Chương 1. NHỮNG CÂU CHUYỆN HÔN NHÂN
1.2. Chuyện hôn nhân của những gia đình tri thức
1.2.2. Chuyện về những bà vợ
Khi kể về những bà vợ trong gia đình tri thức, khác với việc phác họa chân dung nhân vật những ông chồng, Sêkhôp ít đề cập tới công việc mà thường miêu tả tuổi tác, vẻ đẹp trẻ trung thượng lưu và tính cách của họ. Vẻ bề ngoài ấy phần nào thể hiện phong cách của người có địa vị trong xã hội.
Là một cây bút hiện thực, Sêkhôp luôn tái tạo hiện thực như nó vốn có, không tô vẽ, không thêm bớt những gam màu sáng hay giảm thiểu màu sắc tăm tối. Khi miêu tả phụ nữ, Sêkhôp cũng rất chú ý miêu tả tuổi tác với những con số cụ thể, giỳp người đọc hỡnh dung nhõn vật khỏ rừ nột. Nhõn vật Onga trong “Người đàn bà phù phiếm” cưới chồng khi nàng chừng 20 tuổi, khi ấy chồng nàng ngoài 30 tuổi. Ở độ tuổi trẻ trung như vậy, không khó hiểu khi nhân vật dễ dàng bị cuốn hút vào cuộc sống phù phiếm, không nhận thức được đâu là giá trị thật, đâu là giá trị ảo. Nàng Anna (“Huân chương Anna nhị đẳng”) là một cô gái vừa tròn 18 tuổi, ở cái tuổi trẻ trung ngây thơ và khao khát yêu đương nhất, nàng quyết định gắn bó cả đời với viên chức 52 tuổi giàu có. Nàng Xôfia trong truyện “Vôlôđia lớn, Vôlôđia bé” và chồng có sự chênh lệch tuổi tác rất lớn: “nàng nhớ lại khi nàng mười tuổi, đại tá Iagich, người bây giờ là chồng nàng đã theo đuổi tán tỉnh người cô của nàng”[40,307]. Giờ đây, khi chồng nàng đã già thì Xôfia còn
rất trẻ đẹp. Anna trong “Người đàn bà có con chó nhỏ” cũng là một thiếu phụ trẻ lấy chồng khi mới 20 tuổi. Khi đến Ianta và gặp Gurôp, nàng mới 22 tuổi, vẫn trẻ trung và đầy khao khát, nàng đã tìm thấy hạnh phúc với cuộc tình bãi biển của mình. Nàng Anna trong truyện “Một chuyện tình yêu” cũng là một phụ nữ đã có gia đình những vẫn trẻ trung. Nàng không quá 22 tuổi, sống bên người chồng già tẻ nhạt. Cuộc sống nhàm chán khiến nàng thầm yêu Paven và khao khát tình yêu, tự do, hạnh phúc.
Không phải ngẫu nhiên mà Sêkhôp miêu tả nhân vật phụ nữ trong cuộc hôn nhân tri thức với những con số tuổi tác cụ thể như vậy. Ở lứa tuổi trên dưới 20, phụ nữ thường chưa có con. Họ suy nghĩ cho bản thân mình nhiều hơn, mang trong mình nhiều ước mơ, khao khát về cuộc sống hôn nhân. Ở tuổi trẻ trung đó, phụ nữ cũng dễ lý tưởng hóa hôn nhân. Do vậy, khi ước mơ va chạm với cuộc sống thực tế, họ dễ rơi vào khủng hoảng tâm lý, khao khát bứt ra càng mạnh mẽ, mãnh liệt. Sự chênh lệch tuổi tác quá lớn cũng có thể là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Chú trọng đến tuổi tác, Sêkhôp cũng thường miêu tả vẻ ngoài và cách sống của những bà vợ trong gia đình trí thức. Phần lớn họ là những phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp. Nàng Onga (“Người đàn bà phù phiếm”) mang vẻ đẹp tinh tế: “với bộ áo cưới, trông nàng như một cây hoa anh đào thon thả, mà khi mùa xuân về nở đầy hoa mềm dịu nắng trong”. Vẻ đẹp của nàng dịu dàng, nữ tính một cách thanh tao. Onga cũng là người biết cách lựa chọn trang phục cho mình, nàng và người thợ may “khéo léo chữa lại những bộ váy áo cũ”, “nhiều khi, từ những bộ váy áo cũ qua nhiều lần nhuộm, những đoạn vải, nhung, tơ, đăng ten… bỏ xó, người thợ may đã làm ra những bộ váy áo tuyệt đẹp, đáng thán phục, đẹp như trong mơ”. Trang phục của nàng khá cầu kì: “hai ống tay áo bồng lên, những cuộn vải vàng trên ngực và những đường sọc khác thường trên váy”… Việc quan tâm đến váy áo quá nhiều của Onga một mặt bộc lộ
tính cách thích thay đổi, coi trọng vẻ bề ngoài của nhân vật, nhưng mặt khác cũng cho thấy nàng ích kỉ, chỉ quan tâm đến bản thân mình.
