CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐHĐN
2.5. Đánh giá thực trạng
Hoạt động BDNH của Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN trong những năm qua đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ về lượng cũng như về chất. Sự chuyển biến đó đã đem lại những thay đổi tích cực toàn diện trên mọi lĩnh vực của hoạt động bồi dưỡng các chương trình ngắn hạn:
- Các chương trình BDNH của trường đã nhận được sự quan tâm của xã hội và người học. Các đối tượng tham gia BDNH tăng cao cả về số lượng lẫn các CTBD.
- Nhà trường có được sự tin tưởng, hợp tác mạnh mẽ của các đơn vị LKĐT. Các đơn vị LKĐT với Nhà trường ngày càng mở rộng, trải đều khắp cả nước, đặc biệt là khu vực miền Trung - Tây Nguyên và các tỉnh Tây Nam Bộ.
- Các chương trình BDNH của Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người học và xã hội. Chương trình được phát triển và điều chỉnh phù hợp với yêu cầu vị trí công việc của từng đối tượng, vùng miền; Vừa đáp ứng nhu cầu cấp chứng chỉ (điều kiện cần thiết để người học đảm bảo tiêu chuẩn vị trí việc làm) vừa trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để người học thực hiện tốt hơn công việc và nhiệm vụ được giao.
- Đội ngũ tham gia quản lý và giảng dạy đạt chuẩn về trình độ, năng lực nghề nghiệp cao, nhiều kinh nghiệm trong hoạt động BDNH. CBVC của các bộ phận chuyên trách tâm huyết, chuyên môn cao.
- Nhà Trường đã đầu tư CSVC đảm bảo cho hoạt động BDNH theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường đã xây dựng các hệ thống E.Learning và bộ phận phụ trách kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động dạy và học trực tuyến của giảng viên và người học thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình học tập.
Để đạt được các kết quả trên là do:
- Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN là một trong những trường sư phạm trọng điểm đã có một vị thế và uy tín cao trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước.
- Đảng ủy, BGH Nhà trường tâm huyết, quyết liệt trong việc chỉ đạo các hoạt động BDNH và quản lý hoạt động này.
- Toàn thể CBVC đoàn kết đồng lòng, tận tâm, có trách nhiệm đã thúc đẩy hoạt động BDNH của Nhà trường ngày càng phát triển.
2.5.2. Khó khăn
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động BDNH của Trường Đại học Sư phạm-ĐHĐN còn một số khó khăn, vướng mắc và hạn chế; trong đó có cả những tác động của yếu tố khách quan và chủ quan. Đó là:
- Quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; toàn cầu hoá và cạnh tranh quốc tế, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay là thách thức lớn đối với công tác tuyển sinh của Nhà trường. Nhu cầu BDNH của xã hội thay đổi nhanh chóng, nhiều cơ sở giáo dục khác cạnh tranh làm cho số lượng học viên thay đổi, tăng giảm không ổn định.
- Các CSLKĐT nhiều, địa bàn xa rộng, không tập trung nên việc quản lý quá trình học tập của học viên gặp nhiều khó khăn; đối tượng tham gia BDNH đa dạng, tính đặc thù địa phương cao vì vậy công tác phối hợp quản lý giữa Nhà trường và đơn vị LKĐT thiếu chặt chẽ, chưa kết nối tốt.
- Để các chương trình BDNH đáp ứng nhu cầu thực tế, đòi hỏi Nhà trường phải cập nhật và xây dựng chương trình bồi dưỡng mới; điều chỉnh, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng. Các chương trình BDNH gồm nhiều nội dung khác nhau, thời gian bồi dưỡng ngắn nên nhiều nội dung chương trình còn chồng chéo, dàn trải, chưa bổ sung những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người học. Việc phân tầng, phân loại kiến thức, kỹ năng phù hợp cho từng vị trí việc làm của người học chưa được chú ý đúng mức làm giảm hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.
- Cùng một thời điểm, Nhà trường phải bồi dưỡng nhiều chương trình tại nhiều địa phương với nội dung mới, phương thức mới dẫn đến:
+ Giảng viên bị quá tải, áp lực.
+ Một số giảng viên trẻ chưa được trang bị, cập nhật kiến thức kỹ năng cần thiết cũng như kinh nghiệm trong công tác BDNH nên việc bồi dưỡng chưa đạt hiệu quả cao nhất.
+ Quản lý chương trình BDNH đôi khi mang tính thời vụ, chưa có tính hệ thống.
Chưa có phần mềm quản lý BDNH.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại trong đào tạo bồi dưỡng, đặc biệt là hình thức giảng dạy trực tuyến thông qua “lớp học ảo”, mô phỏng, số hóa bài giảng gây khó khăn nhất định cho cả giảng viên và người học trong phương thức tiếp cận. Đa số CBVC chưa được trang bị kỹ hình thức này. Học viên tại các đơn vị LKĐT thuộc vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo chưa đủ điều kiện CSVC để tiếp cận hình thức bồi dưỡng trực tuyến.
- Tài liệu và hệ thống học liệu còn hạn chế, chưa thực sự phong phú.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã phân tích một cách toàn diện về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng ngắn hạn của Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi đã tập trung phân tích, đánh giá các nội dung chính của hoạt động BDNH, cụ thể:
công tác xác định nhu cầu; công tác tuyển sinh bồi dưỡng; đội ngũ; CSVC và thiết bị dạy học; hoạt động giảng dạy; công tác phối hợp bồi dưỡng tại các cơ sở liên kết đào tạo và công tác kiểm tra đánh giá.
Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy rằng hoạt động hoạt động BDNH và quản lý hoạt động BDNH của Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN thời gian qua phát triển mạnh và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, ngoài những kết quả đạt được rất tích cực, công tác quản lý và thực trạng quản lý còn tồn tại nhiều mặt hạn chế:
- Việc thực hiện quy trình đào tạo bồi dưỡng còn chưa triển khai rõ ràng theo cách tiếp cận của từng đối tượng dẫn đến việc giảng viên, người học còn gặp khó khăn khi tham gia các chương trình bồi dưỡng.
- Một bộ phận CB, GV chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và trách nhiệm của bản thân trong việc thúc đẩy HĐBD các CTNH.
- Công tác xác định nhu cầu người học, quảng bá, chiêu sinh với các hình thức còn đơn điệu, chưa có sự kết hợp các phương pháp.
- Sự tham gia của các đơn vị liên kết, đơn vị sử dụng lao động trong công tác xây dựng, phát triển chương trình và tham gia giảng dạy, trao đổi chuyên môn còn hạn chế.
- Xây dựng kế hoạch về nâng cao về chất và lượng cho đội ngũ cán bộ chưa chủ động và thường xuyên.
- Trang thiết phục vụ các hoạt động chưa được đào tư, nâng cấp chuyên sâu và hiện đại.
- Sự phối hợp với các cơ sở liên kết trong các hoạt động còn gặp nhiều hạn chế.
- Bộ công cụ và các tiêu chí đánh giá, kiểm tra chưa thực sự hoàn thiện và đầy đủ.
Kết quả của việc phân tích thực trạng và tìm ra nguyên nhân ở chương 2 sẽ giúp cho chúng tôi có thể đề xuất được các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình hoạt động BDNH của Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN trong bối cảnh hiện nay.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐHĐN