CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TẠI KHU VỰC
4.4. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV tại đồng bằng sông Cửu Long
Tình hình sâu bệnh trên cây lúa tại Kiên Giang trong năm 2018 diễn biến phức tạp. Tổng lượt diện tích nhiễm sâu bệnh là 137.998 ha (tăng 43.119 ha so với năm 2017). Trong đó, diện tích nhiễm sâu bệnh trong vụ Đông Xuân 2017- 2018 là 37.507 ha (giảm 13.103 ha so với vụ Đông Xuân 2016 - 2017), dịch hại có diện tích nhiễm cao nhất trong vụ là Rầy nâu với 9.911 ha); vụ Mùa 2017- 2018 là 4.371 ha (tăng 1.781 ha so với vụ Mùa 2016-2017), vụ Hè Thu 2018 là 87.042 ha (tăng 54.922 ha so với vụ Hè Thu 2017) (Chi cục trồng trọt và bảo vệ
thực vật Kiên Giang, 2018). Trong tháng 7, tháng 8 liên tục xuất hiện nhiều cơn mưa, bão kéo dài, tạo điều kiện thích hợp cho một số bệnh do vi khuẩn gây ra (bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt do vi khuẩn), cao điểm vào tháng 8 và tháng 9.
Diện tích nhiễm sâu bệnh trong vụ Thu Đông 2018 là 9.078 ha (giảm 481 ha so với vụ Thu Đông 2017). Đối tượng gây hại phổ biến: muỗi hành, rầy nâu, bệnh đạo ôn, ốc bươu vàng, sâu cuốn lá, lem lép hạt, cháy bìa lá, đạo ôn, cỏ bông v.v.
(Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Kiên Giang, 2018).
Tại Vĩnh Long, tình hình nhiễm các loại sâu bệnh của cây lúa chủ yếu ở mức độ nhẹ. Tổng diện tích bị nhiễm sâu bệnh và số lượng các loại sâu bệnh mà cây lúa mắc phải của cả 3 vụ trong năm 2018 tương đối nhiều (Bảng 4.9). Vụ Đông xuân 2017-2018 chủ yếu là bệnh cháy lá, vụ Hè thu 2018 là sâu cuốn lá, còn vụ thu đông 2018 thì bệnh nhiều nhất là đạo ôn. Tổng diện tích lúa bị nhiễm sâu bệnh cao nhất trong vụ Đông Xuân 2017-2018 là 3.612 ha, giảm 493 ha so cùng kỳ năm trước. Vụ Hè Thu 2018 là 2.292 ha giảm 2.996 ha so với cùng kỳ năm trước. Còn vụ Thu Đông 2018 diện tích bị nhiễm sâu bệnh cao nhất trong vụ là 2.301 ha giảm 4.452 ha so với cùng kỳ năm trước (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Vĩnh Long, 2018)
Bảng 4.17 Tình hình sâu bệnh tại Vĩnh Long
Loại sâu/bệnh
Diện tích bị nhiễm (ha) Đông xuân
2017-2018
Hè thu 2018
Thu đông 2018
Rầy nâu 491 438 279
Sâu cuốn lá 534 859 403
Cháy lá 1.433 601 -
Thối cổ gié 856 171 -
Lem lép hạt 262 473 -
Đốm vằn 567 677 -
CHÍNH PHỦ Bộ NN & PTNT
UBND TỈNH/
THÀNH PHỐ
Cục bảo vệ thực vật
UBND HUYỆN
Các trung tâm bảo vệ thựcvật Các chi cục kiểm định thực vật vùng
Sở NN & PTNT
Phòng quản lý thuốc BVTV
Chi cục BVTV hoặc chi cục trồng trọt & BVTV
Cơ sở buôn bán thuốc BVTVNgười sử dụng thuốc BVTVGhi chú:
Chỉ đạo Phối hợp
Cháy bìa lá 380 153 -
Vàng lùn- lùn xoắn lá 234 -
Ốc bươu vàng 489 446 -
Sâu đục thân - 161 161
Nhện gié - 112 -
Chuột 215 - -
Đạo ôn - - 1148
Nguồn: Chi cục trồng trọt và BVTV Vĩnh Long, năm 2018 Tại An Giang, diện tích lúa bị nhiễm dịch hại có giảm nhưng vẫn tương đối phức tạp. Tổng diện tích lúa bị nhiễm sinh vật hại (tính đến ngày 16/11/2018) là 222.903 ha (giảm 80.222 ha so cùng kỳ năm 2017). Trong đó, diện tích lúa nhiễm dịch hại nhẹ cả năm là 216.252 ha, nhiễm trung bình 3.782 ha và nhiễm nặng 2.858 ha. Cụ thể: vụ Đông Xuân có diện tích nhiễm dịch hại là 94.903 ha, giảm 36.196 ha so với cùng kỳ năm 2017; vụ Hè Thu 2018, diện tích nhiễm dịch hại là 84.563 ha, so với cùng kỳ năm 2017 giảm 28.853 ha; vụ Thu Đông (tính đến ngày 16/11/2018) tổng diện tích nhiễm dịch hại là 43.437 ha, giảm 15.168 ha so với cùng kỳ năm 2017 (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang, 2018).
