CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.5. Tác động của thuốc BVTV đến chi phí sức khỏe của người nông dân
5.5.1. Tình hình thuê mướn phun thuốc
Để xem xét tác động của thuốc BVTV đến chi phí sức khỏe của người tiếp xúc với thuốc, các phỏng vấn viên sẽ hỏi các hộ gia đình là họ tự phun thuốc hay là thuê người khác phun. Nghiên cứu về tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe của người nông dân không xem xét chi phí sức khỏe đối với những người không tiếp xúc với thuốc BVTV. Câu hỏi này nhằm loại bỏ những người không tiếp xúc với thuốc BVTV, tức là các trường hợp hoàn toàn thuê pha và phun thuốc BVTV.
Khi tiến hành hồi quy mô hình tác động của thuốc BVTV đến sức khỏe người tiếp xúc với thuốc, để đảm bảo tính chính xác, tác giả chỉ tiến hành hồi quy với nhưng hộ có tiếp xúc trực tiếp với thuốc BVTV.
Bảng 5.36 Tình hình thuê mướn phun thuốc của các hộ nông dân Đơn vị tính: Hộ
Hình thức Số hộ Tỷ lệ (%)
Tự pha và tự phun 139 58,4
Tự pha và tự phun một phần 15 6,3
Tự pha và thuê phun 12 5,04
Thuê pha và thuê phun 72 30,25
Tổng 238 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Số liệu Bảng 5.11 cho thấy, các hộ gia đình chủ yếu vẫn tự pha và tự phun. Tỷ lệ tự pha và tự phun chiếm cao nhất là 58,4%. Bên cạnh đó, số hộ không pha, không trực tiếp phun, toàn bộ quy trình đều thuê mướn người phun có 30,25% số hộ. Như vậy, trong 238 hộ được điều tra thì có 166 hộ là có tiếp xúc với thuốc BVTV, 72 hộ còn lại là không tiếp xúc. Do đó, 72 hộ này sẽ không được hỏi về tình hình bệnh tật cũng như chi phí khám chữa bệnh.
5.5.2. Các loại bệnh của người nông dân liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật tại địa bàn nghiên cứu
Bên cạnh việc gây ra các triệu chứng có thể quan sát và cảm nhận được ngay sau khi tiếp xúc, thuốc BVTV còn có khả năng gây ra các loại bệnh tật nếu tiếp xúc trong thời gian lâu dài. Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, nhiều bệnh liên quan đến thuốc BVTV như các bệnh liên quan đến mũi họng;
mắt; cơ, xương, khớp; thần kinh; da liễu; tiêu hóa; hô hấp; tiết niệu; tim mạch (Nguyễn Tuấn Khanh, 2010). Một số bệnh khác như: ung thư, các bệnh dạ dày, bàng quang, thận, đẻ non, vô sinh, dị dạng thai nhi, quái thai, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn hành vi, gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, dị ứng, tăng cảm giác da (Swan và cộng sự, 2003). Các phỏng vấn viên đã hỏi những người nông dân tiếp xúc với thuốc về tình hình sức khỏe của họ trong một năm vừa qua để xác định các loại bệnh mà họ đang mắc phải có liên quan đến thuốc BVTV.
Đối tượng được phỏng vấn là những người nông dân trực tiếp phun hoặc pha thuốc, đối với những hộ thuê pha và phun hoàn toàn thì nhóm phỏng vấn viên bỏ qua phần phỏng vấn này.
Bệnh về mũi họng là bệnh mà các cá nhân gặp phải nhiều nhất trong các hộ được nghiên cứu. Có 29,52% số người cho biết, họ có mắc phải các bệnh liên quan đến mũi họng như: viêm họng, viêm mũi, viêm xoang v.v. Bệnh đứng thứ hai là các bệnh liên quan đến cơ xương khớp với tỷ lệ người bị là 19,88%. Các bệnh có số lượng người mắc ít nhất là các bệnh liên quan đến tiết niệu, mắt và da
liễu. Tỷ lệ có tiếp xúc với thuốc BVTV nhưng không có bệnh tật trong một năm là 27,11%. Điều này có thể xuất phát từ việc, số lượng người tham gia phun và pha thuốc chủ yếu là đàn ông (chiếm tỷ lệ 95,38% trong tổng số các hộ được điều tra). Đây là những người có sức khỏe, sức đề kháng cao. Bên cạnh đó, việc điều tra tình hình bệnh tật chỉ trong vòng một năm chưa thể hiện hết tình hình sức khỏe của người nông dân.
Bảng 5.37 Các loại bệnh mà người nông dân mắc phải
Đơn vị tính: Người Nhóm bệnh Số người
bị Tỷ lệ (%)
Mũi họng 49 29,52
Mắt 5 3,01
Cơ, xương, khớp 33 19,88
Tâm thần kinh 23 13,86
Da liễu 7 4,22
Tiêu hóa 11 6,63
Hô hấp 28 16,87
Tim mạch 11 6,63
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra 5.5.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp bảo vệ của các hộ nông dân
Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ nhằm hạn chế sự tiếp xúc cũng như ảnh hưởng của thuốc BVTV đến sức khỏe của bản thân được đề cập đến nhiều trong các buổi tập huấn cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ không tuân thủ hoặc không sử dụng đầy đủ các biện pháp bảo vệ. Đa số nông dân đều sử dụng các biện pháp bảo vệ khi sử dụng thuốc BVTV, một số biện pháp bảo vệ được áp dụng có tỷ lệ cao: rửa tay bằng xà phòng sau khi pha và phun thuốc; tắm rửa thay đồ sau khi phun thuốc; không ăn uống khi phun và pha thuốc. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hộ dân không thực hiện các biện pháp bảo vệ.
Tỷ lệ mặc đồ bảo hộ khi sử dụng thuốc BVTV còn thấp (chỉ có 13,25% số người được phỏng vấn có mặc đồ bảo hộ) (Bảng 5.13). Khi được hỏi: vì sao không mặc đồ bảo hộ khi sử dụng thuốc BVTV? Đa số những người được phỏng vấn trả lời:
do thời tiết nóng nực, khó chịu, họ không quen mặc và cảm thấy không cần thiết.
Một số người cho rằng, khi sử dụng thuốc BVTV, việc mặc đồ bảo hộ khiến họ cảm thấy bất tiện. Họ còn cho rằng, việc không mặc đồ bảo hộ cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe, họ thấy những người xung quanh không mặc nên họ cũng không mặc.
Bảng 5.38 Tình hình sử dụng các biện pháp bảo vệ
Đơn vị tính: Người Các biện pháp bảo vệ Số người
sử dụng
Tỷ lệ (%) Không ăn uống và không hút thuốc khi phun và pha thuốc 161 96,99 Sử dụng găng tay khi phun và pha chế thuốc 56 33,73
Đeo khẩu trang khi phun thuốc 131 78,92
Đội nón khi phun thuốc 156 93,97
Không phun khi trời có gió 138 83,13
Đeo mắt kiếng khi phun thuốc 36 21,69
Mặc đồ bảo hộ khi phun thuốc 22 13,25
Rửa tay bằng xà phòng sau khi pha chế thuốc và phun 166 100,00
Thay đồ sau khi đi phun thuốc về 162 97,59
Tắm rửa sau khi đi phun thuốc về 164 98,80
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Số người không đeo mắt kính khi phun thuốc BVTV khá nhiều, chỉ có 21,69% người có đeo mắt kính. Người được phỏng vấn cho rằng, họ không đeo mắt kính vì khó nhìn, vướng víu và không quen; mắt kính gây ra tình trạng chảy mồ hôi, làm cho họ không nhìn thấy. Số lượng người trả lời có đeo găng tay trong quá trình pha và phun cũng rất thấp, chỉ có 33,73%. Những người không đeo găng tay khi phun và pha thuốc trả lời rằng họ không quen đeo găng tay. Khi đeo bao tay, họ cảm thấy khó khăn hơn khi mở chai thuốc hay xé bao bì thuốc.
Họ cũng cảm thấy nóng nực khó chịu khi mang găng tay để pha và phun. Họ chủ yếu dùng cây để khuấy thuốc nên họ thấy rằng không cần thiết phải đeo găng tay.
Mặc dù tỷ lệ hộ dân sử dụng các biện pháp bảo vệ khá cao; tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân không chịu sử dụng các biện pháp bảo vệ. Nguyên nhân quan là do người nông dân cho rằng, các biện pháp bảo vệ không quan trọng, ảnh
hưởng đến hiệu quả công việc. Đối với việc đeo khẩu trang khi pha và phun, người nông dân cảm thấy khó thở nên họ cũng rất ít đeo. Vì vậy, cần phải thay đổi suy nghĩ của người dân về tầm quan trọng của việc sử dụng các biện pháp bảo vệ thì mới có thể cải thiện được tình trạng này.
5.5.4. Tình hình chi phí sức khỏe của người tiếp xúc
Theo kết quả điều tra, có 166 cá nhân trong hộ gia đình có tiếp xúc với thuốc BVTV và nghiên cứu chỉ điều tra những cá nhân này. Tuy nhiên, trong 166 hộ gia đình thì có 45 người không xuất hiện chi phí sức khỏe. Có nghĩa, trong thời gian một năm, họ không mắc bệnh tật, không phát sinh chi phí y tế.
Bảng 5.39 Chi phí sức khỏe phân theo nhóm bệnh
Đơn vị tính: Ngàn đồng/ca bệnh/năm Nhóm bệnh Chi phí sức khỏe
trung bình
Mũi họng 514,06
Cơ, xương, khớp 1.284,97
Hô hấp 340,00
Thần kinh 157,57
Tiêu hóa 901,55
Da liễu 340,00
Tim mạch 1.026,36
Mắt 296,00
Nguồn: Thống kê từ dữ liệu điều tra
Nghiên cứu này chỉ xác định chi phí sức khỏe đối với các nhóm bệnh có liên quan đến thuốc BVTV như: bệnh liên quan đến mũi họng, mắt, cơ xương khớp, tâm thần kinh, da liễu, tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu và bệnh tim mạch. Các phỏng vấn viên hỏi rõ các bệnh cụ thể liên quan đến các nhóm bệnh trên. Chi phí sức khỏe bình quân của các nhóm bệnh được thể hiện trong Bảng 5.14.
Kết quả cho thấy, chi phí trung bình cho nhóm bệnh cơ xương khớp chiếm cao nhất, với tổng số tiền là 1,28 triệu đồng/ca bệnh/năm. Loại bệnh có chi phí sức khỏe trung bình cao thứ hai là bệnh tim mạch với chi phí trung bình là hơn 1 triệu đồng/ca bệnh/năm. Đây là những loại bệnh mà tốn chi phí để khám chữa bệnh. Bệnh chi ít tiền nhất là bệnh thần kinh, chỉ 158 ngàn đồng/ca bệnh/năm.
Bảng 5.40 Chi phí sức khỏe phân theo nhóm bệnh của các tỉnh
Đơn vị tính: Ngàn đồng/ca bệnh/năm Nhóm bệnh Chi phí sức khỏe trung bình phân theo Tỉnh
An Giang Kiên Giang Vĩnh Long
Mũi họng 735,24 282,08 397,75
Cơ, xương, khớp 1.170,13 3.079,00 636,55
Hô hấp 460,42 475,00 208,08
Thần kinh 74,44 148,33 258,00
Tiêu hóa 1019,50 895,00 670,00
Da liễu 426,00 50,00 200,00
Tim mạch 1.300,00 1.000,00 758,00
Mắt 220,00 370,00 300,00
Nguồn: Thống kê từ dữ liệu điều tra Chi phí trung bình của nhóm bệnh cơ xương khớp chiếm tỷ lệ cao nhất, với số tiền trung bình là 3,079 triệu đồng/ca bệnh/năm tại Kiên Giang, 1,170 triệu đồng tại An Giang và tại Vĩnh Long là 0,636 triệu đồng. Chi phí trung bình của Bệnh da liễu tại Kiên Giang ít tiền nhất, chỉ 50 ngàn đồng/người. Số người bị bệnh về mũi họng chiếm tỷ lệ cao nhất, nhưng chi phí chữa chiếm tỷ lệ thấp (cao nhất tại An Giang là 735 ngàn đồng). Điều này là do chi phí y tế chữa các bệnh mũi họng tương đối rẻ, người nông dân tự đi mua thuốc uống mà không cần tốn tiền nằm viện và chi phí đi lại. CPSK trung bình của tất cả các nhóm bệnh ở Vĩnh Long là thấp nhất ở mức giá trị 421,29 ngàn đồng.
Chi phí sức khỏe trung bình của tỉnh Kiên Giang là cao nhất, tỉnh Vĩnh Long là thấp nhất (Bảng 5.16). Tuy nhiên, kết quả kiểm định F-Test Oneway ANOVA cho thấy sai biệt không có ý nghĩa thống kê. Nghĩa là không có sự khác biệt về chi phí sức khỏe trung bình giữa 3 tỉnh này. Số liệu này cho thấy bức
tranh toàn cảnh về chi phí sức khỏe nhưng chưa thể hiện được sự khác biệt về chi phí y tế, yếu tố ảnh hưởng đến chi phí sức khỏe của các hộ nông dân ở 3 tỉnh. Để khẳng định việc tiếp xúc với lượng thuốc BVTV có tỷ lệ thuận với chi phí sức khỏe hay không, chúng ta phải tiến hành hồi quy.
