4.1. Thực trạng hoạt động và quản lý tài chính các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc
4.1.1. Thực trạng hoạt động các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc
4.1.1.1. Giới thiệu các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc
Các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc hiện nay bao gồm
88 trường. Hoạt động trên địa bàn 24 tỉnh phía bắc. Cụ thể: Thái Nguyên (9), Lào Cai (2), Quảng Ninh (6), Phú Thọ (4), Điện Biên (3), Bắc Giang (2), Sơn La (2),
H a Bình (2), Lạng Sơn (2) Yên Bái (3), Hà Nội (22), Hải Ph ng (4), Hưng Yên (3), Nam Định (3), Vĩnh Phúc (3), Hà Nam (4), Bắc Ninh (3), Thái Bình (3), các tỉnh Ninh Bình, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lai Châu, Bắc Cạn mỗi tỉnh có một trường. X t theo vùng thì vùng miền núi phía Bắc (39 trường), Vùng đồng bằng sông Hồng (49 trường)
Theo tiêu chí cơ quan chủ trì thì các trường cao đẳng phía bắc được phân chia thành 3 loại hình: Các trường do bộ quản lý (32) Các trường do UBND tỉnh quản lý (49) c n lại 17 trường do các đơn vị sự nghiệp khác (như các công ty, các tập đoàn kinh tế quản lý)
Về lĩnh vực đào tạo các trường cao đẳng tại các tỉnh phía bắc đào tạo trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, kỹ thuật, y tế, xây dựng, phát thanh truyền hình, sư phạm... Nhiều trường đào tạo đa ngành như các trường cao đẳng cộng đồng Lào Cai, cao đẳng cộng đồng Lai Châu...
Các trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía bắc hầu hết được hình thành từ việc nâng cấp từ các trường sơ cấp, trung cấp của các tỉnh với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các tỉnh (trừ các trường tại Thành phố Hà Nội). Ngoài bậc đào tạo cao đẳng, hầu hết các trường đều có đào tạo ở cấp học trung cấp
sơ cấp, đào tạo nghề cho nhiều đối tượng, giải quyết chính sách đào tạo nghề cho đối tượng chính sách tại các tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ cho các tỉnh.
4.1.1.2. Ngành, chuyên ngành và quy mô đào tạo
Với mục tiêu tiếp tục ổn định quy mô và đổi mới hệ thống đào tạo phù hợp, định hướng triển khai đào tạo đa ngành nghề, nhiều lĩnh vực và tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo các chuyên ngành chủ chốt. Tăng cường đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và phối hợp đào tạo. Mở rộng đào tạo các ngành, chuyên ngành mới đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong những năm gần đây, các trường cao đẳng công lập phía Bắc đã từng bước kết hợp giảng dạy, hỗ trợ, nghiên cứu khoa học và liên hệ với thực tiễn, tích cực phát triển và mở rộng các ngành giảng dạy và các môn học chính trên quy mô lớn đủ để đảm bảo chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn
đã công bố.
Về các ngành và chuyên ngành đào tạo cao đẳng, các trường cao đẳng
công lập khu vực phía Bắc có các ngành và chuyên ngành đào tạo sau: Khối ngành kinh tế: Ngành Tài chính - Ngân hàng,Kế toán, quản trị kinh doanh; Khối ngành kỹ thuật, công nghệ: Hàn, Công nghệ ô tô, cơ khí, điện công nghiệp, công nghệ thông tin. Ngành luật: Luật, dịch vụ pháp lý; Ngành y: Điều dưỡng, dược, Hộ sinh....; Ngành sư phạm: Sư phạm mầm non, sư phạm tiếng Anh, Tiếng Trung....; Khối ngành nông Lâm: Chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, khoa học cây trồng.
Về quy mô đào tạo, Tổng số sv tại 88 trường khoảng 155.000 ở các bậc đào
tạo (chủ yếu là theo học bậc cao đẳng, trung cấp và sơ cấp). Trong đó, chủ yếu là sinh viên bậc học trung cấp và sơ cấp, chỉ tiêu đào tạo cao đẳng tại các trường cơ bản trong những năm gần đây tương đối thấp. Cụ thể, quy mô đào tạo tính đến 31/12/2021 của các trường là: cao đẳng: 15.547 sinh viên bình quân mỗi trường đào tạo chỉ tiêu cao đẳng khoảng 180-200 sinh viên 1 năm; trung cấp 60.534 sv chiếm tỉ
lệ khoảng 40% trên tổng số sv các trường cao đẳng (bình quân 1 trường khoảng 750 sinh viên/ năm); sơ cấp 71.260 sv chiếm tỷ lệ 48% trên tổng số; Các đối tượng đào tạo sơ cấp 7.734 học sinh chiếm tỉ lệ 5% so với tổng sổ học sinh trung cấp chuyên nghiệp; Ngoài ra các trường cao đẳng c n được giao đào tạo bồi dưỡng các khóa ngắn hạn cho các tỉnh, các Bộ chủ quản tuy nhiên quy mô nội dung này c n thấp.
4.1.1.3. Nh ng đặc điểm cơ bản
Về quản lý tài chính
Các trường cao đẳng phía Bắc hiện nay đều là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần kinh phí thường xuyên, do đó các trường thực hiện cơ chế quản lý tài chính dựa trên cơ sở các văn bản quy định của nhà nước về cơ chế tài chính đối với đơn vị
sự nghiệp có thu, mỗi trường đều xây dựng một quy chế chi tiêu nội bộ riêng. Căn
cứ xây dựng quy chế Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, Nghị định 16/2015/NĐ - CP ngày 14 tháng 02 năm 2015. Cơ chế quản
lý thu – chi của trường dựa trên nguyên tắc công khai dân chủ theo quy định của pháp luật hiện hành được phản ánh thông qua hệ thống sổ sách kế toán theo Luật Ngân sách Nhà nước. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (Từ ngày từ ngày 15 tháng 8 năm
2021 khi Nghị định 60/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, các trường cao đẳng công lập cũng thực hiện điều chỉnh theo Nghị định này);Nghị định 86/2015/Đ-CP ngày 02/10/2015 về cơ chế thu – chi quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ 2015-
2016 đến 2020-2021. Thông tư 09/2016/TTLT/BGDĐT- BTC – BLĐTBXH ngày 30/03/2016 hướng dẫn một số điều của Nghị định 86/2015/Đ-CP ngày 02/10/2015
về cơ chế thu – chi Quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống quốc dân
và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ 2015-2016 đến 2020-
2021. Ngoài ra, căn cứ chức năng, nhiệm vụ các đơn vị chủ trì (UBND các tỉnh, các
bộ chủ quản; các đơn vị khác) ban hành các văn bản quy phạm pháp luật riêng để quản lý tài chính các trường cao đẳng. Căn cứ vào các quy định của chính phủ và các cơ quản quản lý nhà trường, mỗi nhà trường đã xây dựng những quy chế về quản lý tài chính hợp lý với tình hình hoạt động của mình: quy chế quản lý một số hoạt động đào tạo; quy chế x t trả lương tăng thêm,... Bộ máy quản lý tài chính ở trường là ph ng tài chính kế toán - ph ng do 01 đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách
chỉ đạo trực tiếp. Biên chế của ph ng gồm 01 trưởng ph ng và 02 phó ph ng và các nhân viên (tùy theo từng trường mà sổ lượng nhân viên đông hay ít, số lượng nhân viên của ph ng từ 05 đến tối đa 15 người). Mặc dù đã có nhiều văn bản quản lý đối với đơn vị sự nghiệp về sử dụng ngân sách, tuy nhiên cơ chế hoạt động tài chính các trường đại học vẫn tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 43. Hiện nay chưa có văn bản chuyên biệt quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về cơ chế tài chính đối với đơn vị trường cao đẳng, theo đó các trường cũng chưa có một cơ chế thống nhất, việc quản lý tài chính được thể hiện ở nhiều văn bản khác nhau của trường (chủ yếu căn
cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ trường).
Về đội ngũ giảng viên:
Tính đến năm học 2021 - 2022, tổng số cán bộ, GV của các trường cao đẳng
là 6.250 người, trong đó GV cơ hữu của các trường là 5.036 người (chiếm 80,5%). Ngoài ra các trường c n ký hợp đồng mời GV thỉnh giảng là GV, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao ở các trường đại học, cao đẳng khác khác, viện nghiên cứu, doanh nghiệp tham gia giảng dạy nhằm tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ GV. Tỷ lệ SV/l GV cơ hữu bình quân của các trường BCT đạt 31 SV/GV, tỉ lệ SV/1GV bình quân khoảng 34 học sinh ở tất cả các ngành nghề đào tạo (chưa đảm bảo theo quy định tại Quyết định 47/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Chính phủ thì các trường phải đảm bảo từ 10 đển 15 SV/1GV đối với các ngành đào tạo khoa học, kỹ thuật và công nghệ, từ 20 đến 25 SV/1GV đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội, nhân văn và kinh tế - quản trị kinh doanh).
ảng 4.1. Quy mô giảng viên các trường cao đẳng phía c
TT Nhóm trường GV cơ hữu
bình quân
Số SV, học sinh/ GV cơ hữu
Tỉ lệ GV có trình độ sau đại học
1 Các trường vùng đồng bằng sông Hồng
cơ quan chủ quản là UBND tỉnh 42 30 38,82%
2 Các trường vùng đồng bằng sông Hồng
cơ quan chủ quản là các Bộ 73 20 40,43%
3
Các trường vùng đồng bằng sông Hồng
cơ quan chủ quản là các đơn vị SN công
lập khác
40 45 35,74%
4 Các trường vùng núi phía bắc cơ quan
chủ quản là UBND tỉnh 40 34 31,15%
5 Các trường vùng núi phía bắc cơ quan
chủ quản là các Bộ 46 22 33,76
6 Các trường vùng núi phía bắc cơ quan chủ
quản là các đơn vị SN công lập khác 37 25 28,97%
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tỉ lệ giảng viên cơ hữu bình quân chung của các trường cao đẳng phía bắc đạt bình quân 80,5%. Tuy nhiên tỷ lệ GV cơ hữu có trình độ sau đại học (Thạc sĩ, tiến sĩ) c n thấp, tỷ lệ này mới đạt mức tối thiểu do Bộ GD&ĐT quy định. Như bảng 3.1 có thể thấy rằng với nhóm trường vùng núi phía Bắc có tỉ lệ giảng viên cơ hữu thấp hơn nhóm trường tại vùng đồng bằng sông Hồng, thấp nhất là các trường vùng núi phía bắc trực thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập khác (các công ty). Đây cũng là khó khăn lớn với các trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, vì để
có đội ngũ GV có trình độ chuyên môn cao không phải trong một thời gian ngắn mà phải có lộ trình lâu dài. Đó là một vấn đề lớn đ i hỏi các trường phải có chiến lược
để đào tạo, bồi dưỡng và các chính sách thu hút GV giỏi từ nơi khác về nhằm tăng cường số lượng GV có trình độ chuyên môn cao. Để khắc phục tình trạng này để đảm bảo kết quả đào tạo, các trường cao đẳng đều có chính sách mời giảng viên thỉnh giảng có trình độ chuyên môn cao từ các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế, các trường cần có giải pháp bồi dưỡng, thu hút để có được đội ngũ giảng viên chất lượng cao hơn.
Về cơ sở vật chất
ảng 4.2: Quy mô diện tích bình quân nhóm trường cao đẳng phía c
TT Nhóm trường
Diện tích chỗ học tập BQ 1 trường (m2)
Diện tích trung bình quân chỗ học tập cho
1 SV (m2)
1 Các trường vùng đồng bằng sông
Hồng cơ quan chủ quản là UBND
tỉnh 2.003 1,59
2 Các trường vùng đồng bằng sông
Hồng cơ quan chủ quản là các Bộ 1.956 1,34
3 Các trường vùng đồng bằng sông
Hồng cơ quan chủ quản là các đơn
vị SN công lập khác 5.796 3,22
4 Các trường vùng núi phía bắc cơ
quan chủ quản là UBND tỉnh 2.135 1,57
5 Các trường vùng núi phía bắc cơ
quan chủ quản là các Bộ 3.036 3,00
6 Các trường vùng núi phía bắc cơ
quan chủ quản là các đơn vị SN
công lập khác 3.413 3,69
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên báo cáo hoạt động các trường
Hiện nay, mỗi trường đều có từ 02 cơ sở đào tạo trở lên với diện tích mặt bằng mỗi trường đều đảm bảo. Phần lớn diện tích xây dựng được dành cho khu vực học tập của sinh viên (70,85% tổng diện tích xây dựng), bao gồm các ph ng học,
ph ng hội thảo, ph ng vi tính, ph ng học ngoại ngữ, ph ng thí nghiệm, nhà xưởng máy móc nghiên cứu. Phần c n lại được dành cho các hoạt động giáo dục, giải trí
và ngoại khóa như ký túc xá sinh viên, trung tâm văn hóa, ph ng tập thể dục, bể bơi
và sân vận động.
Theo Quyết định 47/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng thì điều kiện cơ sở vật chất của các trương đại học phải đạt chỉ tiêu bình quân 6m2 diện tích chỗ học tập cho 01 sv. Như vậy, hầu hết các trương cao đẳng phía Bắc có cơ sở vật chất như diện tích giảng đường, ph ng học, ph ng thí nghiệm, thư viện,... phục vụ cho việc giảng dạy và học tập thấp hơn nhiều so với mức yêu cầu (chỉ đạt từ 20%-50% so với yêu cầu), trong
đó thấp nhất là nhóm các trường vùng đồng bằng sông Hồng được các bộ quản lý
chỉ đạt được của 01 sv chỉ đạt 23,15% so với quy định, cao nhất là nhóm các trường vùng núi phía bắc do các đơn vị sự nghiệp khác chủ quản diện tích chỗ học tập cho
01 sv cũng chỉ đạt 61,5% so với yêu cầu. Số liệu này cho thấy cơ cấu đầu tư cho yếu tố này c n thấp, nguyên nhân chính là khả năng tích lũy của các trường để đầu
tư cơ sở vật chất rất hạn chế, các nguồn thu từ NSNN, nguồn thu sự nghiệp chỉ dùng
để chi cho các hoạt động thường xuyên mà ít có tích lũy để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Để đáp ứng quy định của nhả nước về diện tích học tập cho SV, một mặt các đơn vị chủ quản phải tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường; mặt khác, các trường cũng cần phải phân bổ lại cơ cấu sử dụng tài chính để có nguồn tài chính đầu tư cho yếu tố này.
Đó là điều kiện tiền đề để nâng cao chất lượng giáo dục.