4.4.2. Thực trạng quản lý thuốc bảo vệ thực vật tại địa bàn nghiên cứu
Quản lý thuốc BVTV là một chức năng quan trọng trong quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước về thuốc BVTV thể hiện ở các nội dung: quản lý điều kiện sản xuất, buôn bán thuốc BVTV; chất lượng, số lượng, chủng loại; giá thuốc BVTV và tình trạng đầu cơ độc quyền lũng đoạn thị trường thuốc BVTV (Phan Văn Hội, 2010).
Hình 4.9 Bộ máy quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam Sở Công Thương/Chi cục QLTT; Công an Kinh tế;
PCCC; Sở TN-MT...
Ghi chú:QLTT: Quản lý thị trường; PCCC: Phòng cháy chữa cháy; TN-MT: Tài nguyên môi trường
Nguồn: Nguyễn Phượng Lê (2013) Căn cứ để quản lý thuốc BVTC là Luật 41/2013/QH13 về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thông tư số 20/2014/TT-BNNPTNT về thẩm quyền quản lý; thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc BVTV, Quyết định số 1186/QĐ- BNN-BVTV danh mục thuốc BVTV. Các văn bản này quy định trách nhiệm của Bộ NN & PTNT, Cục BVTV, Chi cục BVTV, và Sở NN & PTNT với các nội dung quản lý về đăng ký, khảo nghiệm, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc BVTV, kiểm tra chất lượng, hợp quy, tập huấn, quảng cáo và thu hồi thuốc BVTV. Việc quản lý thuốc BVTV chủ yếu do Chi cục trồng trọt và BVTV các địa phương thực hiện. Tuy nhiên, vẫn có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành khác trong Bộ NN & PTNT, UBND tỉnh và huyện trong công tác quản lý, thanh tra giám sát hoạt động buôn bán và sử dụng thuốc BVTV. Mối quan hệ giữa các Phòng công
thương; Đội QLTT;
Phòng TN-MT...
Trạm BVTV hoặc Trạm trồng trọt & BVTV Phòng nông nghiệp
và phát triển nông thôn
UBND XÃ
cơ quan ban ngành và các bộ phân chức năng trong việc quản lý thuốc BVTV được thể hiện qua Hình 4.2. Việc quản lý thuốc BVTV được quy định cụ thể trong luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật do Quốc hội ban hành, cụ thể:
Bộ NN & PTNN là cơ quan chủ quản trong việc quản lý thuốc BVTV.
Chính phủ chịu trách nhiệm ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh hoạt động quản lý của thuốc BVTV. Các Bộ/ngành khác liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối kết hợp với Bộ NN & PTNT thực hiện việc quản lý nhà nước về thị trường thuốc BVTV theo chuyên môn (Quốc hội, 2013)
UBND các cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về BV&KDTV; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về công tác BVTV, nâng cao ý thức sử dụng thuốc BVTV; Tổ chức thanh tra kiểm tra, giám sát giải quyết khiếu nại và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BV&KDTV theo thẩm quyền.
Sở NN&PTNT ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan trực thuộc (Phòng Thanh tra Sở, Chi cục TT&BVTV), hướng dẫn các đơn vị thi hành các quy định pháp luật về quản lý thị trường thuốc BVTV. Phòng Thanh tra Sở phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc BVTV. Ngoài ra, Phòng còn có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến thị trường thuốc BVTV nằm trong sự cho phép của Ban giám đốc Sở NN&PTNT (Bộ NN&PTNT, 2015).
