Phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.3. Phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu

Các nhân tố nội tại của NHTM bao gồm:

Cơ cấu vốn của ngân hàng (EQTA) cho thấy tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của ngân hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn càng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, giúp các ngân hàng có thể đầu tư để phát triển các dịch vụ, đầu tư, mua sắm các tài sản sinh lời để đem về TNNL cho ngân hàng. Theo lý thuyết về nguồn lực, khi ngân hàng có vốn chủ sử hữu cao chính là sự đảm bảo nội lực tài chính bên trong, là cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ, mua sắm tài sản sinh lời và gia tăng TNNL cho ngân hàng. Theo các kết quả nghiên cứu Đoàn Việt Hùng (2020), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) đều cho thấy tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu/tổng tài sản càng lớn sẽ càng giúp các NHTM gia tăng TNNL. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa EQTA và TNNL.

Giả thuyết H1: Cơ cấu vốn của ngân hàng có tác động tích cực đến thu nhập

ngoài lãi.

Quy mô của ngân hàng (BANKSIZE) thể hiện khả năng ngân hàng được nhận diện thương hiệu, khả năng tiếp cận thị trường vốn, khả năng huy động vốn cũng như cho vay. Do đó, quy mô ngân hàng có tác động trực tiếp đến TNNL của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng có quy mô càng lớn, càng có khả năng gia tăng thị phần và gia tăng nguồn thu ngoài lãi. Theo lý thuyết về sức mạnh thị trường, Ngân hàng có thị phần, quy mô lớn, nếu Ngân hàng thực hiện đa dạng hoá thì hiệu quả hoạt động sẽ gia tăng, từ đó gia tăng TNNL. Điều này cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu DeYoung và Rice (2004), Hakimi và ctg.(2012), Aslam và ctg(2015), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016).

Do đó, trong nghiên cứu này, kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa BANKSIZE và TNNL.

Giả thuyết H2: Quy mô của ngân hàng có tác động tích cực đến thu nhập ngoài

lãi.

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA) cho thấy quy mô cho vay của ngân hàng. Hoạt động cho vay luôn mang lại nguồn thu nhập lãi chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của ngân hàng thương mại cổ phần. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản

càng cao một mặt chứng tỏ thị phần của ngân hàng tập trung vào hoạt động tín dụng mà không đẩy mạnh các hoạt động phi tín dụng, giảm TNNL. Ngược lại, khi TNNL tăng chứng tỏ các NHTM đa dạng hoá thu nhập và giảm dư nợ cho vay. Các nghiên cứu Avramov và Chordia 2006, Đoàn Việt Hùng (2020), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) cùng đồng quan điểm như trên. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ nghịch biến (dấu -) giữa LOANTA và TNNL.

Giả thuyết H3: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động tích cực đến

thu nhập ngoài lãi.

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) phản ánh phản ánh tốc độ tăng trưởng thu từ lãi so với tốc độ tăng chi phí. NIM đo lường sự chênh lệch giữa số tiền mà một ngân hàng thu được từ lãi của các khoản cho vay với số tiền mà ngân hàng đang trả lãi cho các khoản tiền gửi của khách hàng. Chỉ số NIM giúp đánh giá khả năng sinh lời và tăng trưởng của một ngân hàng. Các nghiên cứu (Davis và Tuori (2000); Hahm (2008); J.

Nguyen (2012); Đoàn Việt Hùng (2020) cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa NIM và TNNL. Tương tự như LOANTA, Khi các NHTM chú trọng gia tăng thu nhập tín dụng để tăng NIM sẽ làm cho TNNL giảm xuống. Nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ nghịch chiều giữa NIM và TNNL.

Giả thuyết H4: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần có tác động tiêu cực đến thu nhập ngoài

lãi.

