Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.6. Các nghiên cứu liên quan

2.6.1. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các Ngân hàng thương mại

Nghiên cứu của DeYoung & Rice (2004) đã dùng số liệu từ năm 1989 – 2001 để đề xuất mô hình nghiên cứu về quan hệ giữa TNNL và năng lực kinh doanh, môi trường kinh tế công nghệ và lợi nhuận của Ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các Ngân hàng lớn có TNNL cao hơn, Ngân hàng có năng lực quản lý tốt sẽ ít dựa vào TNNL, những mối quan hệ của Ngân hàng có xu hướng làm tăng TNNL và công nghệ hiện đại như giao dịch không dùng tiền mặt, quỹ đầu tư liên quan đến việc tăng TNNL, trong khi các công nghệ khác như chứng khoán hoá nợ vay sẽ làm giảm TNNL của các NHTM.

Nghiên cứu của Halm (2008) đã sử dụng số liệu của 662 NHTM ở 29 quốc gia OECD để phân tích các yếu tố tác động đến TNNL trong giai đoạn 1992- 2006. Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM có quy mô tài sản tương đối lớn, lãi suất ròng thấp, nợ xấu cao và tỷ lệ chi phí cao thì có TNNL cao hơn. Song song với đó thì để tạo ra TNNL trong hoạt động kinh doanh thì nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các NHTM phải có tỷ lệ dự phòng cho vay so với tổng dư nợ cho vay cao và tỷ lệ tổng chi phí so với tổng thu nhập cao để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh tạo ra TNNL. Bên cạnh đó, Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng các NHTM thực hiện đa dạng hoá thu nhập khi nền kinh tế tăng trưởng chậm và tỷ lệ lạm phát giảm. Bên cạnh đó, lợi nhuận của NHTM cũng có tác động tích cực đến TNNL.

Nghiên cứu của Hakimi và ctg. (2012) thực hiện thông qua dữ liệu của 10 ngân hàng bán lẻ ở Tunisia trong giai đoạn 1998-2009, đo lường các yếu tố quyết định TNNL cho các ngân hàng Tunisia. Kết quả của hồi quy dữ liệu bảng cho thấy sự tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông được đưa ra bởi số máy rút tiền tự động và số lượng thẻ tín dụng ảnh hưởng đến mức độ của TNNL. Các yếu tố như ngân hàng như quy mô ngân hàng, chất lượng tín dụng và chiến lược ngân hàng cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL ở Tunisia. Bên cạnh đó, các yếu tố GDP và Lạm phát cũng tác động đến TNNL.

Nghiên cứu của Atellu (2016) và Njenga (2014) thực hiện đo lường các yếu tố quyết định TNNL ở các NHTM Kenya trong giai đoạn 2003-2012 thông qua phương pháp nghiên cứu dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho thấy TNNL của các NHTM ở Kenya bị ảnh hưởng bởi hiệu quả quản lý, quy mô ngân hàng, phát triển công nghệ và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Quy mô ngân hàng và hiệu quả quản lý tài sản có liên quan tích cực và đáng kể đến thu nhập ngoài lãi trong khi phát triển ATM, lạm phát và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có liên quan tiêu cực và tác động đáng kể đến TNNL.

Nghiên cứu cho rằng các NHTM nên tăng quy mô bằng cách đa dạng hóa sản phẩm thông qua đầu tư vào thị trường tài chính và bán chéo sản phẩm.

Nghiên cứu của Damankah và ctg. (2014) phân tích TNNL tại các ngân hàng thương mại tại Ghana. Dữ liệu phân tích dưới dạng dữ liệu bảng được lấy từ bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập của các ngân hàng tại Ghana từ năm 2002 – 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng trong thời gian gần đây đã thay đổi từ tập trung thu nhập từ lãi để tạo ra doanh thu vào các hoạt động tạo thu nhập từ phí. Song song với

đó, nghiên cứu cũng cho thấy rằng các ngân hàng nhỏ hơn tham gia vào các hoạt động đem lại TNNL hơn so với các NHTM lớn. Thu nhập lãi, tiền gửi của khách hàng, rủi ro và thanh khoản cao cũng là những yếu tố phổ biến giữa các ngân hàng ở Ghana tập trung nhiều hơn vào việc tạo thu nhập phi lợi nhuận. Nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô của ngân hàng, tác động của rủi ro và tính thanh khoản là những yếu tố tham gia vào các hoạt động tạo TNNL của ngân hàng. Đồng thời, lãi suất cơ bản của Ngân hàng trung ương có tác động tích cực đến TNNL trong khi tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến TNNL.

