Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 144 - 147)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Kết quả nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

4.2.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Với phương pháp hồi quy sử dụng p-value để lựa chọn biến (OLS, FEM, REM) đã tồn tại nhược điểm trong quá trình xử lý và lựa chọn do có tồn tại hiện tượng tự tương

quan, có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và nội sinh trong mô hình nên kết quả lựa chọn giữa 3 mô hình OLS, FEM, REM thì mô hình REM được chọn cho TE và FEM được lựa chọn là tối ưu cho ROA,ROE và SE và sau khi xử lý bằng FGLS, SGMM và Bayes đã cho kết quả các biến có tác động đến HQHĐ của NHTM như sau:

Biến ICO_non: hệ số ước lượng của ICO_non mang giá trị dương và có ý nghĩa

thống kê ở mức 1% và xác suất hệ số hồi quy đều lớn hơn 50% cho thấy sự tác động tích cực của TNNL đến HQHĐ các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2022. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Chiorazzo và ctg (2008), Busch và Kick (2009), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017). Như vậy giả thuyết H1 được hỗ trợ.

Biến ICO_com: hệ số ước lượng của ICO_com mang giá trị dương và có ý nghĩa

thống kê ở mức 1% đối với ROA và TE, 5% đối với ROE và 10% đối với SE, xác suất hệ số hồi quy đều lớn hơn 50% cho thấy sự tác động tích cực của TNNL từ hoạt động dịch vụ đến HQHĐ các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2022. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Chiorazzo và ctg (2008), Busch và Kick (2009), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017). Như vậy giả thuyết H1 được hỗ trợ.

Biến ICO_trad: hệ số ước lượng của ICO_trad mang giá trị dương và có ý nghĩa

thống kê ở mức 1% đối với ROA, ROE và TE, không thấy sự tác động đến SE, xác suất hệ số hồi quy đều lớn hơn 50% cho thấy sự tác động tích cực của TNNL từ hoạt động đầu tư đến HQHĐ các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2022. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Chiorazzo và ctg (2008), Busch và Kick (2009), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017). Như vậy giả thuyết H1 được hỗ trợ.

Biến ICO_oth: hệ số ước lượng của ICO_oth mang giá trị dương và có ý nghĩa

thống kê ở mức 1% đối với TE và 5% đối với ROA, ROE và SE cho thấy sự tác động tích cực của TNNL từ hoạt động khác đến HQHĐ các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2022. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Chiorazzo và ctg (2008), Busch và Kick (2009), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017). Như vậy giả thuyết H1 được hỗ trợ.

Biến LOANTA: hệ số ước lượng của LOANTA mang giá trị dương và có ý nghĩa

thống kê ở mức 1% đối với ROA và 5% đối với ROE và xác xuất hệ số hồi quy lớn hơn 50% cho thấy sự tác động tích cực của dư nợ cho vay đến ROA và ROE các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2022. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của

Elyasiani & Wang (2012); Abdul (2015), Nguyễn Minh Sáng (2017). Như vậy giả thuyết H4 được hỗ trợ.

Biến NPL: hệ số ước lượng của NPL mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở

mức 1% đối với ROE và TE cho thấy sự tác động tiêu cực của nợ xấu từ đến HQHĐ các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2022. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Elyasiani & Wang (2012); Abdul (2015), Nguyễn Minh Sáng (2017). Như vậy giả thuyết H5 được hỗ trợ.

Biến EQTA: hệ số ước lượng của EQTA mang giá trị dương và có ý nghĩa thống

kê ở mức 1% đối với ROE và 5% đối với ROA cho thấy sự tác động tích cực của vốn chủ sở hữu đến lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2022. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Gul và cộng sự (2011), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013). Như vậy giả thuyết H2 được hỗ trợ đối với ROE và ROA.

Biến DEPTA: hệ số ước lượng của DEPTA mang giá trị dương và có ý nghĩa

thống kê ở mức 1% đối với ROA, ROE , SE và 5% đối với TE cho thấy sự tác động tích cực của tổng tiền gởi trên tổng tài sản đến HQHĐ các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2022. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Alrafadi & cộng sự (2014), Nguyễn Minh Sáng (2017). Như vậy giả thuyết H6 được hỗ trợ.

Biến BANKSIZE: hệ số ước lượng của BANKSIZE mang giá trị dương và có ý

nghĩa thống kê ở mức 5% đối với ROA cho thấy sự tác động tích cực của quy mô ngân hàng đến lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2022. Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Abdul (2015), Elyasiani & Wang (2012). Như vậy giả thuyết H3 được hỗ trợ đối với ROA

Biến GDP: hệ số ước lượng của GDP mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê đối

với ROA và SE cho thấy sự tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đến lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản và hiệu quả quy mô các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2022. Điều này trái ngược với các nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008), Raphael (2013). Tuy nhiên kết quả này lại phù hợp với Davis và Tuori (2000) khi cho rằng các ngân hàng chỉ thực hiện đa dạng hóa thu nhập khi nền kinh tế tăng trưởng chậm.

Biến INF: hệ số ước lượng của INF mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê

ở mức 1% đối với SE và 5% đối với TE Điều này cho thấy lạm phát có tác động vừa

tích cực đến hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả quy mô của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012- 2022. Như vậy giả thuyết H8 được hỗ trợ đối với SE và TE.

Bảng 4.46. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu

Mô hình hồi quy 2 Mô hình hồi quy 1

ROA ROE TE SE ROA ROE TE SE

ICO_com + + + +

ICO_Trad + + +

ICO_oth + + + +

ICO_non + + + + + + +

LOANTA + +

NPL - - - -

EQTA + + +

DEPTA + + + + + + + +

BANKSIZE + + +

GDP - - -

INF + + +

Nguồn: tổng hợp của tác gỉa từ các kết quả hồi quy bằng STATA 17.0

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(305 trang)