Tỷ lệ tiền gởi khách hàng trên tổng tài sản (DEPTA) cho thấy quy mô tiền gởi của ngân hàng. Huy động vốn là một phần quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ thị phần của ngân hàng càng lớn, tạo ra nguồn vốn đa dạng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Theo lý thuyết về nguồn lực, vốn huy động từ tiền gởi khách hàng cũng là thước đo sức mạnh trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng trong đo có các dịch vụ đem lại TNNL, từ đó cũng có tác động làm gia tăng TNNL. Trong các nghiên cứu của Aslam và ctg. (2015); Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Đoàn Việt Hùng (2020) đều thể hiện tác động cùng chiều giữa tỷ lệ tiền gởi của khách hàng và TNNL. Do đó, Nghiên cứu kỳ vọng về mối quan hệ đồng biến ( dấu +) giữa DEPTA và TNNL.

Giả thuyết H5: Tỷ lệ tiền gởi khách hàng trên tổng tài sản có tác động tích cực

đến thu nhập ngoài lãi.

Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng bao gồm ROA, ROE đều là các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến TNNL. Các chỉ số này càng cao cho thấy các ngân hàng đang sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như tài sản và vốn để giảm các chi phí hoạt động nhằm gia tăng thu nhập, trong đó phải kể đến nguồn thu ngoài lãi. Cũng theo lý thuyết về nguồn lực, khi ngân hàng có ROA và ROE tăng cao thể hiện việc ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng, góp phần nâng cao thu nhập, bao gồm TNNL. Các nghiên cứu Aslam và ctg. (2015), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) đều cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa ROA và ROE với TNNL. Do đó, Nghiên cứu kỳ vọng về mối quan hệ đồng biến ( dấu +) giữa ROA, ROE và TNNL.

Giả thuyết H6: Tỷ suất sinh lợi (ROA, ROE) có tác động tích cực đến thu nhập

ngoài lãi.

Đa dạng hoá thu nhập (HHI) cho thấy mức độ đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng. Đa dạng hoá được thực hiện bằng cách cải tiến, thay đổi, sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới phong phú hơn. Quá trình này sẽ kéo theo sự tăng lên của chi phí và TNNL trrong cơ cấu thu nhập hoạt động của Ngân hàng, từ đó cải thiện và thay đổi thu nhập của NHTM. Lý thuyết đại diện lý giải cho việc quản lý ngân hàng có thể tập trung vào việc mở rộng các hoạt động không dựa trên lãi suất như dịch vụ tư vấn, quản lý tài sản, và các dịch vụ phí để tăng cường thu nhập ngoài lãi. Theo lý thuyết phát tín hiệu, Sự đa dạng này không chỉ giúp cải thiện dòng thu nhập mà còn phát đi tín hiệu về sự đổi mới và khả năng thích ứng với thị trường của ngân hàng, từ đó thu hút khách hàng và nhà đầu tư. Do đó, Thu nhập bao gồm TNNL của NHTM sẽ gia tăng. Các nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014); Nguyễn Minh Sáng (2017) đều cho thấy đa dạng hoá thu nhập sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động của NHTM. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa biến HHI và TNNL.

Giả thuyết H7: Đa dạng hoá thu nhập có tác động tích cực đến thu nhập ngoài

lãi.

Số máy ATM và POS trên số dân độ tuổi lao động (TEC): Sự phát triển của khoa học công nghệ Ngân hàng được thể hiện thông qua số lượng máy ATM và máy POS của NHTM. Số lượng máy càng nhiều càng thể hiện sự đầu tư của NHTM vào các dịch vụ thanh toán, từ đó làm gia tăng TNNL của các NHTM. DeYoung và Rice (2004); Hakimi và ctg. (2012) đều cho thấy tác động tích cực của số lượng máy ATM và máy POS đến

TNNL của NHTM. Do đó, nghiên cứu kì vòng mối quan hệ cùng chiều (+) giữa TEC và TNNL.

Giả thuyết H8: Số máy ATM và POS trên số dân độ tuổi lao động có tác động

tích cực đến thu nhập ngoài lãi.

2. Các nhân tố kinh tế vĩ mô như:

Tăng trưởng kinh tế (GDP): Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, các thành phần kinh doanh trong nền kinh tế đều hoạt động có hiệu quả, việc này giúp cho hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của các ngân hàng thương mại diễn ra thuận lợi, đảm bảo khả năng thu hồi vốn cũng như mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tăng trưởng kinh tế cao sẽ giúp gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa biến GDP và TNNL.

