Kết quả đo lường sự ưa thích rủi ro

Một phần của tài liệu Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 116 - 119)

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2. Kết quả đo lường sự ưa thích rủi ro

Câu hỏi lựa chọn được đưa ra cho các hộ nông dân với 10 tình huống. Các tình huống ở phương án A an toàn hơn, xác suất nhận tiền nhiều hơn càng ngày càng tăng. Phương án B rủi ro hơn, xác suất nhận tiền cao cũng càng ngày càng tăng. Sự ưa thích rủi ro được đo lường tại dòng mà người được hỏi chuyển từ lựa chọn phương án A sang lựa chọn phương án B. Khi người trả lời chuyển từ lựa chọn phương án A sang lựa chọn phương án B ở những câu càng cao thì người đó càng ghét rủi ro và mong muốn được an toàn.

Kết quả điều tra cho thấy, có 19,33% số người chỉ chuyển sang phương án B tại câu số 10, tức là câu mà chắc chắn 100% họ nhận được số tiền cao nhất.

Đây là những người không chấp nhận rủi ro, muốn có sự đảm bảo chắc chắn. Bên cạnh những người cực kỳ không ưa thích rủi ro thì cũng có 9,66% số người chọn phương án B ngay ở trường hợp đầu tiên. Đây là những người cực kỳ ưa thích rủi ro, vì câu đầu tiên này xác suất để họ nhận được số tiền lớn (85 ngàn đồng) là cực kỳ thấp chỉ 10%, 90% còn lại họ chỉ nhận được 2 ngàn đồng. Số lượng người chuyển sang chọn phương án B ở câu thứ 6 trở đi cũng khá cao chiếm 18,07% số người. Đây được xem là những người trung lập với rủi ro, không ưa thích rủi ro nhưng cũng không ghét rủi ro. Qua kết quả lựa chọn các phương án cho thấy, người nông dân là những người khá không ưa thích sự rủi ro, họ mong muốn một sự chắc chắn. Kết quả nghiên cứu của Khor và cộng sự (2018) cũng cho thấy đươc người nông dân là những người không ưa thích rủi ro khi ông nghiên cứu sự ưa thích rủi ro của nông dân ở Huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.

Bảng 5.27 Kết quả lựa chọn các tình huống

Câu Tổng Tỷ lệ An Giang Kiên Giang Vĩnh Long

chuyển phương án

Số người

(%) Số

Người

Tỷ lệ (%)

Số Người

Tỷ lệ (%)

Số Người

Tỷ lệ (%)

1 23 9,66 13 14,13 5 7,04 5 6,67

2 12 5,04 2 2,17 4 5,63 6 8,00

3 16 6,72 3 3,26 7 9,86 6 8,00

4 18 7,56 3 3,26 5 7,04 10 13,33

5 24 10,08 8 8,70 7 9,86 9 12,00

6 43 18,07 13 14,13 15 21,13 15 20,00

7 15 6,30 5 5,43 5 7,04 5 6,67

8 28 11,76 15 16,30 4 5,63 9 12,00

9 13 5,46 6 6,52 4 5,63 3 4,00

10 46 19,33 24 26,09 15 21,13 7 9,33

Tổng 238 100 92 100 71 100 75 100

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra Kết quả từ Bảng 5.2 cho thấy, tại An Giang tỷ lệ người chuyển sang chọn phương án B ở câu số 10 là cao nhất, 26,09%. Trong khi ở Kiên Giang là 21,13%, Vĩnh Long là 9,33% người. Tỷ lệ người chọn phương án B ngay ở những câu đầu tiên ở An Giang khá cao (14,13%). Còn ở Kiên Giang, Vĩnh Long thấp hơn (7,04 và 6,67%). Điều này cho thấy ở An Giang những người cực kỳ ghét rủi ro nhiều hơn so với hai tỉnh còn lại và những người cực kỳ ưa thích rủi ro cũng nhiều hơn so với ở hai tỉnh còn lại. Tuy nhiên để kết luận tỉnh nào có mức độ ưa thích rủi ro cao hơn thì cần kiểm định điểm trung bình của hệ số ưa thích rủi ro. Giá trị trung bình của sự ưa thích rủi ro giữa các tỉnh được thể hiện ở Bảng 5.3.

Bảng 5.28 Giá trị trung bình sự ưa thích rủi ro giữa các tỉnh Tỉnh Giá trị trung bình

An Giang 0,33

Kiên Giang 0,21

Vĩnh Long 0,05

Mức ý nghĩa 10%

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra

Bảng 5.3 thể hiện giá trị trung bình của sự ưa thích rủi ro giữa các tỉnh.

