Định hướng hoạt động và quản lý tài chính các Trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc

Một phần của tài liệu Tác Động của quản lý tài chính Đối với hoạt Động của các trường cao Đẳng công lập tại Địa bàn các tỉnh phía bắc (Trang 178 - 183)

5.2. Một số đề xuất hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu

5.2.1. Định hướng hoạt động và quản lý tài chính các Trường cao đẳng công lập tại địa bàn các tỉnh phía Bắc

5.2.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến hoạt động các trường Cao đẳng công lập

Xu thế kinh tế hiện tạ đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Mở ra cơ hội phát triển kinh tế, hội nhập với quốc tế về giáo dục - đào tạo, nhưng cũng đồng thời tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong công việc.

Các Nghị quyết của Đảng, định hướng của Nhà nước về đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ là cơ hội để các cơ sở giáo dục cao đẳng phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ trong hoạt động, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Chất lượng đào tạo các trường ngày càng được xem là giá trị cốt lõi mang tính quyết định đến sự tồn tại của các trường. Phương pháp nội dung đào tạo đang ngày càng thay đổi mạnh mẽ đáp ứng với yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Giáo dục và khoa học – công nghệ đã dần trở thành những lực lượng trực tiếp có tác động đến tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đến đời sống vật chất, tinh thần của từng quốc gia và tới từng người dân của mỗi nước. Đầu tư cho giáo dục không c n chỉ là đầu tư cho phúc lợi xã hội mà

đã là đầu tư thực sự cho xã hội phát triển. Ngày hôm nay, một xã hội phát triển nhanh hay chậm phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của giáo dục, trong đó yếu tố chất lượng nguồn lực lao động trở thành nhân tố quan trọng mang tính quyết định.

Hội nhập quốc tế đặt ra vấn đề quốc tế hóa trong sản xuất và phân công lao động một cách sâu sắc và mạnh mẽ. Đi đôi với việc hợp tác là cạnh tranh trong hội nhập và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ quyết định lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Việc mở cửa hợp tác trong đào tạo, sử dụng nhân lực, dịch chuyển lao động giữa các nước diễn ra rất mạnh mẽ, người lao động muốn tìm việc và dịch chuyển môi trường làm việc thì phải có kiến thức, kỹ năng thích ứng với thị trường lao động. Vì vậy phát triển GDNN phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng bảo vệ Tổ quốc, tiến bộ khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thị trường lao động.

Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biển mạnh mẽ về số lượng, chất lượng, hiệu quả và năng lực của hệ thống giáo dục nghề nghiệp là xu thế bắt buộc nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế; đào tạo nhân lực chất lượng cao, tiếp cận trình độ các nước phát triển trên thế giới, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu.

5.2.1.2. Định hướng quản lý tài chính và hoạt động các trường cao đẳng công lập

a. Định hướng chung

Để đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập về giáo dục đào tạo, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 761/QĐ-TTg phê duyệt "đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020" nhằm định hướng đào tạo các trường nghề, cao đẳng, năm 2019 chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1363/QĐ-TTd Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đề án “phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025”, năm 2021 Bộ Lao động thương binh xã hội đã ban ban hành Quyết định số 982/QĐ- LĐTBXH về việc ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày

11 tháng 10 năm 2019 của thủ tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đề án

“phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025” trong các quyết định và chỉ thị đã xác định rõ ba định hướng phát triển các trường cao đẳng. Cụ thể:

- Phát triển trường cao đẳng (không bao gồm trường cao đẳng sư phạm) có chất lượng dịch vụ cao, nâng cao trình độ chuyên môn cán bộ, nhân viên cho các

ngành, nghề sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Có trách nhiệm đối với nghề nghiệp,

và luôn đẩy mạnh khả năng sáng tạo, thích nghi tốt với môi trường làm việc trong thời buổi hội nhập quốc tế.

- Phát triển trường cao đẳng có chất lượng cao, tiếp thu và kế thừa chọn lọc những kinh nghiệm về đào tạo nghề của các trường trên thế giới: đảm bảo tính hệ thống, lâu dài, có lộ trình cụ thể, các bước đi vững chắc và phù hợp, giải pháp đồng

bộ, hiệu quả.

- Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao theo hướng “mở”. Nhà nước có

cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ đầu tư cho các trường được lựa chọn để đạt tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao; đồng thời khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa để những trường cao đẳng khác được đánh giá, công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao.

b. Định hướng về hoạt động các trường cao đẳng

Trong Quyết định số 982/QĐ-LĐTBXH về việc ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2019 của thủ tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung đề án “phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025” phần nhiệm vụ các trường cao đẳng quyết định đã nêu rõ định hướng nhiệm vụ cho các trường trên các mặt cụ thể như sau:

Thứ nhất Tăng cường công tác truyền thông về đào tạo nhân lực có tay nghề và

phát triển trường chất lượng cao: Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, tạo sự đồng thuận, huy động được sự tham gia tích cực của toàn xã hội

về đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ hai Xây dựng, ban hành quy định chi tiết các tiêu chí và quy trình đánh

giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao. Xây dựng, ban hành quy định chi tiết các tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao (về quy mô đào tạo; trình độ nhà giáo; gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo; quản trị nhà trường; trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo) và quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao. Xây dựng Sổ tay hướng dẫn các bộ, ngành, địa

phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức tự đánh giá, chấm điểm mức độ đạt được theo bộ tiêu chí, tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao.