Giả thuyết H9: Tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến thu nhập ngoài lãi.

Lạm phát (INF): Được đo lường bằng tỷ lệ thay đổi giá cả hàng năm. Khi dự đoán lạm phát được thực hiện một cách chính xác, quản lý ngân hàng có khả năng điều chỉnh lãi suất để đảm bảo rằng tăng trưởng doanh thu vượt qua mức tăng của chi phí, dẫn đến việc tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong các tình huống lạm phát xảy ra một cách bất ngờ, rất ít ngân hàng có thể điều chỉnh kịp thời lãi suất của mình, khiến chi phí tăng cao hơn so với thu nhập, gây ra hậu quả tiêu cực đối với lợi nhuận của họ. Lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Trong phạm vi của nghiên cứu này, lạm phát được kỳ vọng có mối quan hệ tích cực với thu nhập phi lãi.

Giả thuyết H10: Lạm phát có tác động tích cực đến thu nhập ngoài lãi.

3.3.2. Mô hình nghiên cứu

Xuất phát từ các nghiên cứu về tác động của các nhân tố tác động đến TNNL của các NHTM như: Hakimi và ctg. (2012), Damankah và ctg. (2014), Atellu (2016) và Njenga (2014), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Đoàn Việt Hùng (2020) tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL như sau:

ICONON i,t = α + β1NIM i,t + β2LOANTAi,t + β3EQTA i,t + β4DEPTA i,t + β5ROAi,t + β6ROEi,t + β7BANKSIZE i,t + β8TECi,t + β9GDPi,t + β10INF i,t + β11HII i,t + εi,t.

Trong đó: ICONON i,t là biến phụ thuộc phản ánh tỷ lệ TNNL của ngân hàng i trong năm t, CONTROLi,t là biến kiểm soát tập hợp các nhân tố nội tại của NH như: tỷ lệ thu

nhập lãi thuần, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, tiền gởi khách hàng/tổng tài sản, quy mô Ngân hàng, ROA, ROE, chỉ số đa dạng hoá thu nhập và số máy ATM, POS và các biến vĩ mô như tăng truởng kinh tế và lạm phát. α là hệ số chặn; β là các tham số ước lượng; ε là sai số ngẫu nhiên.

Bảng 3.1: Các biến trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL

Ký hiệu Cách tính Kỳ vọng

tương quan

Cơ sở khoa học

ICONON i,t biến phụ thuộc

thu nhập ngoài lãi/ tổng thu nhập

NIM (thu nhập từ lãi – chi phí từ

lãi)/ tổng tài sản

-

(Davis và Tuori (2000);

Hahm (2008); J. Nguyen (2012); Đoàn Việt Hùng (2020)

LOANTA Tỷ lệ dự nợ cho vay / tổng

tài sản

-

Avramov và Chordia 2006, Đoàn Việt Hùng (2020), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013)

EQTA Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản

+

Chiorazzo và ctg. 2008, Đoàn Việt Hùng (2020), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013)

DEPTA Tổng tiền gởi khách hàng/

Tổng tài sản

+

Aslam và ctg. (2015);

Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Đoàn Việt Hùng (2020)

ROA Lợi nhuận sau thuế/ Tổng

tài sản

+

Aslam và ctg. (2015), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Đoàn Việt Hùng (2020)

ROE Lợi nhuận say thuế/ Vốn

chủ sở hữu

+

Aslam và ctg. (2015), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013).

BANKSIZE Logarit tự nhiên của tổng

tài sản thể hiện quy mô + Atellu (2016); DeYoung

và Rice (2004) TEC Số máy ATM và POS/ số

dân độ tuổi lao động + DeYoung và Rice (2004);

Hakimi và ctg. (2012);

GDP Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

hằng năm +

Hakimi(2012); Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013)

INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm

+

Atellu (2016); DeYoung và Rice (2004) Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn THị Hạnh Hoa (2013)

HHI Mức độ tập trung của thị

trường +

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014);

Nguyễn Minh Sáng (2017)

(Nguồn tổng hợp của tác giả)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(305 trang)