Thực trạng sản xuất lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 91 - 94)

CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI KHU VỰC

4.3. Thực trạng sản xuất lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long

Lúa nước (Oryza sativa L.) gần như có thể mọc quanh năm ở các quốc gia nhiệt đới vùng gió mùa, nóng ẩm. Cây lúa có thể tồn tại khắp nơi kể cả vùng đồi núi đến vùng ngập trũng, kể cả vùng đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Lúa là loại lương thực ngắn ngày, tùy theo từng giống lúa mà có thời gian sinh trưởng khác nhau, thông thường từ 3 đến 6 tháng. Lúa được xem là loại cây lương thực chủ yếu tại Việt Nam, đặc biệt là tại ĐBSCL.

Biểu đồ 4.3 Tỷ trọng diện tích trồng lúa của các vùng

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018 Diện tích trồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả nước (Biểu đồ 4.1), lớn hơn tổng tỷ trọng của các vùng còn lại. Dựa vào số liệu này có thể khẳng định, ĐBSCL là vựa lúa của Việt Nam, là vùng trồng lúa đóng vai trò quan trọng nhất trong cả nước. Tuy nhiên, diện tích trồng lúa tại các tỉnh trong vùng không được phân bố đồng đều. Qua số liệu Bảng 4.5, tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất trong vùng năm 2018 là Kiên Giang với diện tích 728,4 ngàn ha, chiếm tỷ trọng 17,73% tổng diện tích trồng lúa trong vùng.

Tỉnh đứng thứ hai là An Giang với diện tích 623,1 ngàn ha, chiếm tỷ trọng 15,17%. Bến Tre là tỉnh có diện tích trồng lúa ít nhất, 51,7 ngàn ha, chỉ chiếm tỷ trọng 1,26%. Diện tích trồng lúa của các tỉnh có sự biến động giữa các năm, nhưng sự biến động này không đáng kể.

Bảng 4.13 Diện tích trồng lúa tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long Đơn vị tính: Ngàn ha

Tỉnh 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Long An 499,6 527,7 519,2 522,9 527,4 526,7 511,3 Tiền Giang 241,4 235,6 230,6 224,7 215,5 210,8 201,3

Bến Tre 75,8 72,2 66,6 63,0 41,5 54,9 51,7

Trà Vinh 227,4 235,6 235,8 235,8 210,6 220,2 223,3 Vĩnh Long 185,9 181,9 180,2 180,5 176,4 169,4 161,8 Đồng Tháp 487,6 541,8 528,6 546,0 551,4 538,3 520,4 An Giang 625,1 641,4 625,8 644,2 669,0 641,1 623,1 Kiên Giang 725,1 770,4 753,6 769,5 765,9 735,3 728,4 Cần Thơ 228,2 236,6 232,3 239,7 240,0 240,1 237,4 Hậu Giang 214,1 212,0 205,3 207,1 202,2 206,6 194,6 Sóc Trăng 365,9 373,5 363,9 362,7 356,6 348,2 351,7 Bạc Liêu 178,7 181,8 180,2 180,6 172,4 180,6 185,0

Cà Mau 129,2 129,8 127,4 126,6 112,2 113,1 117,4

ĐBSCL 4.184,0 4.340,3 4.249,5 4.301,5 4.241,1 4.185,3 4.107,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê 2018 Trong những năm gần đây, diện tích trồng lúa của một số tỉnh có giảm.

Nguyên nhân một phần là do thiếu lao động làm việc tại địa phương. Lao động trẻ tuổi có xu hướng di cư lên thành phố lớn để kiếm việc làm, ít người ở lại địa phương để sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, một số diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng.

Bảng 4.14 Sản lượng lúa cả năm của các tỉnh tại Đồng bằng Sông Cửu Long Đơn vị tính: Ngàn tấn

Tỉnh 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Long An 2663,5 2816,1 2860,6 2918,7 2802,2 2643,2 2802,7 Tiền Giang 1370,0 1348,7 1370,3 1344,4 1268,1 1249,3 1257,3

Bến Tre 375,0 331,6 318,9 278,8 87,6 227,2 236,8

Trà Vinh 1258,0 1274,8 1326,9 1339,5 956,3 1137,4 1259,3 Vĩnh Long 1079,6 1063,7 1087,2 1094,7 938,7 942,5 968,8 Đồng Tháp 3051,8 3327,0 3300,0 3384,5 3396,8 3206,8 3327,5 An Giang 3941,6 4021,4 4022,9 4073,7 3974,7 3879,6 3890,7 Kiên Giang 4287,1 4471,8 4532,2 4643,0 4161,6 4058,8 4260,2 Cần Thơ 1319,8 1370,3 1367,7 1408,1 1397,8 1387,2 1426,3 Hậu Giang 1179,9 1191,3 1204,6 1293,1 1231,0 1261,0 1239,6 Sóc Trăng 2251,8 2220,0 2265,3 2275,5 2171,1 2105,1 2131,5 Bạc Liêu 986,7 1017,9 1037,0 1064,5 993,1 1064,9 1110,5

Cà Mau 556,0 566,5 552,0 465,2 452,0 446,0 530,7

ĐBSCL 24320,8 25021,1 25245,6 25583,7 23831,0 23609,0 24441,9 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2018 Diện tích trồng lúa của một số tỉnh giảm nên tổng sản lượng lúa của cả vùng có giảm. Tuy nhiên, năm 2018, mặc dù diện tích trồng lúa ít hơn năm 2017 nhưng sản lượng lại tăng lên. Có được kết quả này, là do người dân đã biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lúa, biết sử dụng những giống lúa mới cho năng suất cao hơn. Bên cạnh đó là sự thuận lợi của thời tiết trong năm 2018. Số liệu Bảng 4.6 cho thấy, Kiên Giang vẫn là tỉnh dẫn đầu trong sản xuất lúa của cả vùng.

4.3.2. Tình hình giống lúa được sử dụng và mùa vụ

Kết quả trả lời của 238 hộ được điều tra cho thấy, người dân sử dụng nhiều giống lúa khác nhau (Bảng 4.7). Theo kết quả điều tra, có 24 loại giống được người dân sử dụng. Tuy nhiên, các giống lúa được trồng chủ yếu tại đồng bằng sông Cửu Long là: OM5451, IR50404, Jasmine, Đài thơm 8, ML 202….

Đây đều là các giống lúa có thời gian sinh trưởng khoảng 3 tháng.

Bảng 4.15 Tần suất sử dụng một số giống lúa phổ biến

Đơn vị tính: Số hộ

Giống lúa Hè thu Đông Xuân Thu Đông

Hàm châu 5 3 5

IR50404 14 13 10

Jasmine 1 83 1

ML202 7 13 3

OM576 4 5 3

Đài Thơm 8 29 38 17

OM5451 168 57 133

OM4900 1 10 2

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra Các hộ gia đình tại ba tỉnh nghiên cứu chủ yếu trồng lúa trong 3 vụ. Tuy nhiên, vẫn có một số hộ gia đình chỉ trồng 2 vụ. Trong 238 hộ gia đình được điều tra, có 81,93% số hộ sản xuất 3 vụ và 18,07% số hộ sản xuất 2 vụ.

Bảng 4.16 Số vụ trồng lúa của các hộ nông dân

Đơn vị tính: Số hộ

Số vụ Tần số Tỷ trọng (%)

2 vụ 43 18,07

3 vụ 195 81,93

Tổng 238 100

Nguồn: Thống kê từ kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w