CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI KHU VỰC
4.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội tại Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL thuộc cực nam của Việt Nam, là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông tiếp giáp phía Tây vùng Đông Nam Bộ. ĐBSCL có ba mặt giáp biển, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. ĐBSCL có diện tích hơn 40,8 ngàn km2, chiếm 12,3% diện tích cả nước (TCTK, 2018), gồm 13 tỉnh thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang và thành phố Cần Thơ.
Về điều kiện khí hậu, ĐBSCL có khí hậu cận xích đạo, mưa nhiều và nóng ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình năm dao động 24 - 27 0C, biên độ nhiệt 2- 30C/năm, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm tương đối thấp, khí hậu khá dễ chịu và ôn hòa. Khí hậu của ĐBSCL chia thành hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu ĐBSCL thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa nước và cây lương thực.
Đất đai ĐBSCL chủ yếu là đất phù sa. Đây là loại đất có độ phì nhiêu cao, thích hợp trong trồng lúa, rau quả và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, ngoài diện tích đất phù sa ngọt, ĐBSCL còn có diện tích đất nhiễm phèn,
mặn. Do đó, đất ở ĐBSCL được chia thành 3 loại chính: đất phù sa ngọt, đất phèn và đất mặn. Đất phù sa ngọt phân bố dọc theo sông Tiền và sông Hậu, đất mặn được phân bố ở vùng ven biển (Hình 4.1). Diện tích đất nông nghiệp chiếm đa số trong tổng diện tích của ĐBSCL. Năm 2016, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của ĐBSCL là 2622,9 ngàn ha, chiếm 64,3% diện tích của toàn vùng.
ĐBSCL là vùng có tỷ trọng đất sản xuất nông nghiệp cao nhất cả nước (TCTK, 2017).
Hình 4.8 Bản đồ sử dụng đất nông nghiệp tại Đồng bằng Sông Cửu Long Nguồn: Chapman và cộng sự (2017) Bản đồ sử dụng đất nông nghiệp tại ĐBSCL cho thấy, diện tích trồng lúa chiếm đa số, phân bố đều ở các địa phương trong khu vực. Các tỉnh ven biển (Cà
Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng), diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm nhiều hơn so với các tỉnh khác. Có thể nói, điều kiện đất đai của ĐBSCL thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa.
4.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐBSCL đóng góp lớn vào sự tăng trưởng GDP quốc gia. Từ năm 2016 - 2018, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân các tỉnh ĐBSCL là 7,5%. Năm 2018, tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người của vùng đạt 2.217 USD, tổng thu ngân sách hơn 243.200 tỷ đồng, đóng góp 18% vào GDP của cả nước. Đây là một vùng quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.
Từ 2016 – 2018, giá trị xuất khẩu hàng hóa của ĐBSCL là 45,8 tỷ USD, đạt 47,6% kế hoạch giai đoạn 2016-2020 (Thanh Liêm, 2018). Tỉnh có GRDP cao nhất ĐBSCL năm 2018 là Long An với giá trị GRDP danh nghĩa đạt 103.179 tỷ đồng, tỉnh thấp nhất là Hậu Giang gần 28.537 tỷ đồng (TCTK, 2018). Trong đó, đóng góp trung bình của khu vực dịch vụ vào GRDP là cao nhất, khu vực nông nghiệp đứng thứ hai trong ba khu vực. Có thể thấy, tình hình tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL trong những năm gần đây chuyển biến tích cực. Các tỉnh trong khu vực có mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, đóng góp lớn cho tăng trưởng chung của cả nước.
Dân số ĐBSCL là 17,8 triệu người (TCTK, 2018), mật độ dân số trung bình chung của vùng là 436 người/km2. Đây là mật độ dân số tương đối cao so với các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, mật độ dân số không đồng đều giữa các tỉnh. Thành phố Cần Thơ là địa phương có mật độ dân số cao nhất khu vực (891 người/km2), tỉnh Cà Mau có mật độ dân số thấp (236 người/km2)(TCTK, 2018).
Sự khác biệt về mật độ dân số ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực.
Tình hình lao động cho biết tiềm năng phát triển kinh tế của vùng đó như thế nào. Đối với ĐBSCL, lực lượng lao động đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng. Lực lượng lao động tại vùng này chiếm tỷ
trọng khá cao so với các vùng khác trong cả nước. Tình hình lao động tại đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện cụ thể trong Bảng 4.1
Bảng 4.9 Tình hình lao động tại Đồng bằng Sông Cửu Long Chỉ tiêu Đơn vị
tính
2015 2016 2017 2018
Lực lượng lao động từ 15 tuổi
ĐBSCL 1.000
người 10.334,6 10.519,3 10.596,6 10.667,1 Cả nước 1.000
người 53.984,2 54.445,3 54.823,8 55.354,2
Tỷ trọng % 19,1 19,3 19,3 19,3
Tỷ lệ lực lượng lao động được đào tạo
ĐBSCL % 11,4 12,0 12,6 13,3
Cả nước % 19,9 20,6 21,4 21,9
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị
ĐBSCL % 3,2 3,7 3,6 3,8
Cả nước % 3,4 3,2 3,2 3,1
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018 Bảng 4.1 cho thấy, lực lượng lao động tại vùng tăng lên hàng năm (từ năm 2015 - 2018). So với cả nước, lực lượng lao động ĐBSCL chiếm tỷ trọng tương đối cao. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động được đào tạo thấp nhất so với các vùng khác trong cả nước. Điều này cho thấy, các tỉnh của ĐBSCL cần chú trọng đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Tỷ lệ thất nghiệp của ĐBSCL cao hơn tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước. Năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp là 3,63% (tỷ lệ của cả nước 3,18%). Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,75% (tỷ lệ của cả nước là 3,1%).