CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐHĐN
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn của Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
2.4.6. Quản lý hoạt động giảng dạy chương trình bồi dưỡng ngắn hạn
Hoạt động giảng dạy các chương trình BDNH có những nét đặc thù riêng, bởi các chương trình bồi dưỡng được thiết kế linh hoạt, mềm dẻo, đáp ứng nhu cầu của người học là cần gì học nấy, học cái gì để vận dụng làm được ngay nên hoạt động giảng dạy phải trọng tâm, cơ bản và có độ phân hóa, hướng “mở” theo định hướng năng lực. Đánh giá đúng thực trạng của công tác quản lý hoạt động giảng dạy là cơ sở giúp các nhà quản lý xây dựng một hệ thống các biện pháp quản lý cụ thể, khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo thương hiệu, uy tín của nhà trường.
Bảng 2.23. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của GV
TT Nội dung thực hiện
Mức độ thực hiện (%)
ĐTB 3,63 Rất
tốt Tốt Trung bình
Chưa tốt
Không tốt 1 Đảm bảo hoạt động dạy và học được thực
hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra 3,8 62,3 30,1 3,8 0 3,66 2
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất cho người dạy và người học thực hiện mục tiêu dạy-học
3,8 66,1 26,3 3,8 0 3,70 3 Chỉ đạo các bộ phận, cá nhân xây dựng kế 3.8 62.3 26.3 7.6 0 3,62
TT Nội dung thực hiện
Mức độ thực hiện (%)
ĐTB 3,63 Rất
tốt Tốt Trung bình
Chưa tốt
Không tốt hoạch dạy học
4
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc giảng viên-người học thực hiện kế hoạch dạy và học
5,7 60,4 26,3 5,7 1,9 3,62 5 Quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp, giờ lên
lớp của giảng viên 3,8 60,4 28,2 5,7 1,9 3,58 6
Thường xuyên chỉ đạo tổ chức các hoạt động chuyên môn hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ giảng dạy cho giảng viên
3,8 64,2 26,3 5,7 0 3,66
7
Xây dựng hệ thống công cụ kiểm tra đánh giá hoạt động dạy theo quy định của kiểm định chất lượng
5,7 62,3 22,5 7,6 1,9 3,62
8
Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động đề xuất người tham gia giảng dạy, nói chuyện chuyên đề, hướng dẫn thực tế cho học viên
3,8 60,4 26,3 7,6 1,9 3,57
Hình 2.19. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động dạy học của GV
CBQL, GV tham gia quá trình khảo sát đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý hoạt động dạy học của GV đều ở mức “rất tốt” với điểm số trung bình nằm trong khoảng 3,57 - 3,70 và nội dung “2” về tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất cho người dạy và người học thực hiện mục tiêu dạy-học được đánh giá cao nhất. Từ kết quả trên cho thấy, Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất từ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đến việc vận dụng sắp xếp về thời gian linh hoạt; đặc biệt, từ năm 2016, nhà trường đã xây dựng được hệ thống giảng dạy trực tuyến tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động giảng dạy và học tập.
Nội dung được đánh giá mức độ thực hiện cao tiếp theo lần lượt là nội dung
“1”, 6” với điểm trung bình đạt được 3,66 và nội dung “3”, “4” với điểm số trung bình 3,62. Tại trường, phòng Đào tạo được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm về hoạt động
giảng dạy, vì vậy, đối với mỗi khóa bồi dưỡng, sau khi ban hành kế hoạch, các bộ phận liên quan của Phòng sẽ theo dõi, đôn đốc để các hoạt động giảng dạy đảm bảo đúng kế hoạch đề ra. Mọi vấn đề phát sinh đều tham mưu kịp thời cho Ban giám hiệu chỉ đạo thực hiện. Mặc dù vậy, nội dung “5” về quản lý việc chuẩn bị bài lên lớp, giờ lên lớp của giảng viên được CBQL, GV tham gia khảo sát đánh giá chưa thực sự cao, xếp thứ 4 trong các nội dung đánh giá với điểm trung bình đạt 3,58.
