CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐHĐN
2.1. Khái quát về Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
2.1.2. Bộ máy tổ chức
Trải qua hơn 43 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa cấp với cơ cấu bộ máy tổ chức gồm:
Ban Giám hiệu, 7 phòng chức năng, 12 khoa, 3 trung tâm nghiên cứu và 2 tổ trực thuộc.
Tổng số cán bộ, viên chức của trường là 334 người; trong đó có 233 cán bộ giảng dạy (với 58 giảng viên chính) với cơ cấu trình độ: 1 giáo sư, 15 phó giáo sư, 91 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 167 thạc sĩ; gần 50 cán bộ giảng viên đang đi học nghiên cứu sinh và cao học trong và ngoài nước.
2.1.3. Chuyên ngành đào tạo và chất lượng đào tạo
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng hiện đang đào tạo 33 ngành bậc Đại học chính quy, gồm 17 ngành cử nhân sư phạm và 16 ngành cử nhân khoa học; 16 chuyên ngành Thạc sĩ và 6 chuyên ngành Tiến sĩ.
Đối với hệ vừa làm vừa học, ngoài đào tạo tại Trường, Nhà trường đã liên kết, hợp tác với nhiều trường cao đẳng, đại học, các cơ sở giáo dục, trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức đào tạo các trình độ đại học, cao đẳng, đào tạo liên thông, đào tạo các ngành cử nhân khoa học, trung cấp tin học... (trong danh mục hệ chính quy của trường). Liên kết bồi dưỡng các chương trình ngắn hạn như bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên các cấp, nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên cao đẳng, đại học và nghiệp vụ quản lý giáo dục trong phạm vi cả nước.
Năm học 2018-2019, tổng số sinh viên hệ chính quy bậc đại học đang học tại trường là 6.042 sinh viên, 937 học viên sau đại học. Tổng số học viên hệ vừa làm vừa học là 3.465 học viên. Tổng số lưu học sinh nước ngoài học tại trường là 115 sinh viên. Tính đến nay Trường đã đào tạo được 1.636 tiến sĩ và thạc sĩ.
2.1.4. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
Hoạt động nghiên cứu khoa học từng bước phát triển, đạt hiệu quả tốt. Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học của Trường được ứng dụng vào thực tiễn giáo dục - đào tạo
và đời sống sản xuất như đổi mới phương pháp giảng dạy, chuyển giao công nghệ nuôi cấy mô cho cây trồng giúp các địa phương trong khu vực nâng cao năng suất cây trồng.
Trong khuôn khổ hợp tác quốc tế của Đại học Đà Nẵng, trường có quan hệ hợp tác với các trường Đại học, viện nghiên cứu thuộc các nước Đông Âu, Nga và các nước SNG, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Canada, Úc, Ấn Độ và các nước thuộc khối ASEAN.
Qua 4 năm thực hiện liên kết đào tạo quốc tế, nhà trường đã tiếp nhận đào tạo cho trên 500 lưu học sinh thuộc các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, CHDCND Lào... Hiện tại, đang có trên 150 lưu học sinh nhiều nước đang theo học tiếng Việt và các chuyên ngành tại Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN.
2.1.5. Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo, bồi dưỡng
Khuôn viên của Trường có tổng diện tích 4,67 ha với 31.132 m2 sàn xây dựng.
Diện tích nơi làm việc 2118 m2, nơi vui chơi giải trí 6000 m2. Tổng diện tích phòng học 5.448 m2, đạt 1,3m2/ 1SV.
Cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của cán bộ và sinh viên khang trang, hiện đại. Hệ thống các giảng đường, phòng học với tổng diện tích 10.000 m² bao gồm 63 phòng học, trong đó có 19 giảng đường lớn, đều được trang bị đủ hệ thống thiết bị âm thanh, máy chiếu, 4 phòng thực hành phương pháp dạy học gồm các thiết bị hiện đại như hệ thống bảng tương tác, máy chiếu lập thể, tăng âm, camera ghi hình bài giảng...6 phòng multimedia với 300 máy vi tính (laptop) nối mạng, 1 phòng máy chủ, 3 phòng sản xuất giáo trình điện tử. Hệ thống 39 phòng thí nghiệm Lý, Hoá, Sinh, Địa...phòng thực hành Âm nhạc với nhiều thiết bị hiện đại đáp ứng được việc học tập, nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Hội trường lớn có sức chứa trên 600 chỗ. Tất cả các phòng, khoa, đơn vị trực thuộc đều được kết nối mạng cáp quang nội bộ Đại học Đà Nẵng và trong khuôn viên nhà trường có thể kết nối mạng Internet không dây.
Thư viện của Trường có diện tích 955m2, được bố trí tại một khu vực độc lập, rộng rãi, yên tĩnh và thoáng mát, bao gồm hệ thống phòng đọc, phòng mượn, phòng nghiệp vụ thông tin thư mục và kho lưu trữ sách, tài liệu, báo chí riêng biệt. Thư viện có 16.141 đầu sách, với số lượng 107.197 cuốn trong đó số lượng số sách gắn với ngành đào tạo cấp bằng của Trường là 100.827 cuốn, có 50 máy tính được nối mạng internet, có hệ thống phần mềm quản lý sách, giáo trình và tài liệu.
2.1.6. Chương trình và quy mô BDNH của Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng thực hiện 12 chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, trong đó, có 08 chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ và 04 chương trình bồi dưỡng cấp chứng nhân.
Bảng 2.1. Danh mục các chương trình BDNH của Trường Đại học Sư phạm
Stt Tên lớp Cấp Đối tượng Thời
gian Số tiết
1
Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho giáo viên các cấp
Chứng chỉ
- Giáo viên chuẩn bị xếp hạng chức danh nghề nghiệp theo Thông tư 20, 21, 22, 23 năm 2015/TTLT- BGDĐT-BNV
02
tháng 240
2
Nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên đại học, cao đẳng
Chứng chỉ
- Giảng viên các học viện, trường đại học, cao đẳng chưa qua đào tạo nghiệp vụ sư phạm.
- Người tốt nghiệp đại học loại khá trở lên có nguyện vọng tham gia giảng dạy trong các cơ sở giáo dục Đại học.
03
tháng 300
3
Nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp
Chứng chỉ
- Giáo viên Trung cấp nhưng chưa qua đào tạo sư phạm hoặc chưa được bồi dưỡng NVSP.
- Người có bằng Tốt nghiệp Trung cấp (loại khá trở lên), cao đẳng, đại học nguyện vọng trở thành giáo viên giảng dạy trong các trường TCCN hoặc các cơ sở giáo dục.
03
tháng 375
4
Nghiệp vụ quản lý giáo dục (theo Thông tư số 28/2014/TT-
BGDĐT ngày
26/08/2014 của Bộ trưởng BGDĐT)
Chứng chỉ
- Cán bộ quản lý cấp trường như Ban giám hiệu, tổ trưởng bộ môn các trường mầm non, phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT).
- Cán bộ quản lý, cán bộ dự nguồn quản lý, cán bộ chuyên môn cấp Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Cán bộ quản lý và chuyên môn các cơ sở giáo dục không chính quy (trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục cộng đồng, trường bổ túc văn hóa, ...).
03
Tháng 360
5
Nghiệp vụ công tác thiết bị, thí nghiệm trường học
Chứng chỉ
- Giáo viên, cán bộ, nhân viên đang giảng dạy và làm công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục phổ thông.
