CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.5. Phương pháp xử lý dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam. Thang đo Likert 5 mức độ là loại thang đo trong đó một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các câu trả lời đó. Cụ thể hơn thì đây là dạng thang đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các mục được đề nghị, được trình bày dưới dạng một bảng. Trong bảng thường bao gồm hai phần: phần nêu nội dung và phần nêu những đánh giá theo từng nội dung đó, với thang đo này người trả lời phải biểu thị một lựa chọn theo những đề nghị được trình bày sẵn trong bảng. Thang đo Likert có thể chia 3,5 hay 7 mức độ. Trong bài nghiên cứu này, sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.
Từ lý thuyết thống kê mô tả, ý nghĩa trị trung bình đối với mỗi mức độ của thang đo Likert 5 mức độ được đánh giá như sau:
32
Giá trị trung bình Ý nghĩa
1.00 – 1.80 Rất không đồng ý/ Rất không hài lòng/ Rất không quan trọng…
1.81 – 2.60 Không đồng ý/ Không hài lòng/ Không quan trọng…
2.61 – 3.40 Không ý kiến/ Trung bình…
3.41 – 4.20 Đồng ý/ Hài lòng/ Quan trọng…
4.21 – 5.00 Rất đồng ý/ Rất hài lòng/ Rất quan trọng…
Căn cứ vào kết quả phân tích SPSS tác giả tiến hành xử lý thông tin khảo sát (Tần suất (Frequency), Mô tả thống kê (Statistic), Giá trị trung bình (Mean), Độ lệch chuẩn (Standard deviation), Cronbach’s Alpha, EFA. Dựa trên kết quả phân tích đề xuất các giải pháp khắc phục các nhược điểm trên.
Frequency (Tần suất): Đây là công cụ thường được dùng tóm lược thông tin về phạm vi và cấp độ của biến tại 1 thời điểm; dùng tóm lược thông tin và chuẩn hóa về phạm vi của biến. Dùng Frequency có thể là một lựa chọn để tóm tắt phạm vi biến; cung cấp thống kê để tóm tắt cấp độ của biến.
Means: cung cấp thống kê mô tả để nghiên cứu mối liên hệ giữa phạm vi và cấp độ của các biến.
Percent: tỉ lệ phần trăm giữa giá trị quan sát và toàn bộ những người tham gia khảo sát. Valid percent là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị quan sát và toàn bộ những người có trả lời câu hỏi đó (không tính những người không trả lời câu hỏi).
Độ lệch chuẩn: là một đại lượng thống kê mô tả dùng để đo mức độ phân tán của một tập dữ liệu đã được lập thành bảng tần số. Có thể tính ra độ lệch chuẩn bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai. Khi hai tập dữ liệu có cùng giá trị trung bình cộng, tập nào có độ lệch chuẩn lớn hơn là tập có dữ liệu biến thiên nhiều hơn. Trong trường hợp hai tập dữ liệu có giá trị trung bình cộng không bằng nhau, thì việc so sánh độ lệch chuẩn của chúng không có ý nghĩa. Độ lệch chuẩn còn được sử dụng khi tính sai số chuẩn. Khi lấy độ lệch chuẩn chia cho căn bậc hai của số lượng quan sát trong tập dữ liệu, sẽ có giá trị của sai số chuẩn.
Cronbach’s Alpha:
Nội dung:
Độ tin cậy của thang đo thường được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.
Mục đích:
Kiểm định các biến quan sát có cùng giải thích cho 1 khái niệm (nhân tố) cần đo hay không. Muốn biết biến nào đóng góp nhiều hay ít thì quan sát hệ số tương quan biến tổng.
Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong Kiểm định thang đo - Các biến quan sát có tương quan biến tổng lớn (>0,3) - Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:
Theo Nunnally & Burnstein, 1994: đạt yêu cầu khi hệ số ≥ 0,6).
Thông thường, thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt...
Các biến quan sát không bị loại sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá.
Phân tích nhân tố khám phá EFA Nội dung:
Theo Hair & ctg, 1998: Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn, để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung ban đầu.
Nhân tố:
Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung.
Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát:
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + … + WikXk
Trong đó:
Fi : Ước lượng trị số của nhân tố thứ i (biến độc lập thứ i).
Wi : Quyền số hay trọng số nhân tố Xi : Biến quan sát thứ i.
K : Số biến quan sát thuộc nhân tố thứ i.
34
Điều kiện thỏa mãn yêu cầu trong phân tích nhân tố
- Hệ số KMO phải có giá trị lớn (giữa 0,5 và 1) và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0,05
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) > 0,5
- Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và Eigenvalues có giá trị lớn hơn 1.
3.5.2. Xử lý dữ liệu thứ cấp
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở xác định nguyên nhân đề tài sẽ phân tích những vấn đề mang tính bản chất, từ đó rút ra kết luận cho thực tiễn.
- Phương pháp thống kê: Thu thập số liệu, tài liệu trong khoảng thời gian nghiên cứu. Từ đó tổng hợp và hệ thống hoá tài liệu, phân tích trên 3 khía cạnh:
Phân tích mức độ của hiện tượng, tình hình biến động của hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng.
- Phương pháp so sánh: Tính các chỉ tiêu tuyệt đối và tương đối để so sánh, từ đó rút ra quy luật của hiện tượng trên cơ sở dữ liệu đã tính toán. Phương pháp này được áp dụng cho việc tính số liệu trên biểu.
óm tắt chương 3
Chương này tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu của luận văn gồm:
Quy trình nghiên cứu; Mã hoá thang đo; Phương pháp thu thập dữ liệu và phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp làm cơ sở cho việc tác giả thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam sẽ được trình bày ở chương 4 của luận văn.
CHƯƠNG 4