Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh long an (Trang 81 - 93)

2.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An giai đoạn 2008 - 2018

2.3.1. Tình hình phát triển kinh tế

2.3.1.1. Tăn tr ởng kinh t

Trong thời gian qua, do chịu ảnh hưởng của tình hình thế giới nói chung cũng 1.48

1.32

1.66

0.51

0.43 0.42

0.57

0.27

0.44 0.51

0.43 0.42

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8

2008

Thành thị Nông thôn

%

2010 2013 2014 2016 2018 Năm

như khu vực nói riêng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhìn chung có nhiều biến động. Tuy nhiên, tỉnh vẫn duy trì mức tăng trưởng khá cao.

Bảng 2.16. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An, giai đoạn 2008 - 2018 Đ n vị: %

Năm 2008 2012 2014 2016 2018 2019

Tăng trưởng kinh tế 14,4 10,5 11,0 9,0 10,5 9,4

Khu vực I 5,7 3,3 3,1 0,6 3,48 2,6

Khu vực II 25,0 14,6 14,7 14,2 15,31 14,5

Khu vực III 11,0 11,5 11,8 7,9 9,13 6,1

Ngu n: Sở K ho c v Đầu t Lon An 2008, 2012, 2014, 2016, 2018, 2019.

Trong giai đoạn nghiên cứu, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà giảm từ 14,4 năm 2008 xuống còn 9,4 năm 2019, nhưng con số này vẫn luôn cao hơn mức trung bình của cả nước là 6,23 năm 2008 và 6,8 năm 2019.

Trong từng khu vực kinh tế, mức tăng trưởng cũng có sự chênh lệch và nhìn chung giảm. Khu vực I luôn có tốc độ tăng trưởng chậm nhất và kém ổn định nhất so với hai khu vực còn lại, mức tăng trưởng của khu vực này lần lượt là 5,7%;

3,3%; 3,1%; 0,6%; 3,48 và 2,6 các năm 2008, 2012, 2014, 2016, 2018, 2019.

Mức tăng trưởng không ổn định này cho thấy sản xuất nông - lâm – thủy sản của tỉnh nhà còn phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên. Trái lại, khu vực II luôn có mức tăng trưởng cao nhất và ít biến động nhất, lần lượt tăng trưởng 25,0%; 14,6%; 14,7%;

14,2%; 15,3 và 14,5 các năm 2008, 2012, 2014, 2016, 2018, 2019. Khu vực III có mức tăng trưởng đứng thứ 2 và khá ổn định (dao động trong khoảng 6,1% - 11,8 giai đoạn 2008 - 2019.

 Cơ cấu kinh tế theo ngành

Nhờ phát huy tốt những tiềm lực của địa phương, không chỉ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mà cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh nhà cũng có nhiều chuyển biến tích cực.

Bảng 2.17. Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực tỉnh Long An

Đ n vị: %

Khu vực 2008 2011 2012 2014 2018

Khu vực I 39,40 36,70 32,50 27,30 17,95

Khu Vực II 32,40 33,50 37,50 41,50 46,07

Khu vực III 28,20 29,80 30,00 31,20 35,98

Ngu n: Sở K ho c v Đầu t Lon An 2008, 2011, 2012, 2014, 2018.

Trong thời gian 10 năm từ 2008 đến 2018, cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự thay đổi. Tỉ trọng khu vực I trong nền kinh tế giảm liên tục từ 39,40% xuống còn 17,95%

(giảm 21,45%). Tỉ trọng khu vực II và III tăng liên tục, tăng từ 32,40% lên 46,07%

(tăng13,67 ) đối với khu vực II và tăng từ 28,20% lên 35,98% (tăng 7,78 ) đối với khu vực III.

Nếu trước đây, khu vực I luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế thì hiện nay tỉ trọng của khu vực này đang giảm theo thời gian và chiếm tỉ lệ thấp nhất (17,95 năm 2018). Bắt đầu năm 2012, công nghiệp và xây dựng trở thành khu vực luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và ngày càng lớn, chiếm 46,07 năm 2018. Từ năm 2014 trở đi, dịch vụ từ một khu vực có tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế trở thành khu vực có tỉ trọng lớn thứ hai sau công nghiệp và xây dựng, chiếm 35,98%

năm 2018. Tỉnh nhà có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá mạnh và hoàn toàn phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngu n: Sở k ho c v đầu t Lon An, 2008, 2010, 2012, 2014, 2018.

Biểu đồ 2.8. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh Long An - Ngành công nghiệp

Những năm qua ngành công nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc và tương đối ổn định. Sản phẩm công nghiệp ngày càng đa dạng, tập trung ở các sản phẩm thuộc nhóm công nghiệp chế biến và chế tạo. Việc phát huy tốt lợi thế về vị trí địa lí, tạo môi trường đầu tư thông thoáng là thuận lợi để tỉnh nhà thu hút vốn FDI từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapo.... Nguồn vốn FDI từ các quốc gia này chủ yếu được phân bổ vào khu vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và chế tạo (chiếm khoảng 76% tổng số vốn đầu tư năm 2008).

Bảng 2.18: Tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp tỉnh Long An

Sản phẩm 2008 2010 2015 2017 2018

Điện thương phẩm (triệu KWh) 1256 1794 3509 4088 4630 Thuốc tây (triệu viên) 361 390 8.308 12.756 10.721

Giấy (tấn) 27.466 36.257 39.500 39.573 46.578

Xay xát gạo (nghìn tấn) 708 781 1.458 1.338 1.268 Vải thành phẩm (nghìn m2) 26.018 92.757 205.560 233.577 205.275 Thức ăn gia súc (nghìn tấn) 1020 1051 1724 1931 2057

Ngu n: Niên giám thống kê Long An 2008, 2018

39.4 36.8 32.5

27.3 20.4

17.95

32.4 33.3 37.5

41.5 42

46.07

28.2 29.9 30 31.2 37.6 35.98

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

2008 2010 2012 2014 2016 2018 Năm

Nhìn chung, các sản phẩm công nghiệp đều tăng về sản lượng, trong đó một số sản phẩm như điện, giấy, thức ăn gia súc, xay xát gạo, giày dép, quần áo may sẵn, nhựa...có sản lượng tăng liên tục qua các năm. Trong giai đoạn 2008 - 2018, điện thương phẩm tăng khoảng 3,7 lần - tăng từ 1256 triệu KWh lên 4630 triệu KWh;

giấy tăng từ 27.466 tấn lên 46.578 tấn; xay xát gạo tăng từ 708 nghìn tấn lên 1268 nghìn tấn, vải thành phẩm tăng từ 26.018 nghìn m2 lên 205.275 nghìn m2; riêng thuốc tây tăng mạnh nhất từ 361 triệu viên lên 10.721 triệu viên - tăng khoảng 29,7 lần.

- Nông - lâm - thủy sản + Trồng trọt

Bảng 2.19. Diện tích một số cây trồng theo huyện tỉnh Long An năm 2018 Đ n vị: ha

DVHC Lúa Ngô Cây hàng năm Cây ăn quả

Toàn tỉnh 511.270 1300 543.908 9165

Thành phố Tân An 7.070 6,5 7.475 7,5

Thị xã Kiến Tường 31.180 1,4 31.859 4,0

Huyện Tân Hưng 78.350 18,4 79.102 0,2

Huyện Vĩnh Hưng 57.670 13,0 59.527 4,0

Huyện Mộc Hóa 44.160 - 44.957 1,9

Huyện Tân Thạnh 79.250 8,0 80.509 8,7

Huyện Thạnh Hóa 42.310 - 45.950 324,0

Huyện Đức Huệ 46.890 90,0 48.381 2.612

Huyện Đức Hòa 30.440 1147,6 38.004 326,1

Huyện Bến Lức 9.190 - 15.805 5393,3

Huyện Thủ Thừa 38.400 11,5 40.619 477

Huyện Cần Đước 19.980 0,5 21.564 0,5

Huyện Cần Giuộc 9.940 - 13.334 1,9

Huyện Châu Thành 960 1,3 1.043 2,6

Ngu n: Niên giám thống kê Long An 2018

Nhờ lợi thế về đất đai và khí hậu, ngành trồng trọt của tỉnh có điều kiện phát triển với cơ cấu cây trồng đa dạng. Mặc dù lúa là cây chủ lực, nhưng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã làm thay đổi không nhỏ bức tranh phân bố nông nghiệp của tỉnh. Hiện nay, tại nhiều địa phương trong tỉnh ta cũng bắt gặp diện tích không nhỏ những cây trồng khác như thanh long, chanh, mía, đậu phộng...

Với việc tái cơ cấu trong ngành trồng trọt, các huyện trong tỉnh đã dần chuyển đổi một diện tích không nhỏ đất đai chuyên canh tác lúa có năng suất thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao thành những khu vực trồng các loại cây khác như thanh long, chanh, lạc, ngô, rau...Năm 2018, trên địa bàn tỉnh cây lúa tập trung chủ yếu ở các huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười như Tân Hưng có khoảng 78.350 ha, Vĩnh Hưng có khoảng 57.670 ha, Đức Huệ có khoảng 46.890 ha...Cây ngô chiếm diện tích nhỏ. Các loại cây hàng năm như mía, lác, đay, lạc...có mặt ở hầu hết các huyện trong tỉnh (Bảng 2.19). Diện tích trồng chanh, thanh long, dưa hấu... trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho ngành trồng trọt tỉnh nhà.

+ Thủy sản

Với một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt mang nét đặc trưng của vùng ĐBSCL. Long An có khá nhiều thuận lợi để phát triển ngành thủy sản đặc biệt là nuôi trồng.

Ngu n: Niên giám thống kê Long An 2008, 2018 Biểu đồ 2.9. Sản lƣợng thủy sản khai thác và nuôi trồng tỉnh Long An

Do chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh không ổn định - dao động trong khoảng 11.331 tấn đến 13.357 tấn trong giai đoạn khảo sát. Trong khi đó ngành nuôi trồng lại chiếm ưu thế hơn nhiều so với khai thác và tăng liên tục về sản lượng (tăng từ 28.158 tấn lên 49.368 tấn giai đoạn 2008 - 2018). Năm 2018, tỉnh có khoảng 9751,2 ha nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở ba huyện Cần Đước, Cần Giuộc và Châu Thành. Trong đó khoảng 72,8%

diện tích được sử dụng để nuôi tôm, 26,6% diện tích nuôi cá, các loại thủy sản khác được nuôi rất ít chỉ chiếm 0,6% diện tích.

+ Lâm nghiệp

Dù có nhiều cố gắng trong công tác trồng và bảo vệ rừng, tuy nhiên những năm qua diện tích rừng của tỉnh suy giảm liên tục.

Bảng 2.20. Diện tích rừng tỉnh Long An

Đ n vị: ha

Loại rừng 2008 2010 2013 2015 2016 2018

Tổng 52.800,0 46.490,0 29,738,3 25.625,3 25.035,6 22.562,0

Rừng tự nhiên 800 800 800 979,2 970,2 838,0

Rừng trồng 52.000,0 45690,4 28.938,3 24.655,1 24.060,4 21.724,0 Ngu n: Niên giám thống kê Long An

11331 11063 12361 13357 12066

28185 30510

42253

46427 49368

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

2008

Khai thác Nuôi trồng Tấn

2010 2015 2017 2018 Năm

Nếu năm 2010 toàn tỉnh cú 46.490,4 ha rừng, thỡ đến năm 2018 hơn ẵ diện tớch rừng của tỉnh đã mất đi do nuôi tôm và trồng lúa. Năm 2018, tỉnh có 22.562 ha rừng, trong đó rừng sản xuất chiếm diện tích lớn nhất khoảng 18.570,3 ha, 2034,4 ha rừng phòng hộ (thực vật chủ yếu là bần, dừa nước) tập trung chủ yếu ở huyện Thạnh Hóa, còn lại khoảng 1.961,4 ha là rừng đặc dụng tập trung nhiều ở huyện Mộc Hóa. Bên cạnh đó, chất lượng rừng cũng suy giảm, phần lớn diện tích rừng của tỉnh hiện nay là rừng trồng chiếm khoảng 96,3% diên tích rừng, rừng tự nhiên chỉ chiếm khoảng 3,7% diện tích.

Bảng 2.21. Diện tích rừng hiện có tại một số huyện tỉnh Long An

Đ n vị: ha

V C 1999 2010 2015 2016 2017 2018

Thị xã Kiến Tường - - 370,0 312,8 286,7 255,7

Huyện Tân Hưng 13.731,0 7.130,9 2.591,5 2.436,4 2.290,4 2.104,0 Huyện Vĩnh Hưng 3.035,0 1.441,0 100,4 100,4 100,4 93,6 Huyện Mộc Hóa 4.581,0 5.766,2 1.884,2 1.883,1 1.692,5 1.674,0 Huyện Tân Thạnh 5.540,0 5.343,5 1.859,7 1.723,3 1.694,3 1.660,1 Huyện Thạnh Hóa 2.850,0 15.384,5 9.547,4 9.573,6 9.454,4 9.590,2 Huyện Thủ Thừa - 3.275,0 2.009,6 1.910,7 1.714,2 1.714,1 Ngu n: Niên giám thống kê Long An 2018 Do chuyển đổi mục đích sản xuất cũng như nạn cháy rừng nên diện tích rừng sụt giảm rất mạnh tại các huyện. Phần lớn rừng của tỉnh là rừng tràm và thuộc quyền sở hữu của người dân, được sử dụng cho mục đích xây dựng và làm chất đốt.

Trong một thời gian dài cây tràm liên tục bị rớt giá, nhu cầu làm chất đốt từ gỗ tràm giảm, hơn nữa thời gian trồng tràm và chờ thu hoạch khá lâu nên buộc người dân phải phá bỏ để chuyển sang canh tác lúa, nuôi cá, nuôi tôm, trồng ổi, chuối, chanh...

có giá trị kinh tế cao hơn và thời gian thu hoạch ngắn hơn để cải thiện cuộc sống.

Hiện nay các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước có diện tích rừng rất nhỏ, các huyện Châu Thành, Tân Trụ, TP Tân An hầu như không có rừng. Phần lớn diện tích rừng của tỉnh tập trung tại huyện Thạnh Hóa và các huyện Tân Hưng, Thủ Thừa, Mộc Hóa. Hệ sinh thái rừng tràm trên đất phèn đang bị tàn phá nặng nề đã gây ảnh

hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái của tỉnh nói riêng và ĐBSCL nói chung.

- Dịch vụ + Thương mại

Ngành thương mại của tỉnh có bước phát triển mạnh mẽ, năm 2018 có 8 siêu thị và trung tâm thương mại đang hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảng 2.22. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tỉnh Long An

Đ n vị: tỉ đ ng Năm Bán lẻ hàng

hóa

Dịch vụ lưu trú, ăn uống

Dịch vụ lữ hành

Dịch vụ khác

2010 15.261,0 2.127,8 1,3 383,8

2015 40.533,5 5.434,3 14,1 1.080,6

2016 47.983,2 6.091,8 14,7 1.374,3

2017 55.751,1 6.760,9 17,9 1.547,8

2018 64.598,6 7.544,7 21,6 1.771,3

Ngu n: Niên giám thống kê Long An 2018

Ngu n: Tính toán theo niên giám thống kê Long An 2018 Biểu đồ 2.10. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

theo giá hiện hành tỉnh Long An

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tỉnh nhà tăng liên tục trong giai đoạn 2010 - 2018, tăng từ 15.261,0 tỉ đồng lên 64.598,6 tỉ đồng - tăng 4,2 lần. Doanh thu các dịch vụ

85,86

% 11,97

%

0,01% 2,16%

2010

87,37%

10,2%

0,03% 2,4%

2018

Bán lẻ hàng hóa

DV lưu trú, ăn uống DV lữ hành DV khác

tiêu dùng như lưu trú, ăn uống, lữ hành....cũng tăng liên tục trên địa bàn toàn tỉnh.

Ngành bán lẻ hàng hóa có mức doanh thu cao nhất chiếm khoảng 87,37% doanh thu năm 2018, các mặt hàng ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu của người dân, tập trung chủ yếu ở một số mặt hàng lương thực thực phẩm, gỗ và vật liệu xây dựng, đồ dùng trang trí, thiết bị gia đình, xăng dầu, phương tiện đi lại...Năm 2018, dịch vụ lưu trú, ăn uống có doanh thu 7.544,7 tỉ đồng chiếm khoảng 10,2% doanh thu dịch vụ tiêu dùng, trong khi đó dịch vụ lữ hành có mức doanh thu thấp nhất, chỉ khoảng 0,03% (21,6 tỉ đồng).

+ Du lịch

Với nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển, tuy nhiên ngành du lịch tỉnh nhà vẫn chưa khai thác hết thế mạnh của các địa phương. Cơ sở lưu trú còn nhiều hạn chế, dịch vụ du lịch chưa đa dạng, thiếu sự kết nối giữa các điểm cũng như các tour du lịch, đồng thời cũng chưa xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng... làm du lịch tỉnh nhà phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tuy nhiên, nhờ những cố gắng trong thời gian qua, du lịch tỉnh đã có nhiều khởi sắc, số lượt khách và doanh thu từ ngành du lịch đang không ngừng tăng lên.