Bảng 5.41 Chi phí sức khỏe trung bình của các tỉnh
Đơnvị tính: Ngàn đồng/người/năm
Tỉnh Giá trị trung bình
An Giang 1.417,75
Kiên Giang 1.516,97
Vĩnh Long 748,61
Mức ý nghĩa Không có ý nghĩa thống kê
Nguồn: Thống kê từ dữ liệu điều tra 5.5.5. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Thống kê mô tả các biến trong mô hình được thể hiện qua Bảng 5.17. Chi phí sức khỏe trung bình mỗi nông dân là gần 1,2 triệu đồng/năm, mức cao nhất lên tới 27,8 triệu đồng. Thuốc BVTV được chia làm ba nhóm: thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc khác. Độ độc và mức độ tác động đến sức khỏe của từng nhóm thuốc là khác nhau. Nông dân sử dụng chủ yếu thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh, ít sử dụng các loại thuốc khác. Lượng thuốc bệnh mà các hộ nông dân sử dụng khá cao, trung bình hơn 1 kg a.i/ha, mức cao nhất là hơn 6,4 kg a.i/ha, trong đó lượng thuốc sâu trung bình là 275,8 gam a.i/ha. Lượng thuốc bệnh trung bình là 1,67 kg ai/ha. Độ tuổi trung bình của các hộ là khá cao, gần 50 tuổi. Lượng thuốc lá hút mỗi ngày trung bình là 6,1 điếu. Lượng rượu tiêu dùng trung bình hơn 391 ml/tuần, bia là 919 ml/tuần. Số biện pháp bảo vệ mà các hộ nông dân sử dụng khá cao, trung bình là 6,8 biện pháp.
Bảng 5.42 Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Tên biến Ký
hiệu
Đơn vị tính Trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn
nhất Chi phí sức khỏe HCO Ngàn đồng/
người/năm
1.194,6 3.722,1 0 27.850
Lượng thuốc sâu PES1 Gam a.i/ha/vụ 275,8 828,1 0 10.177 Lượng thuốc bệnh PES2 Gam a.i/ha/vụ 1.143,0 960,7 0 6.442 Lượng thuốc khác PES3 Gam a.i/ha/vụ 1.666,3 2.515,6 0 15.042
Diện tích canh tác ARE Ha/năm 2,4 2,8 0,09 18,5
Số vụ NUM 1: 3 vụ; 0: 2 vụ 0,8 0,4 0 1
Hút thuốc SMO Điếu/ngày 6,1 8,0 0 30
Uống rượu DRI1 ml/tuần 391,3 518,4 0 2.000
Uống bia DRI2 ml/tuần 919,3 2.021,5 0 10.800
Tuổi AGE Năm 48,4 10,2 29 73
Áp dụng IPM IPM 1: Có; 0: không 0,2 0,4 0 1 Biện pháp bảo vệ PRO Số biện pháp 6,8 1,9 0 10
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra
5.5.6. Kết quả hồi quy mô hình
Kết quả hồi quy mô hình cho thấy Prob>F = 0,0000 cho thấy các hệ số của các biến đưa vào phương trình không đồng thời bằng 0. Bên cạnh đó kết quả phân tích tương quan giữa các biến cho thấy không có hệ số tương quan nào giữa các biến độc lập có hệ số tương quan lớn hơn 0,5 cho thấy mức độ đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình là chấp nhận được (xem Phụ lục 2). Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình hồi quy tác giả tiến hành chạy mô hình hồi quy Tobit với tùy chọn robust. Đồ thị phân phối phần dư cũng cho thấy phần dư có phân phối chuẩn (Phụ lục 2). Như vây kết quả hồi quy của mô hình Tobit là đáng tin cậy.
