Các nghiên cứu đánh giá tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 43 - 57)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.6. Các nghiên cứu liên quan

2.6.2. Các nghiên cứu đánh giá tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại

DeYoung & Rice (2004) nghiên cứu về TNNL và HQHĐ của các NHTM ở Hoa Kỳ. Trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2001, TNNL trong hệ thống NHTM của Hoa Kỳ đã tăng từ 0,77% lên 2,39% tổng số ngành ngân hàng và tăng từ 20,31% lên 42,20%

tổng thu nhập hoạt động của ngành ngân hàng. Dữ liệu nghiên cứu gồm 37.175 quan sát cuối năm của 4.712 NHTM Hoa Kỳ từ năm 1989 đến năm 2001. Mô hình sử dụng biến phụ thuộc là ROE, độ lệch chuẩn của ROE và tỷ lệ SHARPE - thước đo tiêu chuẩn của lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc điểm ngân hàng, điều kiện thị trường và sự phát triển công nghệ có tác động mạnh mẽ tới sự gia tăng TNNL tại các NHTM Hoa Kỳ trong hai thập kỷ qua và mối liên hệ tích cực giữa TNNLvà HQHĐ của các ngân hàng Hoa Kỳ.

Stiroh (2004) tổng hợp dữ liệu của các Ngân hàng ở Mỹ từ cuối những năm 1970 đến 2001 để xem xét TNNL ảnh hưởng đến sự thay đổi của lợi nhuận và doanh thu ngân hàng và xác định xem liệu sự tập trung trong các hoạt động ngoài lãi có tương quan với các chỉ số rủi ro hay không. Các ngân hàng lớn chứng kiến TNNL tăng từ 26,5% thu nhập hoạt động ròng năm 1980 lên 47,8% vào năm 2000, trong khi các ngân hàng nhỏ thậm chí còn tăng nhanh hơn từ 17,4% lên 33,1%. Nghiên cứu cho thấy sự biến động giảm dần của các hoạt động kinh doanh ròng đã làm giảm sự biến động của thu nhập lãi ròng làm cho lợi nhuận được điều chỉnh rủi ro thấp hơn và rủi ro cao hơn. Từ đó dẫn đến sự gia tăng ngày càng cao về TNNLvà những tác động tích cực của TNNL sự biến động của doanh thu và lợi nhuận ngân hàng.

Limei Sun, Siqin Wu, Zili Zhu và Alec Stephenson (2017) nghiên cứu thu nhập ngoài lãi và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Thương mại ở Trung Quốc. Tác giả sử dụng mô hình ngưỡng với bộ dữ liệu bảng của 16 ngân hàng thương mại Trung Quốc

niêm yết, trong giai đoạn 2007 đến 2013. Thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng thương mại Trung Quốc chịu ảnh hưởng của các quy định từ ngân hàng trung ương, công nghệ và đổi mới. Đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt do chính sách thị trường ngày càng mở của Trung Quốc, các ngân hàng thương mại Trung Quốc nỗ lực cạnh tranh trong các hoạt động thu nhập ngoài lãi. Để nghiên cứu sự tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của NHTM, tác giả xây dựng mô hình thực nghiệm về tác động ngưỡng và đánh giá giá trị ngưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) thu nhập ngoài lãi có tương quan nghịch với hoạt động của ngân hàng thương mại; thu nhập ngoài lãi càng cao thì hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại càng giảm; (2) hai ngưỡng là 0,0998 và 0,1662, cho thấy mức độ ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh thu nhập ngoài lãi đến hoạt động của các ngân hàng thương mại có sự thay đổi cơ cấu trong ba khoảng thời gian: thấp hơn 9,98%, từ 9,98% đến 16,62% và cao hơn 16,62%. Khi thu nhập ngoài lãi cao hơn hai giá trị ngưỡng, mối quan hệ tiêu cực sẽ yếu đi, do đó khi thu nhập ngoài lãi đạt đến điểm đó, nó sẽ cải thiện hoạt động tương đối. Nghiên cứu cũng cho thấy hệ số giữa tỷ lệ thu nhập ngoài lãi và hiệu quả hoạt động nghiêng về 0 khi thu nhập ngoài lãi tăng. Điều này cho thấy rằng khi thu nhập ngoài lãi đạt đến ngưỡng cao hơn, mối quan hệ tiêu cực sẽ giảm dần và hệ số thậm chí có thể trở nên dương, có nghĩa là việc tăng thu nhập không lãi có thể cải thiện hiệu quả hoạt động.