02
tháng 312
Stt Tên lớp Cấp Đối tượng Thời gian
Số tiết - Người đã tốt nghiệp các trường
Đại học, Cao đẳng, TCCN có nhu cầu tuyển dụng làm nhân viên công tác thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
6
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho GV dạy môn Giáo dục công dân
Chứng chỉ
Giáo viên đang dạy môn Giáo dục công dân trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông chưa được đào tạo chuẩn hóa
02
Tháng 300
7 Nghiệp vụ Sư phạm về Giáo dục hòa nhập
Chứng chỉ
- Cán bộ quản lý, giáo viên trường mầm non/tiểu học/trung học cơ sở.
- Cán bộ quản lý, giáo viên trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.
- Cán bộ quản lý, giáo viên trường/trung tâm dạy trẻ khuyết tật.
- Nhân viên hoặc người có nhu cầu hỗ
trợ giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
03
Tháng 315
8
Bồi dưỡng năng lực tư vấn cho GV phổ thông làm công tác tư vấn cho HS (Theo QĐ số 1876/QĐ-BGDĐT, ngày 21/5/2018 của Bộ GD&ĐT
Chứng chỉ
- Cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo các huyện, quận thành phố.
- Cán bộ, giáo viên đang công tác tại các trường Tiểu học , Trung học và cán bộ nguồn chưa có chứng chỉ quản lý trường học.
- Những đối tượng học viên khác có nhu cầu tham dự
03
Tháng 360
9 Thiết kế bài giảng điện tử e-Learning
Chứng nhận
Giáo viên, CBQL có nhu cầu 01
Tháng 60
10
Công tác Đoàn TNCS
& Đội TNTP Hồ Chí Minh
Chứng nhận
Cán bộ giáo viên, sinh viên đã và đang học Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Tổng phụ trách Đội các trường, cán bộ Đoàn cơ sở có nhu cầu bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng công tác
01
Tháng 60
11 Phương pháp sơ cứu Chứng Cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ 01 60
Stt Tên lớp Cấp Đối tượng Thời gian
Số tiết và Phòng bệnh thường
gặp ở trẻ em
nhận phụ vụ tại các Trường Mầm non, Tiểu học, các cơ sở giáo dục và chăm sóc trẻ em, nhóm dạy trẻ tại gia đình; Người có nhu cầu về làm giảng dạy, phục vụ tại các cơ sở giáo dục trẻ em.
tháng
12 An toàn
phòng thí nghiệm
Chứng nhận
- Cán bộ làm công tác quản lý các phòng thí nghiệm.
- Các cá nhân có nhu cầu tham dự để nâng cao kiến thức và bồi dưỡng nghiệp vụ.
01
Tháng 60
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài chỉ nghiên cứu các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ của Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN. Cụ thể:
+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
+ Bồi dưỡng Nghiệp vụ quản lý giáo dục.
+ Bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm Đại học, Cao đẳng, TCCN
Từ năm 2015 đến nay, quy mô bồi dưỡng các chương trình ngắn hạn có sự gia tăng mạnh, đặc biệt là đối với chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, điều này được lí giải là khi có quy định mới về việc bổ nhiệm ngạnh, hạng giáo viên, giảng viên thì số lượng giáo viên, giảng viên có nhu cầu tham gia bồi dưỡng để đủ điều kiện bổ nhiệm ngạch, hạng nhiều. Riêng các chương trình, bồi dưỡng Nghiệp vụ quản lý giáo dục và bồi dưỡng Nghiệp vụ sư phạm Đại học có sự ổn định qua các năm.
Bảng 2.2. Tình hình học viên theo cá chương trình BDNH CHƯƠNG TRÌNH
BDNH
NĂM 2015
NĂM 2016
NĂM 2017
NĂM 2018
NĂM
2019 TỔNG
CCDNN GIÁO VIÊN
CÁC CẤP 0 0 793 13171 3218 17182
NV QUẢN LÝ GIÁO
DỤC 218 431 752 748 460 2609
NV SƯ PHẠM ĐẠI HỌC 153 363 291 442 388 1637
TỔNG SỐ 371 794 1836 14361 4066 21428
Hình 2.1. Biểu đồ học viên theo các chương trình BDNH 2.2. Khái quát về quá trình khảo sát
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Kết quả điều tra, khảo sát là cơ sở khoa học cho việc nhận định, đánh giá đúng đắn, khách quan:
- Nhận thức của cán bộ, giảng viên, học viên, đơn vị LKĐT về hoạt động BDNH của Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
- Thực trạng hoạt động BDNH và quản lý hoạt động BDNH của Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
Đây cũng là cơ sở để khuyến nghị, đề nghị, đề xuất các biện pháp có tính khả thi nhằm góp phần làm cho công tác quản lý hoạt động BDNH của Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN đạt được hiệu quả cao nhất.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên, đơn vị LKĐT về mức độ quan trọng của hoạt động BDNH tại Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
- Thực trạng của nội dung hoạt động BDNH và quản lý hoạt động BDNH tại Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
2.2.3. Phương pháp khảo sát
- Cán bộ quản lý, giảng viên, học viên và đơn vị liên kết.
- Tổng số đối tượng khảo sát là: 474 người, trong đó: 42 cán bộ, giảng viên đang công tác quản lý và giảng dạy tại Trường; 411 học viên đã tham gia học tập các lớp BDNH và 11 cán bộ quản lý (là lãnh đạo các khoa, phòng, Ban giám hiệu) và phỏng vấn 10 lãnh đạo đơn vị liên kết đã từng phối hợp bồi dưỡng các lớp ngắn hạn của Trường.
Bảng 2.3. Sự phân bố đối tượng khảo sát
TT Đối tượng khảo sát Số lượng Tỷ lệ
(%)
1 Cán bộ, giảng viên 42 8,9%
2 Đơn vị liên kết 10 2,1%
3 Cán bộ quản lý 11 2,3%
4 Học viên 411 86,7%
Ngoài ra, trong quá trình thu nhận, tập hợp thông tin, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như:
- Phương pháp quan sát: quan sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn của Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tiến hành thu thập, nghiên cứu và phân tích kinh nghiệm hoạt động của CBQL, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QL.
- Phương pháp chuyên gia: xây dựng và hoàn chỉnh bộ công cụ điều tra, lấy ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, các cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên (GV) có thâm niên công tác và bề dày kinh nghiệm trong bồi dưỡng các chương trình ngắn hạn.
- Các phương pháp bổ trợ: thống kê toán học để xử lý, phân tích các số liệu của đề tài; phương pháp lập biểu bảng, sơ đồ.
2.2.4. Tiến trình khảo sát
- Bước 1: Xây dựng và thử nghiệm phiếu khảo sát
Khảo sát thử trên một nhóm mẫu gồm CBQL, giảng viên và học viên nhằm mục đích điều chỉnh bổ sung để hoàn thiện chính xác các mẫu phiếu khảo sát. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu khảo sát.
- Bước 2: Hoàn thiện các mẫu phiếu khảo sát:
Để có cơ sở đánh giá chính xác thực trạng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát lấy mẫu theo công thức xác định cỡ mẫu: . Trong đó, ∆ là giới hạn sai số chọn mẫu (thường là 0.01-0.05); n là cỡ mẫu; N là tổng số khách thể cần khảo sát.
Mẫu 1: Khảo sát nhận thức của CBQL, GV về thực trạng mức độ thực hiện nội dung BDNH, các biện pháp quản lý hoạt động BDNH và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động BDNH của Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
Mẫu 2: Khảo sát nhận thức của học viên về thực trạng mức độ thực hiện các nội dung BDNH, những thuận lợi và khó khăn khi tham gia hoạt động BDNH tại Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
Mẫu 3: Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các đề xuất biện pháp quản lý hoạt động BDNH của Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN.
- Bước 3: Tiến hành khảo sát và tổng hợp, xử lý số liệu.