Thứ ba xây dựng, tổng hợp quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển

trường chất lượng cao. Hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch về phát triển trường chất lượng cao trên cả nước.

Thứ tư tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, đổi mới công tác quản lý

và giảng dạy theo hướng tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến trên thế giới đối với các trường cao đẳng được lựa chọn nhằm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao

- Phát triển chương trình, giáo trình đào tạo: Tiếp tục triển khai có hiệu quả

Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; đào tạo thí điểm các ngành, nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Từng bước nhân rộng đào tạo các ngành, nghề đã thí điểm theo chương trình chuyển giao trong

hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng và ban hành chương trình đào tạo trên cơ sở khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp cho từng ngành, nghề đào tạo.

- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và học sinh. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn theo chương trình đào tạo được chuyển giao, chương trình đào tạo các ngành nghề trọng tâm. Đào tạo đỗi ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các sinh viên có trình độ ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn trường cao đẳng chất lượng cao. Đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, ý thức tuân thủ luật pháp, chấp hành kỷ luật lao động, năng lực hướng nghiệp, năng lực khởi nghiệp, năng lực hội nhập quốc tế, năng lực số hóa

và kỹ năng mềm, phát huy khả năng chủ động, sáng tạo cho đội ngũ nhà giáo, cán

bộ quản lý và học sinh, sinh viên của trường cao đẳng chất lượng cao.

- Giúp đầu tư phát triển đồng thời cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập và hệ thống công nghệ thông tin theo yêu cầu của chương trình giảng dạy, đào tạo ngành nghề trọng điểm.

- Xây dựng, sử dụng hệ thống có chất lượng đảm bảo. Phát triển, nâng cao

kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên theo hướng chuẩn hóa dựa trên khung kỹ năng quốc gia. Thúc đẩy các doanh nghiệp đánh giá kỹ năng nghề của người lao động theo tiêu chuẩn của họ và cao hơn tiêu chuẩn quốc gia.

Thứ năm Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển trường cao đẳng chất lượng cao

- Xây dựng, hoàn thiện nhóm cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh tự chủ, xã hội hóa, khuyến khích các trường cao đẳng (công lập và tư thục) tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, nâng cao năng lực đào tạo nhằm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng và đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao, cụ thể:

+ Có những ưu đãi về nguồn lực để các trường đầu tư hiện đại hóa trang bị

cơ sở vật chất

+ Tăng hỗ trợ đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý; hỗ trợ xây dựng chương trình, giáo trình trọng điểm.

+ Thí điểm đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo các ngành, nghề trọng điểm từ ngân sách nhà nước.

- Xây dựng nhóm cơ chế, chính sách ưu tiên đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ đào tạo giáo dục nghề nghiệp từ ngân sách nhà nước đối với các trường được công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao.

c. Định hướng quản lý tài chính

Hiện nay nhà nước đang hướng tới mục tiêu để các trường học tự chủ chi tiêu tài chính, nên nguồn thu chủ yếu là từ học phí và lệ phí để đảm bảo cho hoạt động chi thường xuyên của nhà trường. Bên cạnh đó, mặc dù gần đây mức thu phí

từ học sinh có tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng khá thấp so với lạm điều này làm cho các nhà trường gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là các trường đã tự chủ tài chính không nhận nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước nữa, nhưng mức thu từ học phí thì vẫn phải tuân theo quy định của nhà nước, không được vượt mức giá trần. Vì vậy, chính sách học phí hay mô hình tài chính trong thời buổi hiện tại là tăng dần học phí cùng với các chính sách hỗ trợ tài chính. Tăng học phí để đảm bảo hoạt động động đào tạo hiệu quả nhưng phải k m theo công bằng xã hội. Định

hướng này sẽ hỗ trợ kinh phí học tập tập cho các sinh viên có điều kiện tài chính khó khăn. Ngoài ra các sinh viên tham gia học ở các ngành mà nhà nước quan tâm cũng được giảm học phí: nông lâm ngư nghiệp, khoa học cơ bản. C n những sinh viên theo đuổi các ngành mà nhu cầu thị trường lao động cao thì sẽ đóng học phí cao hơn. Như vậy, các trường cao đẳng công lập hiện nay vẫn chủ yếu cần nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vẫn phải tiếp tục hỗ trợ cho các trường cao đẳng nhưng tập trung vào phát triển nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất để đảm bảo những điều kiện tối thiểu. Ví dụ như cấp đất và hỗ trợ kinh phí xây dựng nhằm xây dựng một cao đẳng đúng chuẩn. Ngoài ra, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước cho các trường cần dựa trên kết quả chất lượng và phải tăng theo chất lượng giáo dục của các trường.

Một phần của tài liệu Tác Động của quản lý tài chính Đối với hoạt Động của các trường cao Đẳng công lập tại Địa bàn các tỉnh phía bắc (Trang 178 - 183)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)