Mostak Ahamed (2017) nghiên cứu về tác động của thu nhập ngoài lãi đến khả năng sinh lời của ngân hàng tại các ngân hàng Ấn Độ trong giai đoạn 1998-2014 và sự thay đổi về lợi nhuận giữa các nhóm sở hữu và các ngân hàng có chất lượng tài sản khác nhau ra sao. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 107 NHTM ở Ấn Độ trong đó 27 ngân hàng nhà nước, 34 ngân hàng tư nhân và 44 ngân hàng nước ngoài. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa đa dạng hóa thu nhập ngoài lãi và khả năng sinh lời của các ngân hàng Ấn Độ. Đặc biệt, khi các ngân hàng chuyển dần từ thu nhập lãi sang hoạt động ngân hàng ngoài lãi, họ sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn và lợi nhuận đã điều chỉnh theo rủi ro. Các ngân hàng có xu hướng thu được nhiều lợi ích hơn khi thu nhập ngoài lãi của họ bắt nguồn từ các hoạt động giao dịch so với các hoạt động phi trung gian có thu phí. Việc tập trung nhiều hơn vào các hoạt động thu nhập ngoài lãi không làm tăng lợi nhuận đã điều chỉnh theo rủi ro cho khu vực nhà nước và các ngân hàng tư nhân trong nước. Tuy nhiên, các ngân hàng nước ngoài kiếm được lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro cao hơn từ việc tăng tính đa dạng về thu nhập. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng

các ngân hàng có chất lượng tài sản thấp hơn, xét về tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay hoặc nợ xấu, có thể thu được lợi ích đa dạng hóa thu nhập cao hơn so với các ngân hàng có chất lượng tài sản cao hơn.

Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016) nghiên cứu về TNNL và hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua dữ liệu của 33 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2013 với các mô hình Pooled, REM và FEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố gồm: Thu nhập ngoài lãi, tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản (NIM), biến giả tăng trưởng tài sản (GRO), tỷ lệ lạm phát (IFL), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LORA) có tác động cùng chiều với hiệu quả tài chính (ROA). Bên cạnh đó, logarit tự nhiên tổng tài sản (LNA), tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản (EQTA), tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (CORA), tốc độ tăng trưởng GDP (GDP) có tác động ngược chiều với hiệu quả tài chính (ROA). Ngoài ra sự biến động của hiệu quả tài chính (ADZ) phụ thuộc vào các yếu tố: TNNL, LNA, EQTA tác động cùng chiều và NIM có tác động ngược chiều.

Lê Long Hậu & Phạm Xuân Quỳnh (2017) sử dụng dữ liệu từ báo cáo tài chính của 26 NHTM (NHTM) Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2016, nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa TNNL và hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam. Kết quả ước lượng dữ liệu bảng cho thấy TNNL có mối tương quan thuận với hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng, tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, đầu tư thì khả năng sinh lời sẽ tăng. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho tỷ lệ dư nợ cho vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát đều có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM. Với việc lựa chọn biến phụ thuộc ROA, ROE đo lường hiệu quả kinh doanh và SHROA, SHROE đo lường hiệu quả kinh doanh điều chỉnh rủi ro, Nghiên cứu đã chỉ ra tác động cụ thể của từng nguồn TNNL đến HQHĐ của NHTM như hoạt động dịch vụ có ảnh hưởng lớn nhất đến HQHĐ, các hoạt động kinh doanh, đầu tư như kinh doanh ngoại hối, vàng, mua bán chứng khoán đầu tư có tương quan thuận đến HQHĐKD nhưng khi thị trường biến động thì các hoạt động này có thể không tránh khỏi rủi ro.

Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2018) phân tích tác động của thu nhập ngoài lãi lên rủi ro và khả năng sinh lời của 26 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn 2008-2016 bằng mô hình phân tích dữ liệu bảng. Biến phụ

thuộc trong nghiên cứu này là Rủi ro hoặc Khả năng sinh lời. Rủi ro của ngân hàng được đo lường bằng Độ lệch chuẩn tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (SDROE) và Độ lệch chuẩn tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (SDROA). Khả năng sinh lời của ngân hàng được đo lường bằng ROA và ROE. Biến độc lập được sử dụng trong nghiên cứu là tỷ lệ giữa thu nhập ngoài lãi trên lợi nhuận ròng từ kinh doanh. Biến kiểm soát gồm có: Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản; Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản; Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản;

Logarit tự nhiên của tổng tài sản thể hiện quy mô của ngân hàng và Mức tăng tổng tài sản. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi không có tác động lên rủi ro nhưng lại có tác động tích cực lên khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, bài viết chưa phân tích được các nguồn khác nhau của doanh thu ngoài lãi tác động đến HQHĐ của ngân hàng và cũng chưa chỉ ra được ngưỡng quy mô cũng như tỷ lệ đa dạng hóa thu nhập tối ưu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Huỳnh Thị Hương Thảo (2021) nghiên cứu ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả tài chính của 32 Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2019 với các chỉ tiêu: lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân, thu nhập lãi cận biên qua mô hình ước lượng moment tổng quát - GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập ngoài lãi có tác động cùng chiều đến lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân, lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân nhưng tác động ngược chiều đến thu nhập lãi cận biên. Bên cạnh đó, các biến vốn chủ sở hữu và quy mô tài sản có tác động cùng chiều đến ROE, ROA và NIM.

Kết quả hồi quy cũng cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động đều có tác động cùng chiều đến ROE và NIM. Nợ xấu có tác động tiêu cực đến NIM. Tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập đều có tác động ngược chiều đến ROA, ROE và NIM.

Nguyễn Quốc Anh và Tang My,S. (2022) nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến lợi nhuận của 22 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 đến 2021. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp FEM, REM và GMM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy mô tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, lạm phát có tác động cùng chiều với lợi nhuận/ lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Ngược lại, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng nợ phải trả có tác

động ngược chiều với lợi nhuận trên lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Ngoài ra, quy mô tài sản ngân hàng được tìm thấy có tương quan dương đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Từ kết quả thu được, bài nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng nguồn thu nhập này từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Văn Thị Thái Thu (2022) nghiên cứu tác động từ các khoản thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại thông qua 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2022. Dựa vào mô hình nghiên cứu tổng quát, nghiên cứu được tiến hành với mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình tác động cố định (FEM), đồng thời, sử dụng Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp và kiểm định các khuyết tật của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến ICONON, ICOCOM, ICOTRAD có ý nghĩa thống kế ở mức 1%, 5%, 10% và tương quan dương với ROA, ROE. Biến ICOOTH có ý nghĩa thống kế ở mức 10% và tương quan dương với ROE nhưng không có ý nghĩa đối với ROA. Xét từng mảng hoạt động kinh doanh thì biến ICOCOM có hệ số hồi quy lớn nhất trong các thành phần của ICONON. Những biến SIZE, LOAN, EQUITY, COST, DEPOSIT là biến độc lập đóng vai trò kiểm soát mô hình. Biến LOAN không có ý nghĩa với cả ROA và ROE. Biến COST tương quan âm với cả ROA, ROE. SIZE có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10% và tương quan dương với ROA, ROE. Bên cạnh đó, biến EQUITY tương quan dương (mức 10%) đối với ROA và tương quan âm (mức 1%) đối với ROE. Biến DEPOSIT tương quan âm (mức ý nghĩa 1%, 5%) với cả ROA, ROE.

Nghiên cứu của Zhao (2023) về ảnh hưởng của thu nhập ngoài lãi đến hiệu suất hoạt động của 24 ngân hàng thương mại tại Trung Quốc. Tác giả sử dụng dữ liệu từ các ngân hàng thương mại, với trọng tâm vào phí và hoa hồng. Bằng phương pháp phân tích định lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thu nhập ngoài lãi có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng, đặc biệt là đối với các ngân hàng do nhà nước kiểm soát và ngân hàng cổ phần so với các ngân hàng đô thị và nông nghiệp. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Zhao đã đề xuất tăng cường hoạt động kinh doanh dịch vụ và tối ưu hóa cấu trúc thu nhập (Zhao, 2023).

Bảng 2.1 : Lược khảo các nghiên cứu liên quan

Tác giả Vấn đề nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Nghiên cứu các yếu tố tác động đến TNNL

DeYoung &

Rice (2004)

Thời gian nghiên cứu: năm 1989 – 2001

- Nghiên cứu về quan hệ giữa TNNL và năng lực kinh doanh, môi trường kinh tế công nghệ và lợi nhuận của Ngân hàng.