Anya trong “Huân chương Anna nhị đẳng” cũng là một người phụ nữ biết tự làm đẹp. Trước khi lấy chồng, Anya sống cảnh túng thiếu, người cha nghiện ngập, bị lôi ra tòa, hai em đói rách không có ủng và giày bọc ngoài, thế nhưng nàng đã được khen là trẻ, đẹp và thanh nhã. Sau khi lấy chồng, Anya luôn nổi bật và vẻ đẹp của nàng càng trở bí ẩn, gây tò mò khi đi cạnh một ông chồng già. Anya luôn biết tận dụng và thể hiện khả năng thẩm mĩ được thừa hưởng từ mẹ: “Cũng như mẹ nàng, Anna biết lấy một chiếc áo cũ làm thành một chiếc áo mới, dùng xăng rửa bít tất tay, đi thuê bijoux về đeo”.
Cô tạo cho mình vẻ bề ngoài sang trọng không chỉ về phục trang mà còn từ cử chỉ, điệu bộ: “Anya biết lim dim đôi mắt, nói giọng đơn đớt như trẻ con, biết đứng ngồi trong tư thế đẹp mắt, biết say sưa hoan hỉ đúng vào lúc cần thiết, biết nhìn người ta một cách u buồn, bí ẩn. Còn của cha nàng thì nàng đã thừa hưởng được cái mầu sắc đậm đà của mái tóc và đôi mắt, cái tính sôi nổi và cái phong thái lúc nào cũng đỏm dáng…”[41,308]. Bước vào giới thượng lưu, Anna nhanh chóng hòa nhập và tạo phong thái quý bà thực thụ khiến người chồng cũng phải tự hào: “Ông đã mê mẩn trước sắc đẹp của nàng và vẻ đẹp lộng lẫy của cách phục sức tươi mát nhẹ nhàng của nàng”. Chỉ qua vài nét miêu tả, Sêkhôp đã tạo nên chân dung một người đàn bà dễ bị cuốn theo chiều gió của sự đua đòi, đánh mất nét đẹp ngây thơ ban đầu và dần trở nên ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến bản thân, dần quên đi trách nhiệm đối với gia đình.
Anna trong truyện ngắn “Người đàn bà có con chó nhỏ” cũng là một người phụ nữ trẻ đẹp, điều này toát ra ngay từ ấn tượng lần đầu tiên người khác trông thấy nàng: “Người đàn bà đội mũ bêrê ấy chậm rãi bước tới ngồi xuống bên chiếc bàn cạnh đó. Nhìn nét mặt, dáng đi, kiểu tóc và xống áo nàng mặc, có thể đoán được rằng nàng thuộc loại người khá giả, con nhà gia giáo,
đã có chồng và lần đầu tiên đến Ianta..”[40,473]. Ở nhân vật này, người ta nhận thấy vẻ đẹp nhã nhặn, cần được che chở “cái cổ thanh thanh yếu ớt, đôi mắt màu xám rất đẹp”… Đó là sự ngây thơ, trong trắng “nét rụt rè ngượng ngập trong tiếng cười, trong cách nói chuyện của nàng với người xa lạ”. Xinh đẹp đáng yêu như vậy, nhưng Anna đã không tìm thấy hạnh phúc trong cuộc hôn nhân của nàng. Sự cô đơn đã đưa nàng đến một cuộc tình bãi biển với những khao khát yêu đương, những hi vọng mong manh dễ vỡ.