Phòng NN&PTNT huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các bộ phận liên quan như Trạm TT&BVTV, Trung tâm Khuyến nông...
dự tính, dự báo, khuyến cáo đến nông dân lịch và cách phòng trừ dịch hại; chỉ đạo UBND cấp xã thông tin tới các cơ sở buôn bán thuốc BVTV, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp bảo đảm cung ứng thuốc BVTV đầy đủ và kịp thời.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh trực thuộc Sở NN&PTNT, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh, chỉ
đạo các trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thực hiện công tác quản lý cây trồng và thuốc BVTV. Như vậy biện pháp quản lý thuốc BVTV chủ yếu là thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm trong việc kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.
Công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị cung cấp thuốc BVTV tại An Giang, Kiên Giang và Vĩnh Long được thực hiện nghiêm túc, đã phát hiện một số cơ sở cung cấp thuốc BVTV vi phạm và xử phạt hành chính. Cụ thể, tại An Giang, tổng số cuộc thanh tra, kiểm tra chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, phân bón và giống cây trồng nông nghiệp trong năm 2018 là 28 lượt với 58 cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, công ty, cửa hàng buôn bán phân bón, thuốc BVTV và giống cây trồng. Kết quả kiểm tra phát hiện 28 công ty, cửa hàng buôn bán phân bón, thuốc BVTV và giống cây trồng vi phạm. Tổng số tiền phạt là 299 triệu đồng (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật An Giang, 2018).
Tại Kiên Giang, cơ quan quan lý tiến hành thanh tra, kiểm tra 280 cơ sở chủ yếu thuộc lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống lúa trong năm 2018. Kết quả thanh tra có 69 quyết định vi phạm hành chính đã ban hành. Tổng số tiền xử phạt vi phạm là 682,931 triệu đồng. Nội dung vi phạm chủ yếu là buôn bán thuốc BVTV, phân bón và giống lúa có nhãn sai quy định; buôn bán thuốc BVTV khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán; buôn bán thuốc BVTV không duy trì các điều kiện trong quá trình buôn bán; buôn bán phân bón kém chất lượng (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Kiên Giang, 2018
Tại Vĩnh Long, thanh tra chuyên ngành Chi cục trồng trọt và BVTV thanh tra 02 đợt được 61 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc BVTV, giống cây trồng.
Trong đó, vi phạm 13 hành vi với tổng số tiền thu phạt 17,25 triệu đồng/12 trường hợp, 01 trường hợp lấy mẫu thuốc không đạt chất lượng. Trong đó, có 10 cơ sở vi phạm sai nhãn, có 2 cơ sở vi phạm khi kinh doanh thuốc hết hạn sử dụng
và một cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện để kinh doanh. Bên cạnh đó cơ quan quản lý cũng thu 9 mẫu thuốc BVTV để đi phân tích kiểm nghiệm. Kết quả trong 9 mẫu thuốc đấy có 1 mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn kiểm định (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Vĩnh Long, 2018)
Như vậy, công tác quản lý thuốc BVTV tại các tỉnh này được thực hiện nghiêm túc, thể hiện vai trò quản lí của cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, kết quả thanh tra, kiểm tra cho thấy vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh thuốc BVTV vi phạm. Các hành vi vi phạm chủ yếu: kinh doanh các loại thuốc không đạt tiêu chuẩn, bao bì nhãn mác không đúng quy định, thuốc BVTV hết hạn sử dụng, kinh doanh khi không đủ điều kiện. Những hành vi này làm cho tác hại của thuốc BVTV đối với sức khỏe của con người và môi trường trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, các cơ quan quản lý chuyên ngành cần tiếp tục rà soát, thanh tra kiểm tra thường xuyên để hạn chế những vi phạm trên, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và an toàn cho thuốc BVTV.
4.4.3. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại địa bàn nghiên cứu 4.4.3.1. Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng
Thuốc BVTV được nhiều hộ nông dân sử dụng. Theo kết quả khảo sát, khi hỏi các hộ nông dân, cán bộ khuyến nông, cán bộ thuộc Chi cục BVTV tại tỉnh An Giang, Kiên Giang và Vĩnh Long thì 100% hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất lúa. Do đó, quản lý việc sản xuất và lưu thông thuốc BVTV đóng vai trò quan trọng đối với cơ quan quản lý nhà nước.
