CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
3.4. Phương pháp đánh giá tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu qủa hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
3.4.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
• Biến độc lập:
TNNL của ngân hàng bao gồm thu nhập từ hoạt động dịch vụ (ICO_com), thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh (ICO_trad) và các thu nhập khác (ICO_oth): Thu nhập từ các hoạt động này càng tăng chứng tỏ hoạt động phi tín dụng của NHTM càng
hiệu quả, từ đó giúp gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa các biến ICO_com, ICO_Trad, ICO_oth và HQHĐ kinh doanh.
Giả thuyết H1: TNNL có tác động tích cực đến HQHĐ kinh doanh.
• Các nhân tố nội tại của NHTM bao gồm:
Cơ cấu vốn của ngân hàng (EQTA) cho thấy tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của ngân hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn, áp lực trả lãi của ngân hàng càng ít. Do đó, biến EQTA sẽ tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Nếu hệ số EQTA càng lớn, ngân hàng càng ít chịu áp lực trả lãi và sẽ ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ kinh doanh của ngân hàng và ngược lại. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa EQTA và HQHĐ kinh doanh.
Giả thuyết H2: Cơ cấu vốn của ngân hàng có tác động tích cực đến HQHĐ kinh
doanh.
Quy mô của ngân hàng (BANKSIZE) thể hiện khả năng ngân hàng được nhận diện thương hiệu, khả năng tiếp cận thị trường vốn, khả năng huy động vốn cũng như cho vay. Do đó, quy mô ngân hàng có tác động trực tiếp đến HQHĐ kinh doanh của các NHTM cổ phần. Ngân hàng có quy mô càng lớn, càng có khả năng gia tăng thị phần, gia tăng lợi nhuận và gia tăng HQHĐ kinh doanh. Do đó, trong nghiên cứu này, kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa BANKSIZE và HQHĐ kinh doanh.
Giả thuyết H3: Quy mô của ngân hàng có tác động tích cực đến HQHĐ kinh
doanh.
Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA) cho thấy quy mô cho vay của ngân hàng. Hoạt động cho vay luôn mang lại nguồn thu nhập lãi chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của NHTM cổ phần. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản càng cao một mặt chứng tỏ khả năng chiếm lĩnh thị phần của ngân hàng, mặt khác mang lại nguồn thu nhâp cao cho ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa LOANTA và HQHĐ kinh doanh.
Giả thuyết H4: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động tích cực đến
HQHĐ kinh doanh.
Tỷ lệ nợ xấu của NHTM (NPL) cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại. Các NHTM cổ phần có một tỷ lệ nợ xấu cao, lợi nhuận
của ngân hàng đó sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực. Do đó, kỳ vọng biến tỷ lệ nợ xấu NPL có mối tương quan nghịch biến (dấu -) với HQHĐ kinh doanh của các NHTM cổ phần.
Giả thuyết H5: Tỷ lệ nợ xấu của NHTM có tác động tiêu cực đến HQHĐ kinh
doanh.
Tỷ lệ tiền gởi khách hàng trên tổng tài sản (DEPTA) cho thấy quy mô tiền gởi của ngân hàng. Huy động vốn là một phần quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ thị phần của ngân hàng càng lớn, tạo ra nguồn vốn đa dạng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nghiên cứu kỳ vọng về mối quan hệ đồng biến ( dấu +) giữa DEPTA và HQHĐ của NHTM.
Giả thuyết H6 : Tỷ lệ tiền gởi khách hàng trên tổng tài sản có tác động tích cực
đến HQHĐ kinh doanh.
• Các nhân tố kinh tế vĩ mô như:
Tăng trưởng kinh tế (GDP): Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, các thành phần kinh doanh trong nền kinh tế đều hoạt động có hiệu quả, việc này giúp cho hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của các NHTM diễn ra thuận lợi, đảm bảo khả năng thu hồi vốn cũng như mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế cao sẽ giúp gia tăng HQHĐ kinh doanh của ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa biến GDP và HQHĐ kinh doanh.
Giả thuyết H7: Tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến HQHĐ kinh doanh.
Lạm phát (INF): Phân tích tỷ lệ lạm phát qua thời gian cho thấy, khi dự đoán về lạm phát được thực hiện một cách chính xác, quản trị ngân hàng có khả năng điều chỉnh lãi suất để đảm bảo rằng mức tăng trưởng doanh thu vượt trội so với mức tăng chi phí, dẫn đến việc tăng lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, trong các tình huống lạm phát không được dự báo trước, một số ngân hàng chậm trễ trong việc điều chỉnh lãi suất, khiến chi phí tăng vượt qua doanh thu, gây ra hậu quả tiêu cực đối với lợi nhuận. Lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu này cho thấy, tác động của lạm phát kỳ vọng có mối quan hệ đồng biến (dấu +) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
Giả thuyết H8: Lạm phát có tác động tích cực đến HQHĐ kinh doanh.