CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Đo lường sự ưa thích rủi ro
Với mục tiêu đo lường sự ưa thích rủi ro khi kết quả sản xuất thay đổi, việc tính toán hệ số sự ưa thích rủi ro trong nghiên cứu này dựa trên cơ sở lý thuyết lợi ích kỳ vọng như đã trình bày trong Mục 2.2.1. Bởi vì mục tiêu của nghiên cứu là đo lường sự ưa thích rủi ro về kết quả sản xuất, tức sản lượng được nhiều hay được ít nên lý thuyết lợi ích kỳ vọng là phù hợp nhất với nghiên cứu này. Theo đó, phương pháp danh sách giá tổng hợp (Multiple Price List – MLP) được sử dụng để đo lường. Phương pháp này được thực hiện bằng việc thiết kế trò chơi xổ số như trong nghiên cứu của Holt và Laury (2002) và Khor và cộng sự (2018) để thực hiện đo lường sự ưa thích rủi ro của người nông dân. Lựa chọn trò chơi xổ số theo thiết kế của Holt và Laury (2002) sẽ đơn giản và dễ hiểu hơn đối với những người nông dân..
Trò chơi xổ số được thiết kế với 10 tình huống và hai phương án lựa chọn dựa trên nghiên cứu của Holt và Laury (2002) được trình bày cụ thể trong Bảng 3.1. Số tiền trả thưởng cố định ở 4 mức, với phương án an toàn (phương án A) là 35 ngàn và 44 ngàn, với phương án rủi ro (phương án B) là 2 ngàn và 85 ngàn.
Số tiền thưởng được thanh toán phải đảm bảo nguyên tắc là mức độ chênh lệch ở phương án an toàn thấp hơn mức chênh lệch ở phương án rủi ro.
Bảng 3.3 Phương án trả thưởng trong trò chơi xổ số
Thứ tự
Phương án A E(A)
(1000đ)
Phương án B E(B)
(1000đ) Nhận được
35.000đ
Nhận được 44.000đ
Nhận được 2.000đ
Nhận được 85.000đ
1 Bốc được số 1-9 Bốc được số 10 35,9 Bốc được số 1-9 Bốc được số 10 10,3
2 Bốc được số 1-8 Bốc được số 9,10 36,8 Bốc được số 1-8 Bốc được số 9,10 18,6
3 Bốc được số 1-7 Bốc được số 8-10 37,7 Bốc được số 1-7 Bốc được số 8-10 26,9
4 Bốc được số 1-6 Bốc được số 7-10 38,6 Bốc được số 1-6 Bốc được số 7-10 35,2
5 Bốc được số 1-5 Bốc được số 6-10 39,5 Bốc được số 1-5 Bốc được số 6-10 43,5
6 Bốc được số 1-4 Bốc được số 5-10 40,4 Bốc được số 1-4 Bốc được số 5-10 51,8
7 Bốc được số 1-3 Bốc được số 4-10 41,3 Bốc được số 1-3 Bốc được số 4-10 60,1
8 Bốc được số 1,2 Bốc được số 3-10 42,2 Bốc được số 1,2 Bốc được số 3-10 68,4
9 Bốc được số 1 Bốc được số 2-10 43,1 Bốc được số 1 Bốc được số 2-10 76,7
10 Bốc được số 1-10 44 Bốc được số 1-10 85
Nguồn: Tác giả cập nhật từ thiết kế của Khor và cộng sự (2018), Holt và Laury (2002) Số tiền thanh toán cho trò chơi sổ số được tác giả đưa ra dựa trên cơ sở tiền công trung bình một ngày công của những người trồng lúa và từ thiết kế trò chơi của Khor và cộng sự (2018) và Holt và Laury (2002) được quy đổi ra giá trị tiền Việt Nam. Số tiền lớn nhất mà các hộ gia đình nhận được dựa vào thiết kế là 50% thu nhập bình quân một ngày công của các hộ nông dân (50% của 170 ngàn đồng/ngày công). Mức thưởng thấp nhất phải đảm bảo được sự chênh lệch lớn đối với mức thưởng cao nhất, căn cứ theo quy đổi từ nghiên cứu của Holt and Laury (2002) theo tỷ giá hiện tại, tác giả chọn mức 2 ngàn đồng. Mức trả thưởng ở phương án A phải đảm bảo sự chênh lệch ít nhất, bên cạnh đó để đảm bào thiết kế mức bàng quan với rủi ro ở câu 5, số tiền ở phương án này sẽ được xác định ở
khoảng giữa của mức cao nhất và thấp nhất, do đó tác giả chọn 2 mức là 35 ngàn đồng và 44 ngàn đồng.