Qua số liệu cho thấy, giá trị trung bình của An Giang cao nhất 0,33, Kiên Giang

là 0,21, Vĩnh Long thấp nhất 0,05. Kết quả kiểm định F-test Oneway ANOVA cho thấy mức ý nghĩa thống kê là 10%. Nghĩa là có sự khác biệt về sự ưa thích rủi ro giữa các tỉnh trong nghiên cứu với mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy tại An Giang mức độ không ưa thích rủi ro của người dân là cao nhất, tiếp đến là đến Kiên Giang và cuối cùng là Vĩnh Long. Kết quả này là thông tin hữu ích để cơ quan ban ngành các địa phương có những thiết kế chính sách, phương pháp tuyên truyền khác nhau đối với những nhóm người có mức độ ưa thích rủi ro khác nhau và giữa những địa phương khác nhau. Đối với những người có mức độ ưa thích rủi ro cao hơn, khi tuyền truyền, tập huấn có thể khai thác vấn đề về chi phí và hiệu quả của việc sử dụng thuốc để họ ra quyết định giảm bớt lượng thuốc BVTV sử dụng, đối với những người không ưa thích rủi ro có thể nhấn mạnh đến những đánh đổi về sức khỏe họ phải chiu khi sử dụng vượt mức liều lượng của thuốc BVTV cũng như hiệu quả diệt trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng của những loại thuốc BVTV có độ độc thấp.

5.2.2. Sự ưa thích rủi ro phân theo độ tuổi

Để xem xét sự khác biệt sự ưa thích rủi ro giữa các nhóm tuổi, cần xem xét giá trị trung bình của các nhóm tuổi này. Việc phân chia thành bốn nhóm tuổi giúp chúng ta dễ dàng so sánh hơn. Nhóm thứ nhất từ 20 tuổi trở xuống, nhóm thứ hai từ trên 20 tuổi đến 40 tuổi, nhóm thứ ba trên 40 tuổi đến 60 tuổi, nhóm cuối cùng trên 60 tuổi. Tuy nhiên, trong số 238 cá nhân được điều tra, người nhỏ tuổi nhất là 29 tuổi, nên nhóm thứ nhất không có cá nhân nào và chỉ còn ba nhóm tuổi.

Bảng 5.29 Sự ưa thích rủi ro phân theo nhóm tuổi

Tỉnh Giá trị trung bình

Trên 20 đến 40 tuổi 0,17 Trên 40 đến 60 tuổi 0,19

Trên 60 tuổi 0,29

Mức ý nghĩa Không có ý nghĩa thống kê

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra Số liệu ở Bảng 5.4 cho thấy, mức độ ưa thích rủi ro giữa các nhóm tuổi không có chênh lệch nhiều. Tuy nhiên, kết quả kiểm định F-test One-way ANOVA cho thấy không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là chưa thể kết luận sự khác biệt về sự ưa thích rủi ro giữa các độ tuổi.

5.2.3. Sự ưa thích rủi ro và lượng thuốc BVTV sử dụng

Bảng 5.30 Lượng thuốc BVTV sử dụng phân theo ba nhóm ưa thích rủi ro Đơn vị tính: gam a.i/ha

Nhóm Lượng thuốc BVTV

sử dụng trung bình Ưa thích rủi ro 1.116,0

Bàng quan với rủi ro 1.934,9 Không ưa thích rủi ro 5.026,5

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra Mức độ ưa thích rủi ro được tác giả phân thành ba nhóm, đó là nhóm ưa thích rủi ro, nhóm bàng quan với rủi ro và nhóm không ưa thích rủi ro. Lượng thuốc BVTV trung bình được sử dụng phân theo ba nhóm được thể hiện trong Bảng 5.5.

Lượng thuốc BVTV trung bình sử dụng của nhóm không ưa thích rủi ro nhiều hơn nhóm bàng quan với rủi ro, và nhóm bàng quan với rủi ro sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn nhóm ưa thích rủi ro. Như vậy chúng ta thấy càng không ưa thích rủi ro hộ nông dân càng sử dụng nhiều thuốc BVTV bởi vì họ sợ rằng nếu không sử dụng sâu bệnh sẽ làm cho mùa màng bị thất bát, họ sẽ bị mất sản lượng.

Một phần của tài liệu Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w