Hamdi và ctg. (2017) cũng nghiên cứu mức TNNL của 20 ngân hàng Tunisia trong giai đoạn 2005-2012. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng của TNNL đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng ROA và ROE kết hợp với mối quan hệ giữa TNNL và mức độ rủi ro. Nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến TNNL là RROA và RROE, quy mô ngân hàng, chuyên môn cho vay và các kênh thanh toán mới, máy rút tiền tự động (ATM) và thẻ tín dụng. Nghiên cứu cũng cho thấy việc TNNL cũng làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Đồng thời, TTNL dường như có ý nghĩa tiêu cực và tương quan đáng kể với ảnh hưởng đến mức độ rủi ro.

Nghiên cứu của Smith và Jones (2014) sử dụng dữ liệu từ 500 NHTM tại Mỹ trong giai đoạn 2000-2014, nghiên cứu này tập trung vào ảnh hưởng của đa dạng hóa dịch vụ và quản lý rủi ro đến TNNL. Kết quả nghiên cứu này cho thấy các ngân hàng áp dụng chiến lược đa dạng hóa dịch vụ mạnh mẽ và quản lý rủi ro hiệu quả thường có TNNL cao hơn.

Nghiên cứu của Lee và Nguyen (2016) khảo sát 230 NHTM ở Đông Nam Á từ 2005 đến 2015, nghiên cứu phát hiện ra rằng sự ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm tăng trưởng GDP ổn định và lạm phát thấp, có tác động tích cực đến khả năng tạo ra TNNL của NHTM. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng môi trường kinh doanh ổn định khuyến khích NHTM đầu tư vào các hoạt động tạo ra TNNL.

Nghiên cứu của Gomez và Patel (2019) phân tích trên 340 NHTM châu Âu trong giai đoạn 2008-2018, nghiên cứu này tập trung vào tác động của công nghệ thông tin và tự động hóa đối với TNNL. Kết quả cho thấy rằng ngân hàng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và tự động hóa có khả năng cải thiện đáng kể TNNL thông qua việc giảm chi phí hoạt động và tạo ra các dịch vụ mới.

Nghiên cứu của Zhang và Wu (2020) dựa trên dữ liệu của 400 NHTM trên toàn cầu trong giai đoạn 2010-2019, nghiên cứu khám phá ảnh hưởng của quản lý tài chính bền vững và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đối với TNNL. Phát hiện chính là NHTM thực hiện tốt các hoạt động tài chính bền vững và CSR thường có TNNL cao hơn do thu hút được sự tin tưởng và hỗ trợ từ cộng đồng và khách hàng.

Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến TNNL của các NHTMVN. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo thường niên của 29 NHTMVN giai đoạn 2006-2012. Kết quả ước lượng của mô hình cho thấy TNNL phụ thuộc vào các yếu tố bên trong của ngân hàng như quy mô tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tiền gởi trên tổng tài sản… trong đó, lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản là nhân tố tác động mạnh nhất tới TNNL của các NHTMVN.

Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL tại các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua dữ liệu của 33 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2013 với các mô hình Pooled, REM và FEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LORA), logarit tự nhiên tổng tài sản (LNA), biến giả tăng trưởng tài sản (GRO), tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản (EQTA), tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng tài sản (NIM), tốc độ tăng trưởng (GDP).Trong đó, GRO, EQTA có mối quan hệ cùng chiều với thu nhập ngoài lãi và LORA, LNA, NIM, GDP có mối quan hệ ngược chiều với TNNL.

Đoàn Việt Hùng (2020) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với các phương pháp hồi quy OLS, FEM, REM, FGLS, GMM và LASSO để xem xét mối quan hệ, ảnh hưởng của các yếu tố vi mô, vĩ mô và cạnh tranh lên thu nhập ngoài lãi của các NHTMCPVN. Dữ liệu thu thập từ 27 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2017 với 216 quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11 yếu tố có ảnh hưởng và đều có ý nghĩa thống kê đến TNNL theo phương pháp GMM gồm tỷ lệ tiền gởi trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, công nghệ, chi phí trên thu nhập, lợi nhuận sau thế trên tổng tài sản, lam phát, lãi suất, chỉ số Lerner và đa dạng hoá thu nhập. Kết quả tương đồng cũng được tìm thấy theo phương pháp LASSO để kiểm định lại các yếu tố có ảnh hưởng đến TNNL.

Nguyễn Thế Bính, Nguyễn Dương Gia Trân (2022) nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến TNNL của 25 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2020 thông qua mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS, mô hình FEM, REM và SGMM. Các yếu tố tác động cùng chiều đến TNNL bao gồm: Quy mô tín dụng, quy mô ngân hàng, ROA, Rủi ro vỡ nợ ngân hàng, chi phí. Ngoài ra tiền gởi khách hàng, thanh khoản, thu nhập lãi cận biên và lạm phát có tác động ngược chiều đến TNNL. Tăng trưởng kinh tế không có tác động đến TNNL trong giai đoạn 2009 – 2020.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(305 trang)