CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN
1.3. Lý luận về hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn
1.3.1. Các yếu tố đầu vào cấu thành hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn
Khung lý thuyết của hoạt động đào tạo thường bao gồm 3 phần: Đầu vào (tuyển sinh, chương trình đào tạo, đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính); quá trình đào tạo (hoạt động giảng dạy, hoạt động phối hợp với CSLKĐT) và đầu ra (chuẩn đầu ra, kiểm tra đánh giá, theo dõi sau đào tạo). Vì vậy hoạt động BDNH cũng được xây dựng theo đúng quy trình chuẩn của HĐĐT: đầu vào, hoạt động bồi dưỡng và đầu ra.
Các yếu tố đầu vào của hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn gồm: 1/ Khảo sát nhu cầu và tuyển sinh; 2/ Chương trình bồi dưỡng ngắn hạn; 3/ Đội ngũ tham gia hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn và 4/ Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học (CSVC&TBDH).
Trong khâu “đầu vào” của hoạt động BDNH, khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo và tuyển sinh (sát hạt đầu vào) là những nội dung hết sức quan trọng, giữ vai trò
quyết định để thực hiện các bước tiếp theo. Theo mô hình ADDIE (viết tắt của 5 giai đoạn trong quá trình phát triển đào tạo), cụ thể là:
Analysis: Phân tích (Phân tích nhu cầu đào tạo) Design: Thiết kết (Thiết kế chương trình) Development: Phát triển (Phát triển bài giảng)
Implementation: Thực hiện (Thực hiện chương trình đào tạo) Evaluation: Đánh giá (Đánh giá hiệu quả đào tạo) [26]
- Khảo sát nhu cầu và tuyển sinh BDNH - Chương trình BDNH
- Đội ngũ tham gia BDNH - CSVC & TBDH Các yếu tố đầu vào
- Kiểm tra, đánh giá - Theo dõi sau BDNH - Thực hiện hoạt động
giảng dạy chương trình BDNH
- Thực hiện hoạt động BDNH phối hợp với
ĐVLKĐT
Các yếu tố đầu ra Hoạt động bồi dưỡng
Hình 1.3. Giai đoạn trong quá trình phát triển đào tạo
Trong đó, bước Phân tích (Analysis) có thể coi là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong việc tạo dựng một HĐĐT thành công. Xác định nhu cầu bồi dưỡng nhằm trả lời các câu hỏi chính như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc? Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà nhà giáo hiện có? Những kiến thức, kỹ năng còn thiếu của nhà giáo đối với vị trí công việc? Làm cách nào để xác định đúng những thiếu hụt đó? Những khóa học nào cần tổ chức để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho nhà giáo? Để nắm bắt nhu cầu đào tạo cần sử dụng các phương pháp sau:
- Phân tích tổ chức, các kế hoạch hoạt động và kế hoạch nguồn nhân lực.
- Phân tích công việc, phân tích đánh giá thực hiện công việc.
- Điều tra khảo sát đào tạo (Phiếu khảo sát, Thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia).
Sát hạch đầu vào là quá trình tổ chức các hoạt động kiểm tra sàng lọc, phân loại các đối tượng có nhu cầu học tập theo mức độ kiến thức hiện có. Việc xác định các tiêu chí đầu vào được xây dựng dựa trên mục tiêu của mỗi chương trình đào tạo ngắn hạn. Từ đó sẽ giúp giảng viên lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức dạy học phù hợp sao cho đạt được mục tiêu môn học nhanh nhất, hiệu quả nhất. Ngoài ra, các yêu cầu về hồ sơ của người học cần thiết để có thể đáp ứng được yêu cầu đầu vào của chương tình bồi dưỡng cũng là một trong những nội dung không thể thiếu trong quy trình sát hạch đầu vào.
Đối với chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, đây là một yếu tố quan trọng của quy trình hoạt động BDNH, không có chương trình tốt, hoạt động BDNH sẽ không mang lại hiệu quả cao. Nếu “Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng hợp cho một hoạt động đào tạo (khóa đào tạo) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khóa đào tạo, phác thảo ra quy định cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết
quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.” Thì Chương trình BDNH là một bản kế hoạch HĐĐT được xây dựng vừa đảm bảo mục tiêu đào tạo chung vừa đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt, hấp dẫn, giúp người học có kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ đúng nhu cầu cá nhân xã hội.
Nội dung các chương trình BDNH cần được thiết kế dựa chương trình khung của Bộ GD-ĐT nhưng đáp ứng được yêu cầu chuẩn của thực tiễn và nguyện vọng cá nhân của người học. Nội dung đào tạo của các CTNH phải đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo và quyết định đến việc lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học để làm sao thực hiện tốt yêu cầu theo “đơn đặt hàng”.
Để xây dựng chương trình BDNH, các nhà nghiên cứu cho rằng, một kế hoạch tốt cần phải rõ ràng về mục tiêu đào tạo bồi dưỡng. Các mục tiêu cần được xây dựng theo kỹ thuật SMART [27] :
- Specific – Cụ thể,
- Measurable – Đo lường được,
- Achievable – Có thể đạt được, vừa sức, - Realistic – Thực tiễn, khả thi,
Time-bound – Thời hạn.
Chương trình BDNH cần phải dựa trên thực tế công việc của người học và quy trình BDNH. Nhu cầu thực tế của người học giúp giảng viên xác định các kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skills) và thái độ (Attitude) (viết tắt là KSA) cần thiết để thực hiện công việc. Trên cơ sở mức độ KSA của học viên hiện có để xác định khoảng thiếu hụt về năng lực là nhu cầu cần thiết để ĐTBD nhằm thu hẹp khoảng cách thiếu hụt năng lực này. Chỉ khi tìm ra được khoảng thiếu hụt năng lực, các giảng viên mới thiết kế được chương trình bồi dưỡng phù hợp. Việc thiết kế chương trình BDNH được thực hiện theo sơ đồ sau:
Hình 1.4. Sơ đồ thực hiện thiết kế chương trình BDNH
Về yếu tố đội ngũ tham gia hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn, thực tiễn và lý luận giáo dục đã khẳng định rằng: Một trong những giải pháp quan trọng bậc nhất để nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nước ta là công tác xây dựng đội ngũ giáo viên. “Công tác xây dựng đội ngũ giáo viên phải được xem là giải pháp cốt lõi, quan trọng nhất vì chính đội ngũ này quyết định sự thành bại của việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục”. [28]
Đội ngũ cán bộ viên chức tham gia tổ chức hoạt động BDNH là toàn bộ lực lượng của cơ sở giáo dục gồm cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên, nhân viên thành một khối thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục chung. Trong đó, đội ngũ giảng viên là lực lượng nòng cốt quyết định đến chất lượng của các chương trình BDNH.
Ngoài ra, một trong những yếu tố đầu vào có ảnh hưởng lớn đến hoạt động BDNH là cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học, gồm địa điểm, lớp học, bàn ghế, ánh sáng và các phương tiện khác đảm bảo yêu cầu sư phạm. Bên cạnh đó, địa điểm tổ chức các khóa BDNH còn được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo hoặc tại các cơ sở liên kết đào tạo khác. Vì vậy, việc CSVC&TBDH đáp ứng theo tiêu chuẩn có ảnh hưởng lớn đến quá trình dạy và học của giáo viên nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
1.3.2. Hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn
Thực hiện hoạt động giảng dạy các nội dung trong chương trình BDNH và công tác phối hợp với CSLKĐT đối với các khóa bồi dưỡng đặt ngoài Trường là các nội dung chính trong hoạt động bồi dưỡng các CTNH. Trong đó, thực hiện hoạt động giảng dạy là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giảng viên, người học tự giác, tích cực chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập cuả mình nhằm đạt được những nhiệm vụ dạy học.
Tuy nhiên, hoạt động BDNH có tính đặc thù tạo nên các đặc điểm riêng về mục tiêu, đa dạng về phương thức tổ chức hoạt động.
Ở trong khâu đầu vào, căn cứ vào sự đa dạng về mục tiêu hoạt động BDNH như là: tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu; bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm; các chương trình bồi dưỡng khác nhau theo vị trí
làm việc cụ thể... sẽ tiến hành tổ chức hoạt động BDNH khác nhau.
Vì vậy, xuất phát từ sự đa dạng về mục tiêu đào tạo nhằm đáp ứng mọi đối tượng có nhu cầu học tập nên phương thức tổ chức hoạt động BDNH có đặc điểm linh hoạt, mềm dẻo về nội dung chương trình, phương pháp, thời gian, địa điểm….đối với từng đối tượng học tập cụ thể.
Ở khâu hoạt động BDNH, mục tiêu, nội dung, phương pháp trong từng chương trình bồi dưỡng luôn có tính thực tiễn cao hướng đến mục tiêu giáo dục hiệu quả nhất.
Thời gian thực hiện hoạt động bồi dưỡng được tổ chức hết sức linh động phù hợp với điều kiện của từng cá nhân.
Hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng có thể tổ chức ở trong nhà trường hoặc bên ngoài nhà trường. tại các địa phương hoặc các CSLKĐT.
Ở khâu đầu ra, kết quả hoạt động học tập của người học sau khi tham gia các chương trình BDNH chính là khả năng vận dụng nhanh, linh hoạt những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho một công việc cụ thể.
1.3.3. Các yếu tố đầu ra của hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn
Kiểm tra, đánh giá; chuần đầu ra và theo dõi sau đào tạo bồi dưỡng là những hoạt động chính trong yếu tố đầu ra của BDNH.
Kiểm tra là một quá trình xác định mục đích, nội dung, lựa chọn, phương pháp, tổng hợp số liệu, bằng chứng để xác định mức độ đạt được của người học trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển” [14].
“Đánh giá kết quả học tập là một quá trình tiến hành có hệ thống, liên tục và thường xuyên để xác định mức độ các mục tiêu dạy học đạt được của học sinh, là cơ sở những quyết định sư phạm của giáo viên” [12].
Như vậy, kiểm tra đánh giá trong hoạt động BDNH là một quá trình tác động thường xuyên, liên tục, có hệ thống trong việc thu thập thông tin để xác định mức độ đạt được mục tiêu dạy học của người học và là cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên.
Kiểm tra, đánh giá trong hoạt động BDNH theo năng lực thực hiện là so sánh, đối chiếu các năng lực hiện có ở người học với các kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu đào tạo hay chuẩn đầu ra. Trong đó, có thể nhận thấy được 4 cấp độ đánh giá một chương trình đào tạo bồi dưỡng như sau:
1/ Đánh giá phản ứng của người học: Họ đánh giá như thế nào về đào tạo bồi dưỡng vào các thời điểm trước, trong, cuối và sau khoá đào tạo bồi dưỡng.
2/ Đánh giá kết quả học tập: Xem học viên đã tiếp thu những gì từ khóa học.
Kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.
3/ Đánh giá những thay đổi trong công việc: xem người học áp dụng những điều đã học vào công việc như thế nào. Những thay đổi đối với việc thực hiện công việc.
4/ Đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức: Việc đào tạo có tác động, ảnh hưởng tới kết quả của tổ chức, hiệu quả của đào tạo bồi dưỡng như thế nào.
Kết quả của việc kiểm tra, đánh giá chính là thực hiện được đánh giá chuẩn đầu ra của chương trình BDNH. Có thể khẳng định, chuẩn đầu ra chính là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo bồi dưỡng, được cơ sở đào tạo cam kết với người học, xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện. Chuẩn đầu ra trong hoạt động BDNH là những yêu cầu tối thiểu đối với người học về kiến thức, kĩ năng, thái độ cụ thể cho một công việc cụ thể sau khi tham gia khóa học ngắn hạn.
Chất lượng đầu ra của hoạt động BDNH được thể hiện ở kết quả cuối cùng của người học là có hay không đủ điều kiện để cấp hoặc không cấp chứng chỉ. Chất lượng đầu ra phản ảnh qua năng lực vận dụng kiến thức đã được trang bị vào công việc đang làm, tự tạo việc làm và sự thăng tiến. Chất lượng đầu ra sẽ là thông tin phản hồi ngược để giúp nhà quản lý giáo dục có những lựa chọn, đánh giá một cách khách quan và kịp thời điều chỉnh phương pháp quản lý của mình cho phù hợp.