Mức thưởng không thay đổi trong 10 tình huống nhưng xác suất nhận được từng mức thưởng sẽ thay đổi theo nguyên tắc xác suất nhận số tiền thấp sẽ thấp dần và xác suất nhận số tiền cao sẽ tăng lên ở cả hai phương án A và B. Xác suất các mức thưởng và số tiền trả thưởng được thiết kế để đảm bảo như trong trò chơi của Khor và cộng sự (2018) và Holt và Laury (2002). Đó là 4 dòng trả thưởng đầu mức trả thưởng kỳ vọng của phương án an toàn E(A) phải cao hơn so với mức trả thưởng kỳ vọng ở phương án rủi ro E(B) và mức chênh lệch giảm dần. Bắt đầu từ dòng thứ 5 mức trả thưởng kỳ vọng của phương án rủi ro cao hơn so với mức thưởng kỳ vọng của phương án an toàn và mức chênh lệch này càng tăng dần. Mức chênh lệch nhỏ nhất của phương án an toàn và phương án rủi ro là tại dòng thứ 5.
3.2.2. Cách thức tiến hành trò chơi
Người chơi được phỏng vấn viên giải thích, hướng dân cách chơi, lấy ví dụ minh họa để người chơi hiểu. Cách thức tiến hành trò chơi cụ thể như sau
Bước 1: Người chơi đọc kỹ các trường hợp xảy ra trong bảng phương án trả thưởng, lựa chọn phương án A hoặc B trong mỗi trường hợp (chỉ chuyển phương án từ A sang B và không có chiều ngược lại)
Bước 2: Người chơi bốc 1 tờ giấy trong số 10 tờ giấy trong hộp có ghi số được chuẩn bị sẵn. Số được ghi trên tờ giấy sẽ cho biết thứ tự phương án mà người chơi được trả thưởng. Ví dụ người chơi bốc trúng số 3 thì phương án trả thưởng sẽ là ở dòng thứ 3. Sau đó bỏ tờ giấy lại vào trong hộp.
Bước 3: Người chơi tiếp tục bốc 1 trong 10 tờ giấy trong hộp để xác định số tiền được trả thưởng theo phương án trả thưởng được người chơi bốc trước đó.
Vì dụ người chơi bốc trúng số 4 thì sẽ được nhận 35 ngàn đồng nếu người chơi chọn phương án A và nhận được 2 ngàn đồng nếu người chơi chọn phương án B (là phương án trả thưởng ở dòng thứ 3 mà người chơi đã bốc ở bước 2).
Tất cả các phương án đều có thể được lựa chọn để trả thưởng vì người chơi bốc ngẫu nhiên 1 con số từ 1 đến 10 để lựa chọn tình huống trả thưởng, sự lựa chọn của người chơi sẽ quyết định mức thưởng mà họ được nhận. Người chơi được quyền xem lại toàn bộ lựa chọn của mình và được thay đổi phương án lựa chọn nếu thấy cần thiết trước khi bốc phương án được lựa chọn để trả thưởng.
Việc chuyển phương án lựa chọn từ tình huống 1 đến tình huống 10 chỉ được thay đổi 1 lần và phải từ A sang B chứ không thể có chiều ngược lại.
Trường hợp người nông dân chọn phương án an toàn trong cả 10 lựa chọn, điều này có thể do người nông dân không hiểu trò chơi xổ số. Họ sẽ được hướng dẫn lại và chơ lại trò chơi thêm một lần nữa. Để đảm bảo các câu trả lời của các hộ nông dân là chính xác và chân thật nhất, tất cả 238 hộ nông dân tham gia phỏng vấn sẽ được chơi thật và trả tiền thật. Tổng số tiền chi trả cho các hộ nông dân ở câu hỏi đo lường sự ưa thích rủi ro là 11.667.000 VNĐ (mười một triệu sáu trăm sáu bảy ngàn đồng).