Bảng 5.43 Kết quả hồi quy mô hình chi phí sức khỏe
Tên biến Ký hiệu Kết quả ước lượng Tác động Hệ số ước biên
lượng
Sai số chuẩn Thuốc BVTV và mức độ tiếp xúc
Thuốc sâu PES1 2,130*** (0,249) 0,854
Thuốc bệnh PES2 0,960** (0,388) 0,385
Thuốc khác PES3 0,758*** (0,113) 0,304
Diện tích canh tác ARE 112,477** (56,375) 45,109
Số vụ NUM 33,940 (380,798) 13,612 Đặc điểm người tiếp xúc
Hút thuốc SMO 4,798 (28,493) 1,924
Uống rượu DRI1 0,923*** (0,331) 0,370
Uống bia DRI2 0,983*** (0,283) 0,394
Tuổi AGE 14,490 (21,525) 5,811
Tham gia IPM IPM -472,646 (618,539) -189,557
Các biện pháp bảo vệ PRO -223,039** (90,902) -89,451
An Giang -1.663,896*
-1.258,355
(946,006) -667,316
Kiên Giang (935,919) -504,671
Ghi chú: N = 166, * là mức ý nghĩa 10% ( p<0.1), ** là mức ý nghĩa 5% (p<0.05), ***
là mức ý nghĩa 1% (p<0.01). Biến khu vực, tỉnh tham chiếu là Vĩnh Long
Nguồn: Kết quả hồi quy từ stata 14 Lượng thuốc BVTV gồm thuốc sâu, thuốc bệnh và thuốc khác ảnh hưởng đến chi phí sức khỏe với mức ý nghĩa 1% và 5% với dấu dương cho thấy khi lượng thuốc BVTV tăng lên thì chi phí sức khỏe của người tiếp xúc sẽ tăng lên (Bảng 5.18). Việc tiếp xúc với thuốc BVTV làm cho người nông dân có nguy cơ bị bệnh cao hơn, dẫn đến chi phí sức khỏe tăng lên. Dù phương pháp hồi quy khác nhau, kết quả này trùng với kết quả của Nguyễn Hữu Dũng (2007), khẳng định ảnh hưởng tiêu cực của việc tiếp xúc với thuốc BVTV đối với sức khỏe con người. Do đó, việc hạn chế sử dụng thuốc BVTV không cần thiết không chỉ giúp cho nông dân tránh lãng phí, tăng lợi nhuận, mà còn góp phần hạn chế ảnh hưởng của thuốc BVTV lên sức khỏe.
Kết quả tính tác động biên của mô hình hồi quy cho thấy, việc tăng lượng sử dụng thuốc BVTV ở mức 1 gam a.i. làm tăng chi phí sức khỏe là 0,854 ngàn đồng đối với thuốc trừ sâu; 0,385 ngàn đồng đối với thuốc trừ bệnh, và 0,304 ngàn đồng đối với các loại thuốc khác. Như vậy trong ba loại thuốc BVTV thì thuốc trừ sâu tác động mạnh nhất đến chi phí sức khỏe, tiếp đến là thuốc bệnh và cuối cùng là thuốc khác. Thuốc trừ sâu tác động mạnh nhất tới chi phí sức khỏe của người nông dân vì nó có độc tính cao hơn so với các loại thuốc khác nên có thể làm cho mức độ bệnh của người nông dân trầm trọng hơn. Do đó các cơ quan quản lý cần khuyến cáo đối với các hộ nông dân chuyển dịch việc lựa chọn sử
dụng thuốc BVTV theo hướng sử dụng thuốc BVTV sinh học, an toàn hơn, đặc biệt đối với nhóm thuốc sâu.
Việc sử dụng các biện pháp bảo vệ có ảnh hưởng đến chi phí sức khỏe với mức ý nghĩa 5%, đúng với dấu kỳ vọng dấu âm. Khi người dân áp dụng các biện pháp bảo vệ nhiều hơn sẽ giúp chi phí sức khỏe giảm xuống. Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của Okello & Swinton (2011). Thực tế khảo sát cho thấy, nhiều người vẫn không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ. Khi mang bao tay, khẩu trang, đồ bảo hộ hoặc đồ bảo vệ khác, nông dân cảm thấy không quen, nóng nực, khó chịu và họ thấy không cần thiết. Do đó, cơ quan quản lý cần thông tin cho người dân thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng các biện pháp bảo vệ đối với sức khỏe của chính bản thân họ, giúp họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ bản thân.
Ngoài ra, việc uống rượu, uống bia có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với những người sử dụng thuốc BVTV. Khi lượng uống rượu bia tăng lên thì chi phí sức khỏe cũng tăng lên và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Dũng (2007) và Okello & Swinton (2011); Như vậy, bên cạnh việc hạn chế tiếp xúc với thuốc BVTV thì người nông dân cũng cần hạn chế sử dụng rượu bia để có thể bảo vệ được sức khỏe của bản thân mình. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hút thuốc lá không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của Pingali và cộng sự (1994), Okello & Swinton (2011), Quiao và cộng sự (2012) và Dung (2007).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt về CPSK giữa các hộ nông dân thực hiện IPM và không thực hiện IPM. Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của Atreya và cộng sự (2012) tuy nhiên lại khác với nghiên cứu của Dung (2007). Theo Dung (2007) thì những hộ có tham gia IPM có chi phí sức khỏe thấp hơn so với những hộ không tham gia IPM. Theo kết quả khảo sát năm 2019 cho thấy chỉ có 20,48% tổng số mẫu thực hiện IPM, điều này cho thấy việc triển khai IPM không được thực hiện rộng rãi, đây cũng có thể là nguyên nhân