CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP
2.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
a. Nghiên cứu của Nguyễn Khánh Trung và Lê Thị Hoàng Dung (2014) Tác giả Nguyễn Khánh Trung và Lê Thị Hoàng Dung (2014) với bài viết
“Thương hiệu nhà tuyển dụng: từ lý luận đến thực tiễn tại Việt Nam” đăng trên Tạp chí khoa học Trường Đại Học Mở TP.HCM – Số 6 (39)/2014. Thương hiệu nhà tuyển dụng được nhìn nhận là hình ảnh một tổ chức như một ‘nơi tuyệt vời để làm việc’ trong tâm trí của nhân viên hiện tại và các bên liên quan trong thị trường bên ngoài (ứng viên năng động và thụ động, đối tác, khách hàng và các bên liên quan khác). Do đó, quá trình xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cũng chính là quá trình xây dựng một bản sắc nhà tuyển dụng độc đáo, dễ nhận biết.
Ngày nay, xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng được xem như một giải pháp chiến lược nhằm thu hút và giữ chân người tài của các doanh nghiệp trong một thị trường nhân lực đầy cạnh tranh. Đặc biệt là tại Việt Nam, khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với những thách thức to lớn trong việc cạnh tranh về nhân lực với các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh về tài chính, kinh nghiệm kinh doanh và quản lý. Bài viết này đưa ra các khái niệm về xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cũng như xem xét thực tiễn xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng của một số doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, hàm ý về các giải pháp xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng cho doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ được thảo luận trong
20 bài viết.
b. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh (2016)
Tác giả Nguyễn Thị Anh (2016) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng: trường hợp các doanh nghiệp ngành CNTT tại TP.HCM”. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng; Xác định mức độ tác động của từng yếu tố đến thương hiệu nhà tuyển dụng tại các doanh nghiệp ngành CNTT tại TP.HCM; Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn TP.HCM nâng cao thương hiệu tuyển dụng của mình trong việc thu hút nhân tài. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng của các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn TP. HCM gồm 5 yếu tố: (1) tính thú vị trong công việc, (2) mối quan hệ với đồng nghiệp, (3) chính sách đãi ngộ, (4) cơ hội phát triển nghề nghiệp, (5) cơ hội ứng dụng kiến thức.
Hình 2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng: trường hợp các doanh nghiệp ngành CNTT tại TP.HCM
(Nguồn: Nguyễn Thị Anh, 2016)
Dựa vào mô hình nghiên cứu lý thuyết, tác giả đã thực hiện khảo sát người lao động hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn TP. HCM.
Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách đãi ngộ (β = 0.341) là nhân tố tác động mạnh nhất đến thương hiệu nhà tuyển dụng, tiếp theo là tính thú vị trong công việc (β = 0.231), mối quan hệ với đồng nghiệp và cơ hội ứng dụng kiến thức có cùng mức độ quan trọng (β = 0.216), cơ hội phát triển nghề nghiệp (β = 0.115).
c. Nghiên cứu của Lê Thị Hoàng Dung (2015)
Tác giả Lê Thị Hoàng Dung (2015) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng: trường hợp nghiên cứu tại TP.HCM”. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm: Khám phá các nhân tố có ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng trong nhận thức của ứng viên tiềm năng tại khu vực TP.HCM; Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng trong nhận thức của ứng viên tiềm năng tại khu vực TP.HCM; Gợi ý một số biện pháp xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng cho các doanh nghiệp.
Từ mô hình lý thuyết đã xây dựng có tất cả 11 nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra rằng có 9 nhân tố như sau ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng: (1) Nhóm nhân tố thuộc tính công việc/tổ chức gồm 5 nhân tố là tiền lương, môi trường làm việc, mơ hội phát triển và thăng tiến, mác giá trị của tổ chức, danh tiếng của tổ chức; (2) Nhóm nhân tố truyền thông thương hiệu bao gồm 4 nhân tố là quan hệ công chúng, tài trợ, quảng cáo, thông tin truyền miệng.
2 nhân tố bị loại khỏi mô hình nghiên cứu do không có ý nghĩa về mặt thống kê là Sự linh hoạt và Sự đa dạng trong công việc. Điều này có thể giải thích do liên quan đến đặc điểm của đối tượng khảo sát: những người trẻ tuổi, không có hoặc có ít kinh nghiệm làm việc.
22
Hình 2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng: