Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn của trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 97 - 153)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐHĐN

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Bước 1: Lập phiếu điều tra trưng cầu ý kiến

Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất quản lý hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn được thiết kế theo 2 tiêu chí:

- Tính cấp thiết theo 3 mức độ: Rất cấp thiết, cấp thiết, không cấp thiết.

- Tính khả thi theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Bước 2: Lựa chọn khách thể điều tra

Nguyên tắc lựa chọn: Khách thể là CBQL trực tiếp tham gia hoạt động BDNH của Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.

Số lượng khách thể điều tra là: 18 CBQL gồm: 01 Ban giám hiệu, 01 trưởng phòng và 02 phó phòng Đào tạo, 05 nhà giáo là tổ trưởng các nhóm bồi dưỡng và 9 chuyên viên phòng Đào tạo và phòng Khảo thí & ĐBCLGD.

Bước 3: Tiến hành điều tra.

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý phiếu, tổng hợp các thông tin điều tra và phân tích kết quả.

Để đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất,

định lượng ý kiến đánh giá bằng cách cho điểm như sau:

Mức độ cấp thiết: Rất cấp thiết 3 điểm; Cấp thiết 2 điểm; Không cấp thiết 1 điểm Mức độ khả thi: Rất khả thi 3 điểm; Khả thi 2 điểm; Không khả thi 1 điểm

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum)/n = (3-1)/3 = 0.66

Theo cách tính trên, ta có các khoảng điểm trung bình của các nội dung là 0,66 điểm. Mức độ thực hiện các biện pháp được đánh giá như sau:

Điểm trung bình (ĐTB) từ 1,00 đến 1,66: Biện pháp không cấp thiết/không khả thi.

Điểm trung bình (ĐTB) từ 1,67 đến 2,33: Biện pháp cấp thiết/khả thi.

Điểm trung bình (ĐTB) từ 2,34 đến 3,00: Biện pháp rất cấp thiết/rất khả thi.

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động BDNH

TT Tên các biện pháp

Rất cấp

thiết Cấp thiết Không cấp thiết

ĐTB 2,59

X

Xếp hạng SL % SL % SL %

1

Hoàn thiện quy định và các quy trình thực hiện công tác bồi dưỡng

15 83.33 3 16.67 0 0.00 18 2.83 1 2

Đổi mới công tác khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và tuyển sinh

12 66.67 6 33.33 0 0.00 18 2.67 2 3

Phát triển các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn

10 55.56 8 44.44 0 0.00 18 2.56 4 4

Đổi mới hình thức và phương pháp bồi dưỡng ngắn hạn

10 55.56 8 44.44 0 0.00 18 2.56 4 5

Phát triển đội ngũ và tăng cường quản lý đội ngũ CB, GV

11 61.11 7 38.89 0 0.00 18 2.61 3

6

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn

5 27.78 13 72.22 0 0.00 18 2.28 5

7

Đẩy mạnh công tác phối hợp bồi dưỡng tại các cơ sở liên kết đào tạo

12 66.67 6 33.33 0 0.00 18 2.67 2 8

Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng ngắn hạn

10 55.56 8 44.44 0 0.00 18 2.56 4

Hình 3.1. Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động BDNH

Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp ở bảng 3.1 cho thấy, các biện pháp được đề xuất đều được đánh giá ở mức “cần thiết” đến “rất cần thiết” với điểm trung bình chung đạt 2,59. Trong tất cả các biện pháp được đề xuất, biện pháp

“1” hoàn thiện quy định và các quy trình thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng được đánh giá mức độ cấp thiết cao nhất (ĐTB: 2,83), tiếp đến là biện pháp “2”, “7” về đổi mới công tác khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và tuyển sinh và đẩy mạnh công tác phối hợp bồi dưỡng tại các cơ sở liên kết đào tạo được đánh giá ở mức độ “rất cấp thiết” (ĐTB:

2,67). Xếp ở vị trí thứ 3 là biện pháp “5” phát triển đội ngũ và tăng cường quản lý đội ngũ CB, GV (ĐTB: 2,61) và cùng xếp ở vị trí thứ 4 là các biện pháp “3”,”4”, “8” được đánh giá ở mức độ “rất cấp thiết” với điểm trung bình đạt 2,56. Biện pháp “6” về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn xếp ở vị trí cuối cùng với điểm trung bình 2,28 và được đánh giá ở mức “cấp thiết”.

Kết quả trên cho thấy, việc hoàn thiện được các quy định, quy trình để thực hiện các hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn có vai trò rất quan trọng, đây là tiền đề và thước đo cho các hoạt động khác và cũng là xu thế trong công tác kiểm định, đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay. Bên cạnh đó, với những áp lực nhất định trong công tác giáo dục nói chung cũng như mặt bằng chung giữa các cơ sở giáo dục trọng điểm đã ở mức tương đối cần bằng tạo nên tính cạnh tranh nhất định. Chính vì vậy, công tác tuyển sinh cũng như phối hợp các cơ sở liên kết đào tạo bồi dưỡng là một trong những yếu tố rất quan trọng cho hiệu quả về chất và lượng của các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn.

Ngoài ra, các nội dung về phát triển đội ngũ, phát triển chương trình, đổi mới hình thức bồi dưỡng, công tác kiểm tra đanh giá, tăng cường cơ sở vật chất có thể xem là hoạt động mang tính chất thường xuyên, lâu dài của Nhà trường. Chính vì vậy, khi được đánh giá về tính cấp thiết thì chưa được đánh giá ở vị trí cao. Mặc dù các mức độ

tính cấp thiết của các biện pháp nêu trên có thể được nhìn nhận ở những giá trị khác nhau nhưng suy cho cùng cả 08 biện pháp nêu trên đều có mối liên hệ tương quan và chi phối lẫn nhau.

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động BDNH

TT Tên các biện pháp

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

ĐTB 2,59

X

Xếp hạng SL % SL % SL %

1 Hoàn thiện quy định và các quy trình thực hiện công tác bồi dưỡng

12 66.67 6 33.33 0 0.00 18 2.67 2

2 Đổi mới công tác khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và tuyển sinh

13 72.22 5 27.78 0 0.00 18 2.72 1

3 Phát triển các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn

8 44.44 10 55.56 0 0.00 18 2.44 5 4 Đổi mới hình thức và

phương pháp bồi dưỡng ngắn hạn

9 50.00 9 50.00 0 0.00 18 2.50 4

5 Phát triển đội ngũ và tăng cường quản lý đội ngũ CB, GV

8 44.44 10 55.56 0 0.00 18 2.44 5

6 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn

7 38.89 11 61.11 0 0.00 18 2.39 6

7 Đẩy mạnh công tác phối hợp bồi dưỡng tại các cơ sở liên kết đào tạo

10 55.56 8 44.44 0 0.00 18 2.56 3

8 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng ngắn hạn

10 55.56 8 44.44 0 0.00 18 2.56 3

Hình 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động BDNH

Kết quả bảng 3.2 cho thấy, tất cả các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức

“rất khả thi” với điểm trung bình trong khoảng 2,39 - 2,72, trong đó, biện pháp “2”

được đánh giá cao nhất và biện pháp “6” được đánh giá thấp nhất và trong nhóm các biện pháp được đánh giá về tính khả thi cao có sự tương đồng với đánh giá về mức cần thiết cao đó là các biện pháp “1”, “2” và “7”, vì vậy, dưới góc độ nhà quản lý cần tập trung sự quan tâm và ưu tiên cho ba biện pháp này để tạo cơ sở tiền đề cho 5 biện pháp tiếp theo.

Từ kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động BDNH cho thấy, hoạt động BDNH hiện nay có vai trò quan trọng trong hoạt động chung về đào tạo của nhà trường, đó là sự kết hợp đào tạo chính quy, đào tạo “mở”, đào tạo thường xuyên; kết hợp đào tạo nâng cấp với đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ; kết hợp mở lớp tại trường và mở lớp tại địa các phương, tại doanh nghiệp; kết hợp đào tạo dài hạn và bồi dưỡng ngắn hạn là những bước đi hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Vì vậy, việc các nhà quản lý trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết hợp thực tiễn của đơn vị để lựa chọn biện pháp quản lý nào là phù hợp sẽ quyết định đến thành công của hoạt động BDNH.

Hình 3.3. Mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một cách tổng quan từ hình 3.3 ta thấy, so sánh tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, hầu hết mức độ đánh giá tính khả thi thấp hơn tính cấp thiết. Điều này là đúng so với thực trạng vì các biện pháp thực hiện là cấp thiết, tuy nhiên việc thực thi các biện pháp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau mà các nhà quản lý cần quan tâm để đưa ra những nhận định và kế hoạch cụ thể để thực thi các biện pháp theo từng khoảng thời gian cụ thể nhằm mang lại kết quả cao nhất.

Tiểu kết chương 3

Tác giả đã đưa ra những nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn đảm bảo tính kế thừa và phát triển, tính đồng bộ và hệ thống, tính thực tiễn và tính chất lượng và hiệu quả. Trên cơ sở đó đề xuất 8 biện pháp nhằm quản lý hoạt động bồi dưỡng các chương trình ngắn hạn tại Trường với mỗi biện pháp được phân tích theo cấu trúc: mục tiêu, nội dung, tổ chức thực hiện và điều kiện thực hiện các biện pháp, cụ thể:

Hoàn thiện quy định và các quy trình thực hiện công tác bồi dưỡng Đổi mới công tác khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và tuyển sinh

Phát triển các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn

Đổi mới hình thức và phương pháp bồi dưỡng ngắn hạn Phát triển đội ngũ và tăng cường quản lý đội ngũ CB, GV

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn

Đẩy mạnh công tác phối hợp bồi dưỡng tại các cơ sở liên kết đào tạo Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng ngắn hạn

Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các biện pháp và khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp đã đề xuất là khả thi, đồng bộ và có hiệu quả cao, góp phần hoàn thiện quản lý hoạt động bồi dưỡng các chương trình ngắn hạn tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động bồi dưỡng các chương trình ngắn hạn được xác định là một nhiệm vụ quan trọng trong việc thực thi đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế - chính trị đang được toàn xã hội quan tâm. Hoạt động BDNH có ý nghĩa quyết định trong việc cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực công tác, nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết để người học có khả năng thực hiện tốt các vị trí công việc, công tác quản lý cũng như hạng, bậc, ngạch đảm nhiệm. Ngoài ra, đối với cơ sở đào tạo bồi dưỡng, đây là hoạt động quan trọng, có vai trò khẳng định và nâng cao uy tín và vị thế của nhà trường.

Trong phạm vi của đề tài đã tổng hợp, phân tích các khái niệm liên quan, xu hướng hoạt động và quản lý hoạt động BDNH trên thế giới và Việt Nam, từ đó cho thấy vai trò, mục tiêu của hoạt động BDNH đòi hỏi phải được quản lý một cách đầy đủ và có hệ thống, thể hiện khoa học sáng tạo trong công tác quản lý của các cấp quản lý và phát huy tích cực nội lực bên trong của các cơ sở bồi dưỡng. Cụ thể các nội dung đó là: Quản lý công tác xác định nhu cầu bồi dưỡng ngắn hạn; Quản lý công tác tuyển sinh bồi dưỡng ngắn hạn; Quản lý chương trình bồi dưỡng ngắn hạn; Quản lý đội ngũ tham gia hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn; Quản lý CSVC và thiết bị dạy học phục vụ hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn; Quản lý hoạt động giảng dạy; Quản lý công tác phối hợp bồi dưỡng tại các cơ sở liên kết đào tạo và Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn.

Bên cạnh đó, chúng tôi đã tập trung phân tích, đánh giá các nội dung chính của hoạt động BDNH, cụ thể: công tác xác định nhu cầu; công tác tuyển sinh bồi dưỡng;

đội ngũ; CSVC và thiết bị dạy học; hoạt động giảng dạy; công tác phối hợp bồi dưỡng tại các cơ sở liên kết đào tạo và công tác kiểm tra đánh giá. Kết quả đánh giá cho thấy, hoạt động BDNH và quản lý hoạt động BDNH của Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN thời gian qua phát triển mạnh và đạt kết quả khả quan. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, ngoài những kết quả đạt được rất tích cực, công tác quản lý và thực trạng quản lý còn tồn tại nhiều mặt hạn chế:

- Việc thực hiện quy trình bồi dưỡng còn chưa triển khai rõ ràng theo cách tiếp cận của từng đối tượng dẫn đến việc giảng viên, người học còn gặp khó khăn khi tham gia các chương trình bồi dưỡng.

- Một bộ phận CB, GV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân trong việc thúc đẩy HĐBD các CTNH.

- Công tác xác định nhu cầu người học, quảng bá, chiêu sinh với các hình thức còn đơn điệu, chưa có sự kết hợp các phương pháp.

- Sự tham gia của các đơn vị liên kết, đơn vị sử dụng lao động trong công tác xây dựng, phát triển chương trình và tham gia giảng dạy, trao đổi chuyên môn còn hạn chế.

- Xây dựng kế hoạch về nâng cao về chất và lượng cho đội ngũ cán bộ chưa chủ động và thường xuyên.

- Trang thiết bị phục vụ các hoạt động chưa được đầu tư, nâng cấp chuyên sâu và hiện đại.

- Sự phối hợp với các cơ sở liên kết trong các hoạt động còn gặp nhiều hạn chế.

- Bộ công cụ và các tiêu chí đánh giá, kiểm tra chưa thực sự hoàn thiện và đầy đủ.

Từ những hạn chế này, trên cơ sở những nguyên tắc về đảm bảo tính thực tiễn, tính đồng bộ và tính hệ thống, tính khoa học và tính kế thừa và phát triển, chúng tôi đề xuất và khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của 8 biện pháp nhằm quản lý hoạt động bồi bồi dưỡng các chương trình ngắn hạn tại Trường, cụ thể:

- Hoàn thiện quy định và các quy trình thực hiện công tác bồi dưỡng - Đổi mới công tác khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và tuyển sinh

- Phát triển các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn

- Đổi mới hình thức và phương pháp bồi dưỡng ngắn hạn - Phát triển đội ngũ và tăng cường quản lý đội ngũ CB, GV

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn

- Đẩy mạnh công tác phối hợp bồi dưỡng tại các cơ sở liên kết đào tạo - Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng ngắn hạn

Trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các biện pháp và khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp đã đề xuất là khả thi, đồng bộ và có hiệu quả cao, góp phần hoàn thiện quản lý hoạt động đào tạo bồi dưỡng các chương trình ngắn hạn tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

Nhìn chung, kết quả của đề tài đã cơ bản đáp ứng được mục đích, nhiệm vụ và giả thuyết nghiên cứu mà đề tài đặt ra.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xây dựng các văn bản pháp quy riêng, cụ thể và có tính đặc thù đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

- Cần truyền thông nhiều hơn nữa quy định về công tác bồi dưỡng theo các văn bản của Liên Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp cho người học hiểu rõ hơn về các chương trình BDNH cần tham gia học cũng như sự cần thiết của việc tham gia khoá bồi dưỡng; đảm bảo đúng yêu cầu, nghĩa vụ và quyền lợi khi đối tượng hoàn thành khóa bồi dưỡng.

- Nên xây dựng chương trình bồi dưỡng khung sát với yêu cầu thực tế. Tăng cường các nội dung kiến thức chuyên ngành chuyên sâu, phù hợp thực tiễn, giảm bớt các nội dung kiến thức lý luận chung vì trùng lặp nhiều với các chương trình đã học.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác bồi

dưỡng tại các cơ sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng. Ra văn bản cụ thể yêu cầu các cơ sở được giao nhiệm vụ bồi dưỡng thực hiện nghiêm túc cam kết về đảm bảo chất lượng công tác bồi dưỡng; thực hiện tốt khâu giám sát việc giảng dạy của giảng viên và việc học tập của học viên trong suốt quá trình bồi dưỡng.

- Cần tổ chức các hội thảo, các khóa tập huấn về công tác quản lý hoạt động BDNH để CBQL, chuyên viên có cơ hội nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm ở các cơ sở giáo dục khác trên cả nước.

2.2. Đối với Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

- Nhà trường cần tổ chức các buổi gặp gỡ, tư vấn thông tin đến các Sở, Phòng Giáo dục và đào tạo có nhu cầu. Tại buổi lễ khai giảng các lớp bồi dưỡng, ngoài công tác tổ chức lễ, phổ biến các thông tin về mục tiêu, nội dung của khoá bồi dưỡng, Trường nên tổ chức phổ biến, truyền thông đến người học về lí do tổ chức khoá học, các quy định trong các thông tư liên quan cụ thể của từng chương trình bồi dưỡng đến từng vị trí chức danh nghề nghiệp.

- Cần chú ý xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch chương trình bồi dưỡng sát hợp hơn với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Cần mời thêm các chuyên gia, giảng viên thỉnh giảng từ các đơn vị trực tiếp sử dụng lao động, đặc biệt là các chương trình được thiết kế cho mục đích bồi dưỡng theo chức danh, CBQLGD....để đáp ứng mong đợi của người học không chỉ tiếp thu thông tin, tri thức do giảng viên truyền đạt, mà còn được chủ động trao đổi kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm công tác, bàn bạc, thảo luận về các giải pháp cho những vấn đề mà thực tiễn đặt ra đối với từng chức danh ở từng vị trí việc làm cụ thể.

- Tổ chức tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng với hình thức bồi dưỡng trực tiếp kết hợp trực tuyến cho toàn thể CBVC có tham gia hoạt động BDNH, hỗ trợ tối đa cho người học, để học viên học tập hiệu quả, thuận lợi hơn, đáp ứng quy định tại Thông tư số 21/2017/TT-BGDĐT ngày 06/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo về quản lý hoạt động BDNH giữa các trường đại học, các cơ sở giáo dục trên cả nước để trao đổi kinh nghiệm về quản lý và tổ chức BDNH.

- Tổ chức các hội nghị liên kết đào tạo bồi dưỡng theo định kỳ đối với các cơ sở đã, đang và sẽ liên kết với Nhà trường để công tác phối hợp đạt hiệu quả tốt nhất.

- Thường xuyên tổ chức các buổi giao ban do Ban giám hiệu chủ trì cho tất cả các phòng chức năng chuyên trách có tham gia hoạt động BDNH, giải quyết tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để hoạt động BDNH được tiến hành trôi chảy.

- Có quy định chặt chẽ hơn trong việc phân công nhiệm vụ cho mỗi nhân sự trong các phòng chức năng.

- Có chế tài thi đua, khen thưởng rõ ràng để khuyến khích, động viên những người tích cực trong công việc, đồng thời cũng có các hình thức kỷ luật để răn đe

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn của trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 97 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)