CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM
4.3 Thực trạng giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam
4.3.4 Cơ hội phát triển nghề nghiệp
Hiện nay tại CPV đa số những người lãnh đạo chủ chốt của công ty là những người có thâm niên làm việc lâu năm tại công ty và gắn bó lâu dài với công ty. Nhưng không phải vì điều đó mà những nhân viên mới, những người có trình độ chuyên môn cao có năng lực chuyên môn sẽ không có cơ hội thăng tiến tại công ty, ngược lại cơ hội thăng tiến tại Công ty là như nhau, không phân biệt người có thâm niên, nhân viên mới hay nhân viên cũ,...Trong thời gian vừa qua,
Công ty đã thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo của công ty. CPV đã có một đội ngũ cán bộ trẻ giữ chức vụ cao và có thực lực được đánh giá cao và công nhận trong thời gian qua.
Trong môi trường liên tục đòi hỏi sự cải tiến, CPV xem đây cũng là cơ hội để thay đổi và thử thách dành cho nhân viên. Vì vậy, công ty luôn mong muôn sự cố gắng ở từng cá nhân để có thể tạo ra một tập thể mạnh. Những chương trình đào tạo nội bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng mềm… thường xuyên được thực hiện giúp mọi người có điều kiện phát huy năng lực bản thân. Thậm chí, công ty còn đem đến những chuyến công tác nước ngoài với các khóa đào tạo dài hạn tại Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc … để các thành viên có thể tiếp cận với những công nghệ hiện đại, phong cách làm việc chuyên nghiệp, phục vụ cho sự phát triển nghề nghiệp của bản thân và công ty.
CPV tạo cơ hội làm việc và phát triển rất lớn không chỉ ở thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh mà cả cho nguồn lao động tại các tỉnh lẻ khác.
Công ty luôn xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, mở rộng nhằm tạo tâm lý thoải mái vui vẻ nhất cho nhân viên khi đi làm.
Tại CPV, cách thức tổ chức các lớp đào tạo được Công ty phân bổ theo từng khóa đào tạo cũng như việc sắp xếp thời gian tổ chức các khỏa đào tạo đó theo từng khu vực Bắc – Trung – Nam phù hợp với mục tiêu kế hoạch ban đầu.
Việc tổ chức các khóa đào tạo được trưởng bộ phận phụ trách mảng đào tạo lên kế hoặc dựa vào ngân sách dự kiến của ban lãnh đạo CPV cũng như thực hiện theo sự phân chia theo từng đợt, từng khóa học cụ thể mà không phân biệt từng ngành kinh doanh nào. Khi tổ chức các khóa đào tạo, CPV đặc biệt quan tâm đến cấp bật người lao động tham gia đào tạo theo cùng chức vụ và cùng khu vực để tiến hành đào tào cùng lúc, nhằm hạn chế sự tiếp thu khác nhau nếu không cùng cấp bất, chức vụ.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại CPV được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Khảo sát nhu cầu đào tạo hoặc các phòng ban gửi yêu cầu đào tạo
60
Hàng năm, bộ phận phụ trách tổ chức việc đào tạonguồn nhân lực tại CPV sẽ gửi phiếu khảo sát đến 2 đối tượng: (1) Lãnh đạo cấp cao theo mẫu phiếu F- KS-LD và (2) nhân viên các phòng ban theo mẫu phiếu F-KS-NV để tiến hành khảo sát.
Các bộ phận gửi yêu cầu đào tạo theo mẫu F-DK-DT cho bộ phận phụ trách tổ chức đào tạo nguồn nhân lực (nếu có nhu cầu).
Bước 2: Lên kế hoạch cho khóa học
Nhân viên bộ phận phụ trách tổ chức đào tạo:
Tổng hợp phiếu khảo sát và xác định nhu cầu đào tạo là đào tạo trong Công ty hay đào tạo ngoài Công ty. Nếu đào tạo ngoài Công ty thì bộ phận phụ trách tổ chức đào tạo sử dụng mẫu F-DG-NCC để chọn lọc trung tâm đào tạo phù hợp.
Lên kế hoạch đào tạo hàng năm trước năm tổ chức đào tạo hoặc theo yêu cầu khảo sát.
Làm đề nghị xin kinh phí cho khóa đào tạo, sau đó Tổng Giám Đốc ký duyệt ngay khi hoàn thành ngân sách.
Bước 3: Gửi kế hoạch đào tạo
Nhân viên bộ phận phụ trách tổ chức đào tạo gửi mail đến người liên quan về việc thông báo tổ chức khóa đào tạo, nội dung đào tạo theo mẫu F-ND-KH, danh sách người sẽ được đào tạo.
Bước 4: Chọn lọc, xác nhận học viên
Các phòng ban chọn lọc, xác nhận những nhân viên sẽ tham gia khóa đào tạo, gửi lại cho bộ phận tổ chức đào tạo trước khi lớp học diễn ra ít nhất 01 tháng.
Bước 5: Tổ chức lớp học
Bộ phận phụ trách tổ chức đào tạo tổng hợp danh sách học viên, sau đó xác nhận thời gian, địa điểm, gửi thông báo cho học viên, các phòng ban, bộ phận nhân sựqua email trước khi bắt đầu khóa đào tạo. Học viên ký tên xác nhận vào danh sách cho mỗi buổi đào tạo theo biểu mẫu F-DS-HV.
Bước 6: Đánh giá khóa học
Sau khi kết thúc khóa học, bộ phận phụ trách tổ chức đào tạo sẽ tổ chức cho toàn bộ học viên đánh giá khóa học theo biểu mẫu F-DG-KH và đánh giá giảng viên theo biểu mẫu F-DG-GV.
Bước 7: Lưu hồ sơ khóa học và thanh toán tạm ứng
Sau khi kết thúc khóa học, bộ phận phụ trách tổ chức đào tạo sẽ nhập thông tin khóa học và tên học viên vào chương trình quản lý nhân sự, lưu kèm kết quả đánh giá đào tạo và bản phô tô giấy chứng nhận/ chứng chỉ của học viên vào hồ sơ.
Tổng hợp các chứng từ liên quan làm thanh toán tạm ứng gửi kế toán theo mẫu F-DN-TU.
Bước 8: Theo dõi khóa học (nếu có)
Đối với khóa học dự án 3 tháng trở lên, bộ phận phụ trách tổ chức đào tạo sẽ tiến hành hỗ trợ cho người lao động thực hiện các dự án sau đào tạo và tổ chức đánh giá kết quả dự án sau đào tạo. Kết thúc quy trình.
Tại CPV, công tác đào tạo và phát triển rất được coi trọng. Trong các năm qua, đào tạo và phát triển được CPV coi là điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, do đó số lượng các chương trình đào tạo liên tục được công ty thực hiện bao gồm: các chương trình đào tạo nội bộ, các chương trình đào tạo bên ngoài và đào tạo theo nhu cầu. Các chương trình đào tạo trong các năm đa dạng và phong phú. Cụ thể là các khóa học Mini MBA (Thạc sỹ thu gọn), LDL (Lãnh đạo phát triển lãnh đạo), SD Course (khóa học tiêu chuẩn),..