Bảng 2.23. Số khách và doanh thu du lịch tỉnh Long An

Năm Khách du lịch (lượt người) Doanh thu

(triệu đồng) Khách trong nước Khách quốc tế

2008 196.612 2888 57.058

2010 278.686 4592 49.318

2015 686.899 9680 113.664

2017 866.870 14.991 157.056

2018 954.237 18.290 184.160

Ngu n: Niên giám thống kê Long An 2008, 2018 Trong giai đoạn 2008 - 2018, số khách du lịch đến tỉnh tăng từ 199.500 lượt khách lên 972.527 lượt khách. Mặc dù có sự gia tăng về lượng khách nhưng phần lớn khách du lịch vẫn đến từ trong nước ( 954.237 lượt người - chiếm hơn 98 tổng lượng khách năm 2018). Hoạt động du lịch còn thiếu sự hấp dẫn đối với khách quốc tế, chưa đến 2% khách du lịch (18.290 lượt người) đến từ các quốc gia khác.

Lượng khách du lịch tăng đã kéo theo doanh thu của ngành này cũng tăng lên khoảng 3,2 lần (từ 57.058 tỉ tăng lên 184.160 tỉ). Tuy nhiên, theo các số liệu thống kê thì hiện nay mức tăng của doanh thu vẫn thấp hơn mức tăng của khách du lịch là 4,9 lần.

 Cơ cấu kinh tế theo thành phần

Nền kinh tế thị trường với chính sách mở cửa đã làm đa dạng hóa các lại hình sở hữu. Trong giai đoạn khảo sát, khu vực kinh tế ngoài nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

Điều này có thể thấy rõ qua sự hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảng 2.24. Số doanh nghiệp đang hoạt động theo thành phần kinh tế tỉnh Long An

Đ n vị: Doanh nghiệp Loại doanh nghiệp 2010 2014 2015 2016 2017

DN nhà nước 29 26 24 24 24

DN ngoài nhà nước 2749 3568 4191 4600 5439

DN có vốn nước ngoài 170 319 409 492 529

Ngu n: Niên giám thống kê Long An 2018 Số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh tăng liên tục. Năm 2010 tỉnh có 2749 doanh nghiệp ngoài nhà nước và 170 doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Con số này đã tăng lên 5439 và 529 vào năm 2017. Phần lớn các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh đều là doanh nghiệp ngoài nhà nước, chiếm 90,8% tổng số doanh nghiệp vào năm 2017. Số doanh nghiệp có vốn nước ngoài mặc dù còn chiếm tỉ trọng thấp nhưng tăng rất mạnh trong những năm gần đây, tăng từ 170 doanh nghiệp lên 529 doanh nghiệp - tăng khoảng 3 lần. Hiện nay, nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực của tỉnh (trừ điện thương phẩm) do các doanh nghiệp ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài sở hữu. Các mặt hàng cặp túi da, giày dép da, quần áo may sẵn, nước khoáng... đa số là sản phẩm của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài.

Trong lĩnh vực tiêu dùng, tổng mức bán lẻ hàng hóa thuộc khu vực kinh tế cá

thể và khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỉ trọng cao nhất và không ngừng tăng. Trong giai đoạn 2010 - 2018, tỉ trọng khu vực kinh tế cá thể tăng từ 75% lên 80%, khu vực kinh tế tư nhân chiếm khoảng 13 năm 2010 đã tăng lên 17 năm 2018. Riêng khu vực kinh tế nhà nước có tỉ trọng giảm rất nhiều trong tổng mức bán lẻ hàng hóa, giảm từ 11% xuống 3 giai đoạn này. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng rất thấp, gần như bằng 0 vào năm 2018 (Biểu đồ 2.11).

Ngu n: Niên giám thống kê Long An 2018 Biểu đồ 2.11. Cơ cấu tổng mức bán lẻ theo thành phần kinh tế tỉnh Long An

 Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ

Hoạt động kinh tế theo lãnh thổ có sự chênh lệch giữa các đơn vị hành chính trong tỉnh. Phần lớn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung ở các huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm như Bến Lức, Đức Hòa, Cần Giuộc. Trong khi đó các huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười như Tân Hưng, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa số khu công nghiệp ít hơn nhưng lại có sản lượng và năng suất lúa rất cao.

Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa có diện tích trồng rau củ quả rất lớn. Phần lớn diện tích thanh long của tỉnh nằm tại hai huyện Châu Thành và Tân Trụ. Đất nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh tập trung tại các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành, Tân Trụ, Tân Hưng, Mộc Hoá, Vĩnh Hưng...điều này đã tạo nên sự phân hóa kinh tế theo lãnh thổ khá rõ rệt.

11%

13%

75%

1%

2010

3%

17%

80%

2018

Nhà nước Tư nhân Cá thể Có vốn NN

Một phần của tài liệu Dân số và phát triển kinh tế xã hội tỉnh long an (Trang 81 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)