Bảng 4.18 Số lần phun trong năm của các hộ
Đơn vị tính: % Số hộ điều tra
Số lần phun Tổng số hộ
Vụ Hè Thu 2019
Vụ Đông Xuân 2018-2019
Vụ Thu Đông 2018
2 1,26 1,68 1,26
3 9,24 7,14 6,30
4 25,21 24,79 20,59
5 32,35 27,31 27,31
6 23,53 24,79 21,85
7 5,88 9,66 3,78
8 2,10 3,36 1,68
9 0,42 1,26 0,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Kết quả điều tra 238 nông dân cho thấy, tất cả các hộ đều phun thuốc BVTV, thậm chí phun nhiều lần. Số lần phun phổ biến của các hộ nông dân là 4 đến 6 lần/vụ (Bảng 4.10). Có một số hộ nông dân phun 7 đến 8 lần, thậm chí có hộ phun đến 9 lần. Một số hộ nông dân cho biết, cách 10 ngày họ phun thuốc một lần. Hầu hết các hộ nông dân trả lời rằng, họ phun nhiều lần như vậy mới đảm bảo diệt trừ được sâu bệnh, đảm bảo năng suất cho ruộng lúa của mình. Họ sợ rằng, nếu không phun thuốc thì sâu bệnh sẽ xuất hiện, họ sẽ bị mất mùa. Các chương trình học khuyến nông, công tác tập huấn và đào tạo cho các hộ nông dân chưa mang lại sự thay đổi trong hành vi sử dụng thuốc BVTV của các hộ nông dân.
Bảng 4.19 Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phân theo loại thuốc Đơn vị tính: gam a.i/ha/vụ
Loại thuốc
Vụ Hè Thu
2019 Vụ Đông
Xuân 2018-2019
Vụ Thu Đông
2018
Thuốc trừ sâu 342 382 363
Thuốc trừ bệnh 1.133 1.176 1.097
Thuốc khác 1.595 1.548 1.463
-Thuốc trừ cỏ 708 676 711
-Thuốc trừ chuột ốc 817 800 669
-Thuốc điều hòa sinh trưởng 17 18 15
-Thuốc xử lý hạt giống 53 54 69
Tổng 3.071 3.106 2.923
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra
Các loại thuốc BVTV được hộ nông dân sử dụng chủ yếu là thuốc trừ bệnh. Lượng thuốc trừ bệnh trong vụ Đông Xuân là cao nhất, ở mức trung bình là 1,176 kg a.i/ha chiếm 31,03% trong vụ. Lượng thuốc trừ chuột ốc được người nông dân sử dụng khá nhiều, đứng thứ 2 trong các loại thuốc, ở mức 817 gam a.i/ha vụ Hè Thu, 800 gam a.i vụ Đông Xuân và 669 gam a.i vụ Thu Đông (Bảng 4.11). Nguyên nhân là do đặc điểm đất đai và khí hậu tại khu vực ĐBSCL thuận lợi cho chuột và ốc sinh trưởng. Mặc dù có sự khác nhau về thời tiết và tình hình sâu bệnh, nhưng lượng thuốc BVTV mà các hộ sử dụng không khác nhau nhiều giữa các vụ. Tổng lượng thuốc BVTV trung bình trên 1 ha vụ Hè Thu là 3,071 kg a.i thì vụ Đông Xuân là 3,106 kg a.i và vụ Thu Đông là 2,923 kg a.i. Lượng thuốc BVTV được sử dụng trung bình trong một năm của từng tỉnh được thể hiện trong Bảng 4.12.
Bảng 4.20 Lượng thuốc BVTV sử dụng phân theo loại thuốc các Tỉnh Đơn vị tính: gam ai/ha/vụ
Loại thuốc An Giang Kiên Giang Vĩnh Long
Thuốc trừ sâu 589 269 194
Thuốc trừ bệnh 1.176 1.264 986
Thuốc khác 2.271 1.225 1.011
- Thuốc trừ cỏ 651 663 779
- Thuốc trừ chuột ốc 1.496 530 175
- Thuốc điều hòa sinh trưởng 22 11 15
- Thuốc xử lý hạt giống 102 20 43
Tổng 4.036 2.758 2.191
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Số liệu Bảng 4.12 cho thấy, lượng thuốc BVTV tại An Giang là lớn nhất 4,036 kg ai/ha/vụ trong khi tại Kiên Giang là 2,758 kg a.i/ha/vụ và Vĩnh Long là 2,191 kg a.i/ha/vụ. Lượng thuốc trừ sâu cũng có sự khác nhau giữa các tỉnh.