Nàng Xôfia trong truyện “Vôlôđia lớn, Vôlôđia bé” sinh ra trong một gia đình tri thức: “Cha của Xôfia Lơvôpna trước kia là một bác sĩ quân y, cũng ở một trung đoàn với Iaghích”. Cũng như khi miêu tả chân dung những phụ nữ khác, Sêkhôp không quên nói về cách phục trang và vẻ ngoài của nàng: Khi gặp Ôlia, trang phục nàng đang mặc là “tà áo lông cừu”, “chiếc khăn dầy”. Khi Vlađimia đến, nàng mặc “chiếc váy dài màu hoa xiren mới may có viền lông rất đẹp”. Hàng ngày nàng “đi xe quanh phố và tối đến lại đòi chồng đưa đi dạo bằng xe tam mã”. Xôfia cũng rất trẻ đẹp nhưng cuộc sống hôn nhân gia đình hàng ngày của nàng dần rơi vào sự quẩn quanh, buồn tẻ.
Trong truyện ngắn “Một truyện tình yêu”, nhân vật người vợ, Anna Alếchxâyépna được giới thiệu khá chi tiết qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật “tôi”: “Nàng còn rất trẻ, tuổi khoảng quá 22, nửa năm trước đó, nàng sinh con đầu lòng”. Aliôkhin bị Anna cuốn hút ngay từ lần gặp đầu tiờn: “bõy giờ cũng khú núi rừ được rằng nàng cú gỡ đú thật khỏc thường mà thu hút tôi làm vậy, nhưng quả là trong bữa ăn hôm đó tất cả những điều ấy đó hiện ra rừ rệt, khụng thể nào cưỡng lại được; tụi đó được nhỡn thấy một phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp, phúc hậu, thông minh, có học thức, đáng yêu, trước đó tôi chưa hề gặp một người phụ nữ nào như thế;… hệt như khuôn mặt này, đôi mắt thông minh, lanh lợi, khoáng đạt ấy đã thấy từ thời thơ ấu,
trong cuốn anbom trên nóc chiếc tủ thấp của mẹ tôi”[41,328]. Đối với anh, đó là một “vẻ đẹp hoàn thiện và đôi mắt dịu dàng âu yếm”. Vẻ đẹp sang trọng của nàng bộc lộ qua những chi tiết nhỏ “bàn tay ngọc ngà, mềm mại”,
“tóc hung màu sáng”, “dáng vẻ yêu kiều”, nàng biết chơi dương cầm, piano và thỉnh thoảng đi xem hát. Một phụ nữ như vậy nhưng qua cảm nhận của nhân vật tôi dường như cũng không có được hạnh phúc gia đình: “Tôi”
không thể hiểu nổi “tại sao nàng lại đi lấy một người tẻ nhạt”, tại sao Anna lại gặp gỡ người đàn ông vô vị và có phần nhu nhược như vậy.
Trong những gia đình tri thức, Sêkhôp tập trung miêu tả chân dung những bà vợ từ ngoại hình, đến sở thích, lối sống và tính cách. Không phải ngẫu nhiên, Sêkhôp đặt tên cho nhiều truyện ngắn của mình là phụ nữ:
“Người đàn bà phù phiếm”, “Người đàn bà có con chó nhỏ”, “Huân chương Anna nhị đẳng”. Như nhiều nhà văn khác, Sêkhôp cũng rất quan tâm đến phụ nữ bởi họ có vai trò lớn trong hạnh phúc gia đình (Người Việt Nam có câu
“đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ”). Qua sự miêu tả của Sêkhôp, những người phụ nữ trong các gia đình trí thức rất trẻ trung, xinh đẹp, khéo léo nhưng dường như không mấy ai có được hạnh phúc trong hôn nhân.