Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Khi nhắc tới “thương hiệu” nói chung và “thương hiệu nhà tuyển dụng”

nói riêng thì yếu tố “Danh tiếng” của doanh nghiệp là điều mà nhân viên ứng tuyển quan tâm khi ứng tuyển vào doanh nghiệp (Hillebrandt & Ivens (2011);

Avinash Pawar (2016) và Lê Thị Hoàng Dung (2015)). Như vậy yếu tố “Danh tiếng của doanh nghiệp” là người ứng tuyển quan tâm khu ứng tuyển vào doanh

nghiêp. Theo Hillebrandt và Ivens (2011) và Lê Thị Hoàng Dung (2015) thì yếu tố “Môi trường làm việc” cũng là vấn đề mà nhân viên ứng tuyển quan tâm, với một môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp cho nhân viên hoàn thiện hơn về bản thân, tạo một tác phong làm việc chuyên nghiệp và học hỏi được nhiều từ môi trường làm việc. Ngoài ra “Chính sách đãi ngộ” còn là vấn đề được nhiều nhân viên quan tâm khu ứng tuyển vào doanh nghiệp (Theo Hillebrandt và Ivens (2011); Alniacik và Alniacik (2012); Uma và Metilda (2012); Dr Vandana Tandon Khanna (2017); Avinash Pawar (2016); Nguyễn Thị Anh (2016) và Lê Thị Hoàng Dung (2015)). Như vậy yếu tố “Chính sách đãi ngộ” được bổ sung vào nghiên cứu. Bên cạnh đó, “Tính thú vị của công việc” theo Nguyễn Thị Anh (2016); Uma và Metilda (2012); Alniacik và Alniacik (2012); Hillebrandt và Ivens (2011) và “Cơ hội phát triển và thăng tiến” theo Lê Thị Hoàng Dung (2015); Nguyễn Thị Anh (2016); Uma và Metilda (2012); Alniacik và Alniacik (2012); Hillebrandt và Ivens (2011) đều được đề cập trong nghiên cứu của các tác giả trên và có ảnh hưởng mạnh đến “Thương hiệu của nhà tuyển dụng”. Như vậy mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả gồm 5 yếu tố sau ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam:

(1) Danh tiếng; (2) Môi trường làm việc; (3) Chính sách đãi ngộ; (4) Cơ hội phát triển và thăng tiến (5) Tính thú vị của công việc.

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Nguồn: Tác giả, 2021)

Danh tiếng Môi trường làm việc

Chính sách đãi ngộ Cơ hội phát triển nghề nghiệp

Tính thú vị của công việc

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị

thương hiệu nhà tuyển dụng

24 2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

a. Danh tiếng:

Danh tiếng của tổ chức là loại thuộc tính biểu tượng của hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng (Ambler & Barrow, 1996; Backhaus & Tikoo, 2004). Danh tiếng tổ chức theo định nghĩa của Cable & Turban (2001) là sự đánh giá của công chúng về sức hấp dẫn tổng thể của công ty so với sức hấp dẫn từ các đối thủ cạnh tranh. Knox & Freeman (2006) cho rằng danh tiếng của tổ chức có liên quan đến quy mô và uy tín của tổ chức. Danh tiếng của tổ chức còn bao gồm cả thương hiệu sản phẩm/công ty. Vì mối liên quan giữa thương hiệu nhà tuyển dụng và thương hiệu sản phẩm/công ty đã được xác nhận, nên có thể nói nếu thương hiệu sản phẩm/công ty mạnh sẽ hỗ trợ cũng như ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu nhà tuyển dụng.

H1: Yếu tố danh tiếng ảnh hưởng cùng chiều (+) đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam.

b. Môi trường làm việc

Môi trường làm việc là một khái niệm chưa đạt đến sự thống nhất bởi các nhà nghiên cứu bởi tính chất đa diện của nó. Một số học giả xem môi trường làm việc tương đồng với “các điều kiện làm việc”, tức nói đến mặt vệ sinh, an toàn và trang thiết bị làm việc. Trong khi đó, Maxwell & Knox (2009) cho rằng môi trường làm việc bao gồm tốc độ làm việc, địa điểm làm việc và tương tác giữa các cá nhân, các nhóm. Còn nghiên cứu của Knox & Freeman (2006) lại chỉ ra rằng môi trường làm việc liên quan đến tự do sáng kiến, sự tương đồng với đồng nghiệp, môi trường năng động, sự quan tâm lẫn nhau giữa những người lao động…

Trong đề tài này, yếu tố môi trường làm việc bao gồm cả các điều kiện làm việc và các mối quan hệ trong công việc. Các điều kiện làm việc bao gồm cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc, địa điểm làm việc. Các mối quan hệ trong công việc gồm có mối quan hệ với cấp trên thể hiện qua sự quan tâm của cấp trên với cấp dưới (Knox & Freeman, 2006) và mối quan hệ với đồng nghiệp thể hiện qua sự phù hợp về tính cách (Maxwell & Knox, 2009; Knox & Freeman, 2006).

Một môi trường làm việc tốt sẽ khiến các ứng viên tiềm năng nhận thức tích cực hơn về hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng

H2: Yếu tố môi trường làm việc ảnh hưởng cùng chiều (+) đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam.

c. Chính sách đãi ngộ

Chính sách đãi ngộ cho thấy người lao động thường bị thu hút bởi mức lương trên trung bình, các khoản thưởng, đảm bảo công việc và cơ hội thăng tiến (Berthon và cộng sự, 2005; Alniacik và Alniacik, 2012). Chính sách đãi ngộ liên quan đến các lợi ích về kinh tế (Sivertzen và cộng sự, 2013). Chính sách đãi ngộ là một yếu tố được nhắc đến trong hầu hết các nghiên cứu bao gồm cả định lượng và định tính về các yếu tố ảnh hưởng tới thương hiệu nhà tuyển dụng. Nó được nhắc tới trong nghiên cứu của người đầu tiên đề cập thuật ngữ thương hiệu nhà tuyển dụng là Ambler và Barrow (1996) và hàng loạt các nghiên cứu sau này.

Thậm chí trong một số nghiên cứu chẳng hạn nghiên cứu của Trần Hà Uyên Thi và Phan Thị Thanh Thủy (2012) yếu tố này được đánh giá là quan trọng nhất.

Điều này là hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi đại đa số các ứng viên đều mong muốn một thu nhập tốt.

Hillebrandt và Ivens (2011), Alniacik và Alniacik (2012) và Uma và Metilda (2012) đều thống nhất rằng chính sách đãi ngộ có ảnh hưởng tích cực đến thương hiệu nhà tuyển dụng

H3: Yếu tố chính sách đãi ngộ ảnh hưởng cùng chiều (+) đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam.

d. Cơ hội phát triển nghề nghiệp

Cơ hội phát triển nghề nghiệp chủ yếu liên quan đến việc được công nhận kết quả làm việc và khả năng kết nối với công việc tương lai của ứng viên (Berthon và cộng sự, 2005). Schlager và cộng sự (2011) cho rằng cơ hội phát triển nghề nghiệp là một trong những lý do chính để ứng viên ứng tuyển cho một công việc cụ thể. Uma và Metilda (2012) đánh giá các cơ hội nghề nghiệp của người lao động thiên về cơ hội trong doanh nghiệp hiện tại như được công nhận, có cơ hội phát triển. Trong khi đó Hillebrandt và Ivens (2011) lại nhấn mạnh cơ hội của người lao động sau khi họ làm việc cho doanh nghiệp. Mặc dù vậy (Uma

26

và Metilda, 2012; Hillebrandt và Ivens, 2011; Alniacik và Alniacik, 2012) đều thống nhất rằng cơ hội phát triển nghề nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thương hiệu nhà tuyển dụng.

H4: Yếu tố cơ hội phát triển nghề nghiệp ảnh hưởng cùng chiều (+) đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam.

e. Tính thú vị của công việc

Tính thú vị trong công việc để chỉ một trường làm việc hấp dẫn, người lao động được thực hiện công việc mới và công ty sử dụng sự sáng tạo của nhân viên để tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao (Berthon và cộng sự, 2005; Uma và Metilda, 2012; Alniacik và Alniacik, 2012). Tính thú vị trong công việc bao gồm sự sáng tạo và thú vị trong sản phẩm và dịch vụ (Sivertzen và cộng sự, 2013). Trần Hà Uyên Thi và Phan Thị Thanh Thủy (2012) cũng chỉ ra tính thú vị trong công việc bao gồm: môi trường làm việc thú vị, cơ hội tiếp cận với công nghệ mới, công ty đề cao sức sáng tạo của nhân viên, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Uma và Metilda (2012) và Alniacik và Alniacik (2012) cũng đã khẳng định tính thú vị trong công việc có ảnh hưởng tích cực đến thương hiệu nhà tuyển dụng.

H5: Yếu tố tính thú vị của công việc ảnh hưởng cùng chiều (+) đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam.

Tóm tắt chương 2

Chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết của luận văn. Lý thuyết được đề cập trong luận văn gồm: Khái niệm thương hiệu; Khái niệm thương hiệu nhà tuyển dụng; Tầm quan trọng của thương hiệu nhà tuyển dụng. Ngoài ra tác giả còn trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài nghiên cứu gồm các nghiên cứu trong nước và ngoài nước làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn của tác giả. Luận văn xác định có 5 yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam gồm:

(1) Danh tiếng; (2) Môi trường làm việc; (3) Chính sách đãi ngộ; (4) Cơ hội phát triển và thăng tiến và (5) Tính thú vị của công việc.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)