Trong khi Kiên Giang sử dụng thuốc trừ bệnh cao nhất (1,264 kg a.i/ha/vụ) thì Vĩnh Long lại chỉ sử dụng có 1,011 kg a.i/ha/vụ. Lượng thuốc trừ chuột ốc ở An Giang là 1,496 kg a.i/ha/vụ trong khi Vĩnh Long chỉ sử dụng ở mức 0,175 kg a.i/ha/vụ. Sự khác biệt về các loại thuốc BVTV của các tỉnh này có thể nguyên
nhân là do điều kiện thời tiết, khí hậu và đặc điểm đất đai của từng tỉnh làm cho các loại sâu bệnh và côn trùng phát triển khác nhau dẫn đến lượng thuốc BVTV sử dụng từng loại cũng khác nhau.
Mức độ độc hại của thuốc BVTV mà người nông dân sử dụng cũng là vấn đề chúng ta cần quan tâm. Kết quả điều tra cho thấy, hiện nay người nông dân sử dụng khá nhiều các loại thuốc BVTV sinh học có độ độc ít hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ sử dụng thuốc BVTV có độ độc cao. Lượng thuốc BVTV sử dụng phân chia theo độ độc theo chuẩn của WHO được thể hiện ở Bảng 4.13 (Chi tiết về độ độc được trình bày trong Mục 2.1.1).
Bảng 4.21 Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phân theo độ độc của WHO Đơn vị tính: gam a.i/ha/vụ Mức độ độc Vụ Hè Thu
2019
Vụ Đông Xuân 2018-2019
Vụ Thu Đông 2018
I 1 1 0
II 578 572 551
III 904 930 911
IV 1.498 1.519 1.360
Không xác định 90 84 100
Tổng 3.071 3.106 2.923
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Lượng thuốc BVTV cực độc mức I được người nông dân sử dụng ít (chỉ khoảng 1 gam a.i/ha/vụ chiếm tỷ lệ (0,02%), lượng thuốc có độ độc thấp mức IV được sử dụng chiếm tỷ trọng lớn (gần 60%). Lượng thuốc BVTV mà các hộ gia đình sử dụng qua các mùa vụ phổ biến ở mức độ độc III, mức tương đối độc hại.
Đây là một tín hiệu đáng mừng vì người nông dân đã bắt đầu quan tâm đến mức độ độc hại của thuốc, tăng cường sử dụng các loại thuốc có độ độc thấp, hạn chế sử dụng các loại thuốc có độ độc cao. Tỷ trọng của từng loại độ độc mà người nông dân sử dụng được thể hiện qua Biểu đồ 4.2, Biểu đồ 4.3 và Biểu đồ 4.4.
Biểu đồ 4.4 Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng phân theo độ độc vụ Hè Thu
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra
Biểu đồ 4.5 Thuốc BVTV sử dụng theo độ độc vụ Đông Xuân 2019 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra
Biểu đồ 4.6 Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng theo độ độc vụ Thu Đông 2018 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điều tra Vẫn có một số loại thuốc bị cấm vì có một số hoạt chất cực độc nhưng người nông dân vẫn sử dụng. Chẳng hạn, thuốc có hoạt chất 2,4D như Ni-2,4D, Co 2,4D. Mặc dù thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4 D và Paraquat đã bị loại ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2017b) nhưng người dân vẫn còn sử dụng. Tuy vậy, tín hiệu đáng mừng là lượng thuốc ở mức độ độc nhẹ ngày càng được sử dụng nhiều hơn, nhất là các thuốc trừ sâu sinh học hoặc thuốc trừ bệnh sinh học. Điều này cho thấy, người dân bắt đầu quan tâm hơn đến việc sử dụng các loại thuốc BVTV an toàn cho sức khỏe của mình, mọi người xung quanh và an toàn với môi trường.
Kết quả Bảng 4.14 cho thấy thuốc có độ độc loại I chỉ có tỉnh An Giang sử dụng với trung bình là 2 gam a.i/ha/vụ trong khi Kiên Giang và Vĩnh Long không sử dụng thuốc loại cực độc này. Tuy nhiên lượng thuốc có độc loại IV của An Giang lại rất lớn, gấp 4 lần Vĩnh Long và gấp 2,5 lần Kiên Giang.
Bảng 4.22 Lượng thuốc BVTV phân theo độ độc của các tỉnh
Đơn vị tính: gam a.i/ha/vụ Mức độ độc An Giang Kiên Giang Vĩnh Long
I 2 0 0
II 524 683 516
III 898 1.024 839
IV 2.500 1.008 727
Không xác định 113 43 109
Tổng 4.036 2.758 2.191