CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM
5.2 Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam
5.2.5 Giải pháp về tính thú vị của công việc
* Tính khả thi
Yếu tố công việc thuộc về tính chất công việc của mỗi doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào ngành nghề khác nhau. Do đó, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P.
Việt Nam cần phải thực hiện điều chuyển nhân sự đúng với sở trường, chuyên môn, sở thích của từng nhân viên để tính khả thi về tính thú vị của công việc được phát huy hiệu quả.
* Kế hoạch thực hiện
Làm tốt yếu tố này các nhà quản lý nên tập trung tạo ra một môi trường làm việc năng động, tích cực, cởi mở nơi người lao động có thể phát huy hết khả năng của mình để tạo ra những sản phẩm mang tính sáng tạo và có chất lượng cao. Trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất đòi hỏi sự sáng tạo cao thì điều này càng quan trọng đối với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam. Một môi trường làm việc vui vẻ sẽ tác động rất tích cực đến hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần giúp người lao động phát huy hết khả năng trong công việc.
Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cũng nên phát triển các sản phẩm có chất lượng, đòi hỏi sự sáng tạo và có tính ứng dụng cao. Thực tế cho thấy các sản phẩm mang tính sáng tạo cao làm cho người lao động có động lực và hào hứng thực hiện để hoàn thành công việc sao cho có hiệu quả nhất. Đồng thời Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cũng cần đề cao và đánh giá đúng sự sáng tạo của nhân viên trong việc giúp cho họ có động lực và thêm yêu thích công việc.
Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cần xây dựng chính sách rõ ràng về bảo hộ sáng kiến, sự sáng tạo trong công việc cho toàn bộ nhân viên làm việc tại Công ty và quy định rõ ràng về chính sách khen thưởng để tạo động lực cho người lao động làm việc tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam.
Tóm tắt chương 5
Căn cứ vào thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam được trình bày ở chương 4 với các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Tác giả đã tìm ra những tồn tại hạn
76
chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam. Trong chương 5 tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam với 5 nội dung giải pháp chính xoay quanh 5 vấn đề gồm: (1) Danh tiếng; (2) Môi trường làm việc; (3) Chính sách đãi ngộ; (4) Cơ hội phát triển và thăng tiến và (5) Tính thú vị của công việc.
KẾT LUẬN
Hội nhập quốc tế và tự do hóa thương mại đang là xu hướng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới. Việt Nam tính đến hiện tại đã tham gia 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) toàn cầu và đăng cai APEC năm 2017 với hàng trăm cuộc họp từ cấp chuyên viên đến cấp cao. Nổi bật nhất trong các sự kiện hội nhập kinh tế quốc tế là Quốc hội Việt Nam đã thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào tháng 11/2018. Nhờ vào sự toàn cầu hóa, Việt Nam được đánh giá sẽ ngày càng có điều kiện hợp tác quốc tế và thu hút nhiều công ty nước ngoài hơn.
Thêm vào đó, thế kỷ XXI đang là thời đại của công nghệ thông tin. Vì vậy, làn sóng đầu tư của các DN nước ngoài vào ngành này ngày càng nhiều, dẫn đến thị trường lao động sẽ cạnh tranh gay gắt hơn. Các DN trong lĩnh vực sản xuất nói chung và Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với việc thu hút và tuyển dụng người tài giỏi để có thể tạo sự khác biệt cho riêng mình và phát triển trong tương lai.
Với đề tài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam” luận văn đã đạt được những mục tiêu sau: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam; Xác định mức độ tác động của từng yếu tố đến thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam; Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam nâng cao thương hiệu tuyển dụng của mình trong việc thu hút nhân tài.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 yếu tố gồm: (1) Danh tiếng; (2) Môi trường làm việc; (3) Chính sách đãi ngộ; (4) Cơ hội phát triển và thăng tiến và (5) Tính thú vị của công việc đã ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam. Dựa vào kết quả phân tích từ dữ liệu sơ cấp (khảo sát 170 nhân viên hiện đang làm việc tại CPV và dữ liệu thứ cấp thu thập được từ CPV. Tác giả đã tìm ra những tồn tại hạn chế về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu nhà tuyển dụng tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm giúp Công ty Cổ
78
phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam nâng cao thương hiệu tuyển dụng của mình trong việc thu hút nhân tài trong tương lai.
Với các giải pháp đã đưa ra, đề tài hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của Công ty, giúp công ty thu hút nhân tài và giúp nhân viên cống hiến hết sức mình giúp Công ty tiến những bước vững chắc trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do hiểu biết vẫn còn hạn chế, thông tin cập nhất chưa đầy đủ nên chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự góp ý của bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức
2. Lê Thị Hoàng Dung (2015). Các nhân tố ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu nhà tuyển dụng: trường hợp nghiên cứu tại TP.HCM. Luận văn thạc sỹ Đại học Tài Chính Marketing
3. Nguyễn Khánh Trung & Lê Thị Hoàng Dung (2014), “Thương hiệu nhà tuyển dụng: Từ lý luận đến thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí khoa học Đại học Mở TP.HCM, số 39, 108-118
4. Nguyễn Thị Anh (2016). Các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu nhà tuyển dụng: trường hợp các doanh nghiệp ngành CNTT tại TP.HCM.
Luận văn thạc sỹ Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh
5. Tài liệu Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam năm 2018 6. Tài liệu Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam năm 2019 7. Tài liệu Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam năm 2020
8. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2008), Dấu ấn thương hiệu, Tập 1, NXB Trẻ, TP.HCM
Tiếng anh
9. Aaker, J. L. (1999), “The malleable self: the role of self expression in persuasion”, Journal of Marketing Research, Vol. 36, pp. 45-57
10. Alniacik, E. and Alniacik, U., 2012. Identifying dimentions of attractiveness in employer branding: effects of age, gender and current employment status. SciVerse ScienceDirect, 58: 1336-1343
11. Ambler, T., Barrow. S. (1996), “The employer brand”, The Journal of Brand Management, Vol.4 No. 3, pp.185-206
12. Avinash Pawar (2016). Sustaining Employee Value Propositions:
Linkages of Employer Branding and Employee Attraction. See discussions, stats, and author profiles for this publication at:
https://www.researchgate.net/publication/339956119
80
13. Backhaus, K., & Tikoo, S. (2004), “Conceptualizing and researching employer branding”, Career Development International, Vol. 9 Iss: 5, pp.501-517
14. Berthon, P. et al (2005), “Captivating company: dimensions of attractiveness in employer branding”, International Journal of Advertising, 24 (2), pp. 151-172
15. Dr Vandana Tandon Khanna (2017). Conceptualizing Employer-Based Brand Equity and Employer Brand Pyramid. European Scientific Journal December 2017 edition Vol.13, No.34 ISSN: 1857 – 7881 (Print) e - ISSN 1857- 7431
16. Hillebrandt, I. and Ivens, B.S., 2011. Scale development in employer branding. Dermarkentag, 29: 30-45
17. Lloyd, S., 2002. Branding from the Inside Out. Business Review Weekly, 24: 64-66.
18. Moore (2011). Affective Architectures: Photographic Evidence and the Evolution of Courtroom Visuality. First Published August 14, 2011
19. Park, C. W., Jaworski, B. J. & MacInnis, D. J. (1986), “Strategic brand concept-image management”, Journal of Marketing, Vol. 50, pp. 135-145 20. Sivertzen et al., 2013. Employer branding: employer attractiveness and the
use of social media. Journal of Products & Brand Management, 7: 473- 483
21. Uma, V. and Metilda, DR., 2012. Employer Attractiveness – A Conceptual Framework. International Journal of Marketing, Financial Service & Management Research, 3: 109-113