Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn của trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 64 - 67)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐHĐN

2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn của Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN

2.3.8. Công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn

Công tác kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của học viên có vai trò rất quan trọng, vừa giữ vai trò là động lực thúc đẩy quá trình dạy học, lại vừa có vai trò giúp người thầy điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Hơn nữa, việc kiểm tra đánh giá giúp học viên thay đổi phương pháp học tập để phù hợp với hình thức, phương pháp kiểm tra nhằm đạt kết quả cao.

Bảng 2.16. Đánh giá của CB, GV về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động BDNH TT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện (%)

ĐTB 3,57 Rất

tốt Tốt Trung bình

Chưa tốt

Không tốt 1

Mục tiêu, nội dung kiểm tra, đánh giá được thực hiện theo quy định về chuẩn đầu ra được cấp có thẩm quyền cho phép

1,9 58,5 35,8 1,9 1,9 3,57

2

Hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá được tổ chức đa dạng, linh hoạt phù hợp với đặc thù từng chương trình bồi dưỡng

3,8 62,2 30,2 1,9 1,9 3,64

3 Giảng viên được tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về

các tiêu chí, phương pháp kiểm tra, đánh giá 0,0 66 26,4 3,8 3,8 3,55 4 Việc tổ chức kiểm tra đánh giá đảm bảo đúng

quy chế, kế hoạch đã đề ra 1,9 64,1 30,2 1,9 1,9 3,62 5

Việc đánh giá kết quả học tập của học viên công bằng, trung thực phản ánh đúng năng lực của người học

1,9 58,5 35,8 1,9 1,9 3,57

6 Việc kiểm tra, đánh giá được định kỳ tổ chức

rút kinh nghiệm, điều chỉnh 0,0 56,6 37,7 1,9 3,8 3,47

Hình 2.12. Đánh giá của CB, GV về mức độ thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động BDNH

Kết quả đánh giá của CB, GV về công tác kiểm tra đánh giá hoạt động BDNH tại bảng 2.16 có tổng trung bình chung các nội dung ở mức đánh giá thực hiện là “tốt”

(ĐTB: 3,57 và nằm trong khoảng 3,47 đến 3,64). Nội dung “2” về hình thức tổ chức kiểm tra đánh giá được tổ chức đa dạng, linh hoạt phù hợp với đặc thù từng chương trình bồi dưỡng với mức điểm 3,64 được đánh giá cao nhất, đây cũng là đánh giá phù

hợp với nội dung hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với các đối tượng phong phú và nhu cầu học tập, bồi dưỡng khác nhau. Bên cạnh đó, một điểm khá tương đồng khi đánh giá về nội dung hoạt động giảng dạy bồi dưỡng, với nội dung về công tác kiểm tra đánh giá cũng tồn tại nội dung “3”, “6” về công tác tập huấn, bồi dưỡng phương pháp đánh giá cho GV cũng như công tác rút kinh nghiệm điều chỉnh cho quá trình kiểm tra đánh giá với mức đánh giá thấp, trong đó nội dung “6” với mức điểm 3,47 chỉ ở ngưỡng tối thiểu của mức “tốt”. Kết quả này cho thấy, các nhà quản lý cần có các biện pháp tích cực hơn cho các nội dung “3”, “6” để công tác kiểm tra - đánh giá trở thành kênh thông tin đáng tin cậy giúp nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định chính xác.

Bảng 2.17. Đánh giá của HV về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động BDNH TT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện (%)

ĐTB 4,41 Rất

tốt Tốt Trung bình

Chưa tốt

Không tốt 1 Chất lượng đầu ra đáp ứng được yêu cầu công

việc của cá nhân và xã hội 41,5 52,8 5,7 0,0 0,0 4,36 2 Nội dung kiểm tra, đánh giá phù hợp chuẩn đầu

ra 47,2 52,8 0,0 0,0 0,0 4,47

3

Sự đa dạng, linh hoạt về hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với đặc thù từng chương trình bồi dưỡng

47,2 52,8 0,0 0,0 0,0 4,47

4 Hiệu quả của việc sử dụng các phương pháp

kiểm tra đánh giá 43,4 56,6 0,0 0,0 0,0 4,43

5 Việc tổ chức kiểm tra đánh giá đảm bảo đúng

quy chế, kế hoạch đã đề ra 39,6 50,9 9,5 0,0 0,0 4,30 6

Kết quả học tập của học viên được đánh giá công bằng, trung thực phản ánh đúng năng lực của người học

43,4 56,6 0,0 0,0 0,0 4,43

Hình 2.13. Đánh giá của HV về mức độ thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động BDNH

Từ kết quả bảng 2.17 cho thấy, học viên đánh giá công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn với mức điểm dao động 4,30 - 4,47 đạt mức độ thực hiện

“rất tốt”, trong đó, nội dung “2”, “3” với mức điểm 4,47 được đánh giá cao nhất và nội dung “5” được đánh giá thấp nhấp với số điểm 4,30. Như vậy có thể thấy, giữa CB, GV và HV có sự tương đồng khi đánh giá nội dung về sự đa dạng, linh hoạt về hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với đặc thù từng chương trình bồi dưỡng ở mức độ thực hiện cao nhất. Tuy nhiên, ở học viên nhìn nhận, đánh giá mức độ đảm bảo kế hoạch trong công tác đánh giá chưa thực sự tốt và ở nội dung “1” mặc dù không phải đánh giá thấp nhất, những với mức điểm không chênh lệch nhiều so với nội dung thấp nhất. Kết quả này cho thấy, mặc dù các nội dung được đánh giá mức độ thực hiện rất tốt nhưng cần phải xem lại công tác xây dựng chuẩn đầu ra, cần có cơ chế giám sát trong công tác kiểm tra đánh giá theo kế hoạch… để học viên hài lòng hơn nữa với chất lượng đầu ra của mình.

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy đặc thù của các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn là có thời gian ngắn, đối tượng phong phú, nhu cầu và động cơ học tập khác nhau nên quá trình tổ chức quản lý bồi dưỡng rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác kiểm tra đánh giá. Vì vậy, việc lựa chọn nội dung kiểm tra đánh giá phù hợp với nhu cầu và tính thực tiễn từng đối tượng, từng chương trình và gắn liền với chuẩn đầu ra của chương trình. Công tác triển khai kiểm tra, đánh giá cần có sự triển khai, giám sát theo đúng kế hoạch đề ra tránh sự xáo động lớn trong quá trình quản lý, ảnh hưởng đến kế hoạch cá nhân của người học cũng như để hoạt động kiểm tra đánh giá trở thành động lực nâng cao chất lượng bồi dưỡng ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn của trường đại học sư phạm đại học đà nẵng (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)