Quy trình nghiên cứu và chọn mẫu

Một phần của tài liệu Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 80 - 85)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.6. Quy trình nghiên cứu và chọn mẫu

Quy trình nghiên cứu được tác giả thực hiện như sau

Tổng hợp lý thuyết tổng quan tài liệu, xác định mục tiêu nghiên cứu

Hoàn thiện Bảng câu hỏi

Xác định các khái niệm, đại diện đo lường và biến cho mô hình hồi quy

Xây dựng Bảng câu hỏi

Tập huấn phỏng vấn viên, điều tra chính thức

Nhập và xử lý dữ liệu

Viết báo cáo nghiên cứu

Đầu tiên, tác giả tổng quan các nghiên cứu và tổng quan tài liệu để xác định các khoảng trống nghiên cứu và xây dựng các mục tiêu nghiên cứu cho luận án của mình. Tiếp đó xác định các khái niệm, các đại diện đo lường và các biến số để xây dựng các mô hình hồi quy. Trên cơ sở các mô hình, xác định những thông tin cần thu thập và xây dựng Bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế để phục vụ cho nghiên cứu của tác giả cũng như thực hiện đề tài cấp bộ mà tác giả là thành viên và dựa trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu các biến trong từng mô hình. Sau khi thiết kế xong Bảng câu hỏi, tác giả tiến hành

thảo luận nhóm với giáo viên hướng dẫn, các thành viên đề tài cấp bộ cũng như tiến hành phỏng vấn thử 15 hộ nông dân (mỗi tỉnh nghiên cứu chọn 5 hộ để phỏng vấn thử) để hoàn thiện chỉnh sửa lại Bảng câu hỏi. Mục tiêu của cuộc phỏng vấn thử này là để xem hộ nông dân có thể hiểu được hết toàn bộ Bảng câu hỏi, có câu nào khó hiểu hay có vấn đề gì phát sinh trên thực tế mà tác giả chưa đưa vào hay không. Bên cạnh đó, tác giả phỏng vấn chuyên gia bao gồm cán bộ khuyến nông và nông dân tiêu biểu của mỗi tỉnh về lịch thời vụ, tình hình sâu bệnh, mạng lưới phân phối thuốc, các nguồn thông tin, tình hình sử dụng thuốc BVTV của các hộ nông dân trên địa bàn để chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện Bảng câu hỏi. Danh sách các chuyên gia được nêu trong Phụ lục 3. Sau khi nhận được phản hồi từ các Bảng câu hỏi phỏng vấn thử, tác giả tiến hành chỉnh sửa Bảng câu hỏi và tổ chức tập huấn cho các phỏng vấn viên để đảm bảo rằng các phỏng vấn viên hiểu rõ về những nội dung Bảng câu hỏi để có thể hướng dẫn và giải thích cho các hộ nông dân. Sau khi Bảng câu hỏi đã được hoàn thiện, tác giả tiến hành phỏng vấn chính thức. Sau khi đã có dữ liệu tác giả tiến hành xử lý, phân tích dữ liệu và viết báo cáo nghiên cứu.

3.6.2. Kích thước mẫu

Về cỡ mẫu, công thức tính cỡ mẫu được tham khảo ở Công thức 3.12:

n = (3.12)

Với n là cỡ mẫu, Z là giá trị Z tương ứng với mức ý nghĩa thống kê (α=0,05 hay P=96%), p là tỷ lệ của một thuộc tính nào đó của tổng thể, q = 1-p và e là phạm vi sai số. Vì giá trị p chỉ xác định được chính xác trong thực tế; vì vậy nghiên cứu lấy giá trị p giả định lớn nhất tức p = 0,5 và do đó, q = 0,5. Mức độ tin cậy của nghiên cứu là 95% do đó Z = 1,96, phạm vi sai số mong muốn là 6,5%., Các nghiên cứu trước lấy sai số cho phép từ 5-10%, tuy nhiên để để đảm bảo độ tin cậy cũng như giới hạn về kinh phí, tác giả chọn mức 6,5%. Vậy cỡ mẫu sẽ được xác định như sau:

n = = 227 (3.13)

Quy mô mẫu thu nhập được là 238 hộ nông dân trồng lúa, trong đó An Giang là 92 hộ, Kiên Giang 71 hộ và Vĩnh Long là 75 hộ. Việc phân chia quy mô mẫu trong địa bàn nghiên cứu dựa vào diện tích canh tác lúa của các tỉnh, nhưng tác giả chọn mẫu không theo tỷ để đảm bảo tỷ lệ mẫu cho tỉnh Vĩnh Long, là tỉnh có điều kiện đất đai khí hậu, điều kiện tự nhiên khác với hai tỉnh còn lại.

3.6.3. Chọn mẫu

Tiêu chí chọn mẫu các tỉnh có diện tích và sản lượng lúa đại diện cho ĐBSCL.

Ba tỉnh An Giang, Kiên Giang và Vĩnh Long được chọn vì quy mô canh tác lúa, các đặc điểm về đất đai khí hậu, phương thức canh tác sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau. Tổng diện tích trồng lúa của 3 tỉnh chiếm 36,84% diện tích toàn vùng. Trong mỗi tỉnh chọn ra một huyện canh tác lúa phổ biến: huyện Châu Phú chiếm diện tích 17,06% diện tích trồng lúa của An Giang, Giồng Riềng chiếm diện tích 13,95% diện tích trồng lúa của Kiên Giang, và Trà Ôn chiếm diện tích 16,44% diện tích trồng lúa của Vĩnh Long.

Bảng 3.8 Cỡ mẫu phân bổ theo xã

Tỉnh Huyện Số mẫu

An Giang Châu Phú Bình Phú 92

Kiên Giang Giồng Riềng Thanh Bình 71

Vĩnh Long Trà Ôn Hòa Bình 45

Thiện Mỹ 30

Trong mỗi huyện chọn ra một hoặc hai xã; cụ thể huyện Châu Phú chọn xã Bình Phú, huyện Giồng Riềng chọn xã Thanh Bình, còn huyện Trà Ôn chọn 2 xã đó là Hòa Bình và Thiện Mỹ. Các xã được chọn đều là những xã có diện tích trồng lúa lớn của mỗi huyện. Ở mỗi xã, nhóm nghiên cứu lựa chọn ngẫu nhiên các hộ canh tác lúa trên cơ sở danh sách các hộ nông dân trồng lúa được cung cấp bởi cán bộ địa phương để tiến hành phỏng vấn. Quy mô phân bổ mẫu theo xã cụ thể như Bảng 3.6

Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Các phỏng vấn viên trực tiếp đi đến các hộ gia đình để trực tiếp trao đổi nói chuyện, hỏi thành viên có trách nhiệm chính trong canh tác lúa theo những nội dung được đưa ra trong Bảng câu hỏi. Các phỏng vấn viên được lựa chọn kỹ từ các sinh viên của trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Các phỏng vấn viên được tập huấn kỹ nội dung Bảng câu hỏi, phương pháp hỏi và một số yêu cầu khi tiếp xúc với các hộ nông dân. Các phỏng vấn viên được kiểm tra, đảm bảo rằng họ hiểu đúng các câu hỏi để có thể giải thích cho các hộ nông dân hiểu và trả lời chính xác câu hỏi. Mỗi hộ gia đình nông dân được nhận một phần quà khi tham gia phỏng vấn. Mỗi hộ gia đình mất từ 60 - 70 phút để hoàn thành việc trả lời Bảng câu hỏi từ các phỏng vấn viên.

Một phần của tài liệu Sự ưa thích rủi ro, nhận thức, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và sức khỏe của người trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(177 trang)
w