Xác định nhu cầu bồi dưỡng ngắn hạn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn của trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐHĐN

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn của Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

2.3.1. Xác định nhu cầu bồi dưỡng ngắn hạn

Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là quá trình thu thập và phát triển thông tin để làm rõ nhu cầu, cải thiện khả năng thực hiện công việc và xác định liệu đào tạo, bồi dưỡng có thực sự là giải pháp thiết thực. Đây là là một hoạt động đóng vai trò then chốt quyết định đến việc có triển khai thực hiện một chương trình BDNH nào đó hay không. Những thông tin phản hồi về nhu cầu của người học sẽ là cơ sở hết sức quan trọng nhằm giúp các nhà quản lý nắm bắt được nhu cầu xã hội, nhu cầu người học để cân nhắc, xem xét, quyết định cho tổ chức triển khai các bước tiếp theo của một hoạt động BDNH bất kỳ. Đề tài tiến hành khảo sát cán bộ, giảng viên và học viên về công tác xác định nhu cầu BDNH của Trường, kết quả như sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của CB, GV về công tác xác định nhu cầu tham gia khóa BDNH TT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện (%)

ĐTB 3,67 Rất

tốt Tốt Trung bình

Chưa tốt

Không tốt 1 Mục tiêu việc khai thác và xử lý thông tin về nhu

cầu người học được trình bày rõ ràng, công khai. 5,6 73,5 19,0 1,9 0 3,83 2

Hoạt động truyền thông, quảng bá về chương trình bồi dưỡng thúc đẩy nhu cầu tham gia học tập các chương trình BDNH.

3,8 68,9 25,4 1,9 0 3,75 3 Nội dung phiếu khảo sát nhu cầu được thiết kế

ngắn gọn, cụ thể, trọng tâm. 1,9 68 28,2 1,9 0 3,70 4 Có đội ngũ chuyên trách công tác khai thác, xử lý

thông tin về nhu cầu người học. 1,9 59,8 34,5 3,8 0 3,60 5 Sự đa dạng về hình thức tổ chức khảo sát nhu cầu 1,9 63,9 32,3 1,9 0 3,66 6 Quy mô và đối tượng cần khảo sát thường xuyên

được mở rộng 1,9 60,1 36,1 1,9 0 3,62

7 Tính chuyên nghiệp của lực lượng tổ chức việc

khảo sát nhu cầu 1,9 60,1 36,1 1,9 0 3,62

8 Tính chính xác và linh hoạt của việc xử lý thông

tin người học 1,9 60,1 36,1 1,9 0 3,62

9 Dự báo đánh giá và phân luồng được nhu cầu

người học 1,9 60,1 36,1 1,9 0 3,62

Hình 2.2. Đánh giá của CB, GV về mức độ thực hiện công tác xác định nhu cầu tham gia khóa BDNH

Kết quả khả sát về việc xác định nhu cầu bồi dưỡng ngắn hạn ở bảng 2.5 cho thấy, các nội dung đánh giá của CB, GV đều ở mức đánh giá thực hiện “tốt” với điểm trung bình (ĐTB) 3,67 và học viên đánh giá ở mức thực hiện “rất tốt” với ĐTB 4,63.

Trong đó, CB, GV và học viên đều đánh giá cao về mức độ thực hiện ở các nội dung

“1”, “2”, “3”. Ngoài ra, học viên còn đánh giá cao ở các nội dung “5”, “7”. Ở các nội dung về đánh giá thực hiện chưa cao cũng cho thấy sự tương đồng về đánh giá của

CB, GV và HV, cụ thể, các nội dung “4”, “9” đều được đánh giá ở mức độ thấp hơn trong các nội dung. Từ kết quả này cho thấy cần chú trọng vào việc tổ chức tốt các nội dung “4”, “9” để tạo được kết quả toàn diện hơn trong việc xác định nhu cầu học tập của người học.

Bảng 2.5. Đánh giá của HV về công tác xác định nhu cầu tham gia khóa BDNH

TT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện (%) ĐTB 4,63 Rất

tốt Tốt Trung bình

Chưa tốt

Không tốt 1 Mục tiêu việc khai thác và xử lý thông tin về nhu

cầu người học được trình bày rõ ràng, công khai. 70,2 27,9 1,9 0 0 4,68 2

Hoạt động truyền thông, quảng bá về chương trình bồi dưỡng thúc đẩy nhu cầu tham gia học tập các chương trình BDNH.

68,2 28,0 3,8 0 0 4,64

3 Nội dung phiếu khảo sát nhu cầu được thiết kế

ngắn gọn, cụ thể, trọng tâm. 68,1 28,1 1,9 1,9 0 4,62 4 Có đội ngũ chuyên trách công tác khai thác, xử lý

thông tin về nhu cầu người học. 66,0 30,2 1,9 1,9 0 4,60 5 Sự đa dạng về hình thức tổ chức khảo sát nhu cầu 68,1 28,1 1,9 1,9 0 4,62 6 Quy mô và đối tượng cần khảo sát thường xuyên

được mở rộng 66,2 30,0 1,9 1,9 0 4,61

7 Tính chuyên nghiệp của lực lượng tổ chức việc

khảo sát nhu cầu 68,1 28,1 1,9 1,9 0 4,62

8 Tính chính xác và linh hoạt của việc xử lý thông

tin người học 66,8 33,2 0 0 0 4,67

9 Dự báo đánh giá và phân luồng được nhu cầu

người học 66,0 30,2 1,9 1,9 0 4,60

Từ kết quả trên cho thấy, việc xác định nhu cầu học tập của người học trong các hoạt động BDNH tại Trường đã đạt được những kết quả tốt từ việc xây dựng mục tiêu kế hoạch đến công tác truyền thông quảng bá và xây dựng nội dung để khảo sát, đặc biệt, mức độ đánh giá các nội dung thực hiện đều có tính tương đồng rất cao ở các CB, GV lẫn HV. Điều này thể hiện công tác xác định nhu cầu trong hoạt động BDNH được tiến hành đông bộ, thu hút và mức độ lan tỏa rộng từ nội dung đến hình thức trên các đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó, một số nội dung còn được đánh giá chưa cao như đội ngũ chuyên trách thực hiện và công tác dự báo, phân luồng người học. Vì vậy, các nhà quản lý cần chú trọng hơn trong các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc xác định nhu cầu người học để tạo tiền đề cho các khâu trong hoạt động BDNH đạt được chất lượng cao nhất.

Hình 2.3. Đánh giá của HV về mức độ thực hiện công tác xác định nhu cầu tham gia khóa BDNH

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn của trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)