3.2.3. Tính toán hệ số sự ưa thích rủi ro
Chỉ số ưa thích rủi ro được xác định dựa vào điểm chuyển từ phương án an toàn (phương án A) sang phương án rủi ro (phương án B). Dựa vào số phương án an toàn (phương án A) được chọn để xác định giá trị trên cơ sở xác định hàm lợi ích kỳ vọng như trong lý thuyết lợi ích kỳ vọng cụ thể như phương trình 3.1.
U(Y) = (3.1)
Trong đó r là hệ số ác cảm rủi ro - Coefficient of Relative Risk Aversion (CRRA) một chỉ số đo lường sự ưa thích rủi ro của người chơi, CRRA <0 đây là người ưa thích rủi ro, CRRA = 0 là những người trung lập với rủi ro và CRRA> 0 với những người không thích rủi ro. Y là lượng tiền được thanh toán trong trò chơi xổ số.
Về nguyên tắc, người chơi sẽ chọn phương án A khi lợi ích kỳ vọng của phương án A lớn hơn hoặc bằng lợi ích kỳ vọng của phương án B (tức UE(A)>=
UE(B)). Với: UE(A) = p1.U(A1) + p2.U(A2) (3.2)
UE(B) = p1.U(B1) + p2.U(B2) (3.3) Ở đây A1, A2 là lượng tiền trả thưởng ở phương án A; B1, B2 là lượng tiền trả thưởng ở phương án B. Còn p1, p2 là xác suất được nhận tương ứng với từng lượng tiền của mỗi phương án. Và người chơi chỉ chuyển sang chọn phương án B khi UE(A)<=UE(B). Chỉ có một khoảng giá trị r thỏa mãn điều kiện này.
Ví dụ người chơi chuyển từ phương án A sang phương án B ở dòng số 3.
Ta có U(A)2 > U(B)2 (với U(A)2 là lợi ích kỳ vọng của phương án A ở dòng thứ 2 và U(B)2 là lợi ích kỳ vọng của phương án B ở dòng thứ 2), tức là:
0,8 + 0,2 > 0,8 + 0,2 (3.4)
và U(A)3 < U(B)3 (với U(A)3 là lợi ích kỳ vọng của phương án A ở dòng thứ 3 và U(B)3 là lợi ích kỳ vọng của phương án B ở dòng thứ 3), tức là:
0,7 + 0,3 < 0,7 + 0,3 (3.5)
Từ Phương trình 3.4 và 3.5 ta có thể tính được giá trị của r khi người chơi chuyển từ phương án A sang phương án B ở dòng số 3. Hay nói cách khác, dựa vào số câu lựa chọn phương án an toàn của người nông dân, mức độ ưa thích rủi ro sẽ được xác định và kết quả sẽ được sử dụng để đưa vào mô hình hồi quy ở chương sau.
Kết quả tính toán hệ số ưa thích rủi ro dựa vào điểm chuyển từ phương án A sang phương án B được trình bày trong Bảng 3.2. Cơ sở để tác giả phân chia mức độ ưa thích rủi ro như Bảng 3.2 là dựa vào kết quả tính toán r. Từ hàm lợi ích 3.1 ở trên chúng ta thấy r <0 là những người ưa thích rủi ro, giá trị tuyệt đối r càng lớn thì mức độ ưa thích rủi ro càng cao, r = 0 là những người trung lập với rủi ro và r>0 là những người không ưa thích rủi ro, giá trị tuyệt đối r càng lớn mức độ không ưa thích rủi ro càng cao. Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo cách xếp hạng mức độ ưa thích rủi ro theo từng mức chuyển trong nghiên cứu của Holt và Laury (2002).
Bảng 3.4 Kết quả tính toán giá trị hệ số sự ưa thích rủi ro Số phương án an
toàn được chọn
Khoảng hệ số sự ưa thích rủi ro
Xếp hạng sự ưa thích rủi ro
0 r<-1,69 Cực kỳ ưa thích rủi ro
1 -1,69<r < -0.93 Cực kỳ ưa thích rủi ro 2 -0.93< r < -0,47 Rất ưa thích rủi ro 3 -0.47< r < -0,14 Ưa thích rủi ro 4 -0.14< r < 0,15 Trung lập rủi ro 5 0.15< r < 0,41 Hơi e ngại rủi ro 6 0.41< r < 0,67 E ngại rủi ro 7 0.67< r < 0,96 Rất e ngại rủi ro 8 0.96< r < 1,34 Cực kỳ e ngại rủi ro 9-10 1,34< r Không chấp nhận rủi ro