-Ngân hàng lớn có TNNL cao hơn - Ngân hàng có năng lực quản lý tốt sẽ ít dựa vào TNNL.

-Công nghệ hiện đại tăng TNNL, chứng khoán hoá nợ vay sẽ làm giảm TNNL

Halm ( 2008) Nghiên cứu 662 NHTM ở 29

quốc gia OECD để phân tích các yếu tố tác động đến TNNL trong giai đoạn 1992- 2006.

-NHTM có quy mô tài sản tương đối lớn, lãi suất ròng thấp, nợ xấu cao và tỷ lệ chi phí cao thì có TNNL cao hơn.

-NHTM có tỷ lệ dự phòng cho vay/tổng dư nợ cho vay cao và tỷ lệ tổng chi phí/tổng thu nhập cao để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh tạo ra TNNL.

-NHTM thực hiện đa dạng hoá thu nhập khi nền kinh tế tăng trưởng chậm và tỷ lệ lạm phát giảm.

Hakimi và ctg.

(2012)

Phân tích các yếu tố quyết định TNNL của 10 ngân hàng bán lẻ

- Công nghệ thông tin và truyền thông ảnh hưởng tích cực đến TNNL.

ở Tunisia trong giai đoạn 1998-2009.

- Quy mô ngân hàng, chất lượng tín dụng và chiến lược ngân hàng được coi là các yếu tố ảnh hưởng chính đến TNNL ở Tunisia.

Atellu (2016) và Njenga (2014)

Nghiên cứu các yếu tố quyết định TNNL ở các NHTM Kenya trong giai đoạn 2003- 2012.

Quy mô ngân hàng và hiệu quả quản lý tài sản có liên quan tích cực và đáng kể đến TNNL trong khi phát triển ATM, lạm phát và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có liên quan tiêu cực và đáng kể đến TNNL.

Damankah và ctg. (2014)

Nghiên cứu phân tích TNNL tại các ngân hàng thương mại tại Ghana. Dữ liệu phân tích dưới dạng dữ liệu bảng được lấy từ bảng cân đối và báo cáo thu nhập của các ngân hàng tại Ghana từ năm 2002 – 2011.

- Các ngân hàng nhỏ hơn tham gia vào các hoạt động đem lại TNNL hơn so với các NHTM lớn.

-Thu nhập lãi, tiền gửi của khách hàng, rủi ro và thanh khoản cao cũng là những yếu tố tích cực trong việc tạo TNNL.

- Quy mô của ngân hàng, tác động của rủi ro và tính thanh khoản là những yếu

Hamdi và ctg.

(2017)

Nghiên cứu mức TNNL của 20 ngân hàng Tunisia trong giai đoạn 2005-2012 và xem xét

- Các yếu tố tác động đến TNNL là RROA và RROE, quy mô ngân hàng, chuyên môn cho vay và các

ảnh hưởng của TNNL đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng ROA và ROE kết hợp với mối quan hệ giữa TNNL và mức độ rủi ro.

kênh thanh toán mới, máy rút tiền tự động (ATM) và thẻ tín dụng. TNNL cũng làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, TTNL dường như có ý nghĩa tiêu cực và tương quan đáng kể với ảnh hưởng đến mức độ rủi ro.

Smith và Jones (2014)

Nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của đa dạng hóa dịch vụ và quản lý rủi ro đến TNNL với dữ liệu từ 500 NHTM tại Mỹ trong giai đoạn 2000-2014

Kết quả nghiên cứu này cho thấy các ngân hàng áp dụng chiến lược đa dạng hóa dịch vụ mạnh mẽ và quản lý rủi ro hiệu quả thường có TNNL.

Lee và Nguyen (2016)

Nghiên cứu sự ổn định kinh tế vĩ mô và tác động tạo ra TNNL của 230 NHTM ở Đông Nam Á từ 2005 đến 2015

Sự ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm tăng trưởng GDP ổn định và lạm phát thấp, có tác động tích cực đến khả năng tạo ra TNNL của NHTM.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng môi trường kinh doanh ổn định khuyến khích NHTM đầu tư vào các hoạt động tạo ra TNNL.

Gomez và Patel (2019)

Nghiên cứu này tập trung vào tác động của công nghệ thông tin và tự động hóa đối với

Kết quả cho thấy rằng ngân hàng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và tự động hóa có khả năng cải thiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 43 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(305 trang)