Nội dung “8” về phối hợp với đơn vị sử dụng lao động đề xuất người tham gia giảng dạy, nói chuyện chuyên đề, hướng dẫn thực tế cho học viên được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình 3,57. Thực tế trong những năm gần đây, trong các hoạt động bồi dưỡng, Nhà trường luôn có động thái mời các chuyên gia, CBQL giáo dục tại các địa phương tham gia hoạt động bồi dưỡng. Tuy nhiên, một số khó khăn như về điều kiện chuyên môn đủ để tham gia giảng dạy còn hạn chế, thời gian các chương trình khá linh động và không dài nên việc liên hệ mời giảng còn gặp khó khăn… Qua trao đổi ý kiến khi khảo sát, CBQL và GV cho rằng cần Nhà trường tăng cường hơn nữa việc phối hợp với đơn vị sử dụng lao động đề xuất người tham gia giảng dạy, nói chuyện chuyên đề nhằm tăng cường việc trao đổi chuyên môn, học tập kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Hoạt động học tập của học viên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giảng dạy nói riêng và chất lượng của hoạt động bồi dưỡng nói chung. Công tác quản lý học tập của học viên mà tốt sẽ giúp các nhà quản lý phân loại được học viên để từ đó có phương pháp bồi dưỡng hiệu quả. Ngoài ra, sẽ giúp người học có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần tự giác cao trong học tập.
Bảng 2.24. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của HV
TT Nội dung thực hiện
Mức độ thực hiện (%)
ĐTB 3,62
Xếp hạng Rất
tốt Tốt Trung bình
Chưa tốt
Không tốt 1
Tổ chức giáo dục cho học viên nhận thức đúng trong việc xác định mục đích, động cơ học tập cho bản thân
3,8 64,2 26,3 5,7 0 3,66 2
2
Quán triệt nội quy, quy chế bồi dưỡng, quyền lợi, trách nhiệm của học viên được quán triệt vào đầu khóa
7,5 66 20,8 3,8 1,9 3,74 1 3 Thiết kế tiêu chí và bộ công cụ đánh giá
hoạt động học dựa trên chuẩn KT-KN-TĐ. 3,8 60,4 32 3,8 0 3,64 3 4
Mời đơn vị sử dụng lao động tham gia xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động học theo đúng quy chế đào tạo
3,8 58,5 30,1 7,6 0 3,58 4
5
Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục (gia đình-nhà trường-xã hội) trong việc quản lý quá trình học tập của học viên
3,8 54,7 28,3 11,3 1,9 3,47 5
Hình 2.20. Mức độ thực hiện quản lý hoạt động học tập của HV
Kết quả ở bảng 2.24 cho thấy, đối với quản lý hoạt động học tập của HV, mặc dù các nội dung đều được đánh giá ở mức “rất tốt” tuy nhiên điểm trung bình có sự phân hóa cao, dao động từ 3,47 - 3,74. Nội dung “ 2” về quán triệt nội quy, quy chế bồi dưỡng, quyền lợi, trách nhiệm của học viên được quán triệt vào đầu khóa được đánh giá cao nhất và nội dung “1” về tổ chức giáo dục cho học viên nhận thức đúng trong việc xác định mục đích, động cơ học tập cho bản thân đánh giá ở vị trí thứ 2. Điều này được thể hiện rất rõ trong công tác quản lý của Nhà trường, mỗi chương trình khai giảng các khóa bồi dưỡng, ngoài cung cấp cho học viên về kế hoạch, thời gian, phương pháp học tập, đánh giá thì một trong những nội dung được Nhà trường triển khai rất chi tiết, cụ thể là nội quy, quy chế đào tạo bồi dưỡng, quyền lợi, trách nhiệm của học viên khi tham gia khóa bồi dưỡng.
Nội dung “3” được đánh giá ở vị trí thứ 3 với điểm trung bình 3,64 nội dung “4”
đánh giá ở vị trí thứ 4 với điểm trung bình 3,58 và nội dung “5” được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình 3,47. Từ kết quả này cho thấy, trong công tác quản lý cần quan tâm hơn nữa công tác xây dựng các bộ tiêu chí để đánh giá hoạt động giảng dạy, trong đó lưu ý đến việc mời đơn vị sử dụng lao động tham gia xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động học tập. Đặc biệt, Nhà trường cần tăng cường đúng mức công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; tích cực mời đơn vị sử dụng lao động cử người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm để cùng nhà trường xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động học của học viên nhằm nâng cao chất lượng đầu ra bởi vì tiêu chuẩn đầu ra của cơ sở đào tạo luôn luôn bằng tiêu chuẩn đầu vào của đơn vị sử dụng lao động, của xã hội.