và thấp nhất ở THPT (17,61 học sinh), ngược lại cũng trong năm học này số học sinh bình quân một lớp lại thấp nhất ở bậc TH (31,66 học sinh) và cao nhất ở bậc THPT (39,29 học sinh).
Bảng 2.38. Số học sinh phân theo huyện tỉnh Long An, năm học 2018 - 2019 Đ n vị: học sinh
DVHC Tiểu học THCS THPT
Thành phố Tân An 11.620 8.876 5.674
Thị xã Kiến Tường 3.837 2.973 1.623
Huyện Tân Hưng 4.542 2.760 891
Huyện Vĩnh Hưng 4.691 3.528 1.307
Huyện Mộc Hóa 2.414 1.383 351
Huyện Tân Thạnh 6.840 4.473 1.822
Huyện Thạnh Hóa 4.683 2.958 1.025
Huyện Đức Huệ 5.639 3.378 1.656
Huyện Đức Hòa 25.958 15.575 5.800
Huyện Bến Lức 16.468 10.206 4.703
Huyện Thủ Thừa 7.141 5.468 2.064
Huyện Tân Trụ 4.843 3.801 1.728
Huyện Cần Đước 15.415 10.868 5.550
Huyện Cần Giuộc 15.355 10.774 4.644
Huyện Châu Thành 7.893 5.768 2.531
Ngu n: Niên giám thống kê Long An 2018 Do phân bố dân sư không đều nên sự phân bố số học sinh phổ thông các cấp chênh lệch rất lớn giữa các khối lớp cũng như giữa các đơn vị hành chính trong
tỉnh. Tại các huyện trên địa bàn toàn tỉnh, khối tiểu học luôn có số lượng học sinh cao nhất, khối THPT luôn có số học sinh thấp nhất. Các huyện tập trung đông dân cũng là các huyện có số học sinh đông như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước và TP Tân An, ngược lại thị xã Kiến Tường, huyện Mộc Hóa, Thạnh Hóa, Tân Trụ lại có số học sinh rất thấp do các huyện này có dân số ít hơn, MĐDS thấp hơn. Điều này đã tạo sức ép lớn lên cơ sở và nhân lực ngành giáo dục, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức, sắp xếp hoạt động giáo dục cũng như chất lượng giáo dục của tỉnh (Bảng 2.38).
2.4.3.2. T c động của giáo dục lên dân số
Với những cố gắng trong công tác giáo dục, trình độ học vấn của dân cư ngày càng cao, điều này thể hiện khá rõ qua tỷ lệ dân số trên 15 tuổi biết chữ của tỉnh.
Bảng 2.39. Tỉ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ tỉnh Long An, BSCL và cả nước
Đ n vị:%
Vùng 2006 2010 2014 2016 2018
Long An 94,7 94,9 95,6 95,9 95,8
B SCL 91,8 92,2 92,6 92,8 92,8
Cả nước 93,6 93,7 94,7 95,0 94,8
Ngu n: Niên giám thống kê Từ năm 2006 đến 2018, tỷ lệ dân số biết chữ của Long An tăng từ 94,7 % lên 95,8%. Tỷ lệ này luôn cao hơn mức trung bình của cả nước nói chung (93,6% - 95,0 ) và vùng ĐBSCL nói riêng (91,8 - 92,8%) trong cùng thời gian. Bên cạnh đó, thông qua giáo dục nên tỉ lệ lao động trên 15 tuổi đang làm việc đã qua đào tạo cũng tăng ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn.
Ngu n: Niên giám thống kê Long An 2008, 2018 Biểu đồ 2.14. Tỉ lệ lao động trên 15 tuổi đang làm việc đã qua đào tạo phân
theo thành thị và nông thôn, tỉnh Long An
Trong giai đoạn 2008 - 2018, lao động trên 15 tuổi đang làm việc đã qua đào tạo ở nông thôn tăng rất nhanh về tỉ lệ - tăng từ 6% lên 14,4%, tỉ lệ này tăng chậm hơn ở khu vực thành thị - tăng từ 23% lên 24,4%. Nhìn chung do chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, khu vực thành thị có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao hơn khu vực nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do công tác giáo dục được chú trọng đầu tư đã làm trình độ lao động tại khu vực nông thôn tăng lên rất nhanh.