Bảng 4.16 Quy mô đào tạo tại CPV qua các năm 2018 – 2020
Tiêu chí Đào tạo nội bộ Đào tạo bên ngoài Đào tạo theo yêu cầu
2018 2019 2020 2018 2019 2020 2018 2019 2020 Số khóa đào tạo
thực hiện 44 67 87 13 20 13 4 9 6
Tổng số học viên
tham gia 988 1.217 1.358 30 42 46 25 33 45
Tổng kinh phí (triệu
đồng) 98,8 121,7 135,8 150,0 210,0 230,0 50,0 66,0 90,0 (Nguồn: Phòng Nhân sự CPV)
62
Bảng 4.17 Tổng hợp quy mô đào tạo của CPV các năm 2018 – 2020 Tiêu chí
Năm +/-
2019/2018 (%)
+/- 2020/2019 2018 2019 2020 (%)
Tổng số khóa đào tạo kế hoạch 70 120 110 71,43 (11,67) Tổng số khóa đào tạo thực hiện 61 96 106 57,38 (41,67) Tổng số học viên tham gia 1,043 1,292 1,449 23,87 12,15 Tổng kinh phí (triệu đồng) 298,8 397,7 455,8 33,10 14,61
(Nguồn: Phòng Nhân sự CPV) Dựa vào bảng số liệu tổng hợp trên thì năm 2019, CPV thực hiện được tổng cộng 96 chương trình đào tạo cho người lao động ở nhiều vị trí làm việc khác nhau trong Công ty. Các chương trình linh hoạt về thời gian, đa dạng về nội dung để phục vụ cho nhu cầu nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nhiều đối tượng học viên. Kinh phí đào tạo năm 2019 tăng lên so với năm 2018 là 98,8 triệu đồng, tăng 33,10%. Năm 2020, số chương trình đào tạo cũng tăng so với năm 2019 là 20 chương trình, tương đương tăng14,61% với kinh phí tăng là 58,1 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là do CPV ngày càng mở rộng phát triển kế hoạch sản xuất kinh doanh nên nhu cầu được đào tạo của nhân viên cao hơn năm trước.
Cũng theo bảng số liệu tổng hợp trên, các chương trình đào tạo thực tế thực hiện chỉ đạt khoảng 87%, 80% và 96% trong các năm 2018, 2019 và 2020 so với kế hoạch đã đề ra. Điều này thể hiện sự hạn chế trong công tác xây dựng và nâng cao chuyên môn cho đội ngũ đào tạo nội bộ của công ty. Mặc khác, việc tổ chức các khóa đào tạo chưa được chuẩn bị đúng theo kế hoạch đề ra từ bộ phận phụ trách tổ chức đào tạo.
Bảng 4.18 Yếu tố cơ hội phát triển nghề nghiệp
Mã hoá Biến quan sát Giá trị
trung bình
Độ lệch chuẩn PT1 Lãnh đạo của Công ty công nhận và đánh giá
đúng năng lực của nhân viên 2,96 1,014
PT2 Có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp tại công ty 2,98 1,023 PT3 Lãnh đạo quan tâm và có chương trình đào tạo
cho việc thăng tiến 3,20 0,884
PT4 Chính sách thăng tiến và đề cử tại công ty công
bằng và minh bạch 3,04 0,928
(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)
Kết quả đánh giá cho thấy đa số nhân viên đồng ý ở mức trung bình với các phát biểu thuộc yếu tố “cơ hội phát triển nghề nghiệp”. Theo đó, phát biểu
“Lãnh đạo quan tâm và có chương trình đào tạo cho việc thăng tiến” có số điểm trung bình cao nhất với chỉ 3,20 điểm. Tiếp đến là phát biểu: “Chính sách thăng tiến và đề cử tại công ty thiếu sự công bằng và minh bạch” với 3,04 điểm cho thấy hiện nay chưa được đánh giá cao, sự công bằng trong thăng tiến vẫn còn có sự thiên vị, ưu tiên. Các phát biểu: “Lãnh đạo của Công ty công nhận và đánh giá đúng năng lực của nhân viên” và “Có nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp tại công ty” lần lượt có số điểm trung bình là 2,96 và 2,98. Kết quả khảo sát cho thấy hiện nay cơ hội phát triển nghề nghiệp tại CPV chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn những hiện trang tiêu cực trong đánh giá, điều chuyển, thăng chức nhân viên. Điều này là một điểm nghẽn lớn trong quá trình phát triển cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị thương hiệu, bởi lẻ yếu tố “cơ hội phát triển nghề nghiệp” là yếu tố có tác động mạnh thứ ba (hệ số hồi quy là 0,249) đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam.