4.2. Kết quả nghiên cứu định tính về tác động của quản lý tài chính đến hoạt động của các trường cao đẳng phía Bắc
4.2.1. Tác động của quản lý tài chính đến chương trình đào tạo
Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn tài chính phân bổ cho chương trình đào tạo ở các trường cao đẳng phía Bắc chiếm tỷ trọng thấp và giảm đều qua các năm (năm 2017 chiếm tỷ lệ đầu tư 3,12% trong tổng số nguồn thu; năm 2021 giảm xuống c n 1,83%). Tuy nhiên, một số trường trong giai đoạn 2017-2018 tỷ lệ đầu tư nguồn tài chính cho chương trình đạo tạo lại tăng lên (Các trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là UBND tỉnh 3,32 % lên 4,16%; Các trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là các bộ tăng từ 2,65% lên 5,03%; Các trường vùng núi phía bắc cơ quan chủ quản là UBND tỉnh tăng từ 8,6% lên 11,05%; Các trường vùng núi phía bắc cơ quan chủ quản là các đơn vị SN công lập khác tăng từ 2,23% lên 2,95%), nhưng đến giai đoạn 2011-2013 tỷ lệ đầu tư tài chính cho yếu tố này của các trường đều giảm xuống, thấp nhất là Các trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là các đơn vị SN công lập khác (năm 2021 tỷ lệ này giảm c n 0,6%). Điều này có thể lý giải trong giai đoạn 2017-2018, nhiều trường cao đẳng tại các vùng đổi mới chương trình đào tạo theo chuẩn đầu ra quy định mới của bộ Giáo dục nên các trường chủ yếu tập trung đầu tư nhiều vào biên soạn chương trình cho đào đạo ở bậc cao đẳng, điều chỉnh chuẩn đầu ra cho đối tượng
sơ cấp và trung cấp theo hướng mới theo định hướng đào tạo nghề nghiệp của Bộ Lao động Thương binh Xã hội; đến giai đoạn 2019-2021, khi các chương trình này đã dần vào ổn định thì các trường lại tập trung vào đầu tư vào các điều kiện khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo,.... Đến giai đoạn 2019-2021, các trường đã dần hoàn thiện các chương trình đào tạo mang tính chất truyền thống (các chương trình đào tạo khoa học kỹ thuật), việc hiệu chỉnh chương trình cho phù hợp với yêu cầu của xã hội phải được tiến hành sau khi đã có từ 01 đến 03 khóa đào tạo ra trường trở lên.
ảng 4.9. Mức độ đầu tư tài chính cho trường trình đào tạo của nhóm các trường cao đẳng phía c
Nguồn: Tổng hợp của tác giả dựa trên báo cáo hoạt động các trường
Từ bảng 4.9 có thể thấy rằng về cơ bản khối các trường cao đẳng thuộc diện các tỉnh chủ trì cao hơn khối các trường cao đẳng do các bộ cũng như những đơn vị khác chủ trì. Điều này có thể lý giải do các tỉnh đều xây dựng chuẩn trình độ nguồn nhân lực theo Quyết định Số: 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 phê duyệt khung trình độ quốc gia các tỉnh đã đầu tư thêm ngân sách cho các trường cao đẳng
để xây dựng chương trình chuẩn đầu ra theo chuẩn này.
Để đánh giá kết quả hoạt động của trường cao đẳng có thể lấy kết quả học tập của sinh viên làm nhân tố đánh giá. Giai đoạn 2017-2021 kết quả học tập của sinh viên được thể hiện như sau:
Từ các số liệu thống kê của các trường cao đẳng phía Bắc cho thấy từ năm
2017 đến năm 2021 tỉ lệ sv có kết quả học tập đạt ở mức xuất sắc, giỏi giảm đi (từ 5,65% xuống c n 4,64%) và tỷ lệ sv có kết quả r n luyện xuất sắc, tốt cũng giảm dần (từ 41,13% xuống c n 38,93%).
Các trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là UBND tỉnh, Các nhóm trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là các bộ, Các trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là các đơn vị SN công lập khác, Các trường vùng núi phía bắc cơ quan chủ quản là UBND tỉnh từ năm 2017 đến năm
20121 tỷ lệ sv có kết quả học tập xuất sắc, giỏi giảm trung bình gàn 1% và tỷ lệ sv
có kết quả r n luyện ở mức xuất sắc, tốt giảm trung binh 2% (từ 46,21% xuống c n 24,32%). Ngược lại với tỷ lệ sv có kết quả học tập xuất sắc, giỏi giảm thì tỷ lệ sv có kết quả học tập yếu, k m lại tăng lên từ 1,0% đến 2,8%.
Nhóm các trường vùng núi phía bắc cơ quan chủ quản là các đơn vị SN công lập khác mặc dù quy mô đào tạo của mỗi trường nhỏ, nhưng tỷ lệ sv có kết quả học tập ở mức xuất sắc, giỏi lại tương đối thấp (so với các trường c n lại) và có xu hướng tăng, nhưng mức tăng không đáng kể từ 1,01% lên 1,27%; tỷ lệ sv có kết quả
r n luyện đạt ở mức xuất sắc, tốt cũng có xu hướng giảm từ 44,18% xuống 43,15%;
tỷ lệ sv có kết quả học tập và r n luyện ở mức yếu, k m tương đối thấp (dao động từ 0,9% đến 1,76%). Nhìn chung kết quả học và r n luyện của nhóm này giai đoạn 2017-2021 tương đối đồng đều, không có biến động lớn qua các năm.
Qua số liệu bảng 3.9 và 3.10 trên cho thấy có mối quan hệ rõ ràng giữa tỷ lệ đầu tư cho chương trình đào tạo với chất lượng giáo dục. Tỷ lệ đầu tư cho chương trình đào tạo tăng lên thì tỷ lệ sv có kết quả học tập vả r n luyện đạt mức xuất sắc, giỏi, khá tăng lên. Chẳng hạn, với nhóm các trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là UBND tỉnh năm học 2016-2017, 2020-2021, số sv đạt loại xuất sắc, giỏi, khá có tỷ lệ tương đương khoảng 13% và 6,7%, trong khi đó tỷ lệ đầu tư cho chương trình đào tạo giảm từ 3,32% xuống 2,11% trong tổng thu. Ở nhóm Các trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là các bộ, tỷ lệ đầu tư cho chương trình đào tạo năm học 2020-2021 tăng thêm 0,86% trong tổng thu so với năm học 2018-2019, thì tỷ lệ sv đạt loại xuất sắc, giỏi, khá cũng tăng lên (từ 10,5% lên 11,3%). Mối quan hệ này thể hiện rõ nhất ở nhóm các trường vùng đồng bằng sông Hồng cơ quan chủ quản là các đơn vị SN công lập khác năm học 2016-2017 tỷ
lệ đầu tư cho chương trình đào tạo chiếm 1,78% trong tổng chi tương ứng với tỷ lệ
sv đạt loại xuất sắc, giỏi 7,21%, đến năm học 2020- 2021 tỷ lệ đầu tư cho chương trình đào tạo giảm xuống c n 0,6% trong tổng thu thi tỷ lệ sv đạt loại xuất sắc, giỏi cũng giảm xuống c n 4,23%. Qua đó ta có thể thấy rằng đối với nội dung chi cho chương trình đào tạo sẽ tác động đến hoạt động dạy và học của trường, ngoài ra qua phân tích về tỉ lệ chi cho chương trình đào tạo tại các trường tại các vùng khác nhau tác động đến kết quả học tập của sinh viên cũng có những sự khác nhau. Điều này
có thể thấy rằng có một chương trình đào tạo tốt là cơ sở tiền đề để cho hoạt động của các trường được tốt hơn qua đó kết quả học tập của sinh viên tốt hơn.