CHƯƠNG 2. HÔN NHÂN VÀ NHỮNG BI KỊCH GIA ĐÌNH
2.2. Bi kịch hôn nhân nhàm tẻ
Hôn nhân không tình yêu có thể là điểm khởi đầu của rất nhiều bi kịch, song nếu hôn nhân xuất phát từ tình yêu thì chưa hẳn các nhân vật đã có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Bởi tình yêu và hôn nhân bao giờ cũng phải đối mặt với một hiện thực: đó là nhịp sống thường nhật hàng ngày. Có thể là những nỗi lo cơm áo gạo tiền giết chết tình yêu thi vị, đôi khi chính cái nhịp sống đều đều hàng ngày của hôn nhân với những sự việc lặp đi lặp lại cũng khiến cho tình yêu bị mài mòn, phai nhạt. Có thể nhận thấy sức mạnh của
“đời thường” trong nhiều tác phẩm của Sêkhôp như “Cuộc đấu súng”, “Thày giáo dạy văn”, “Câu chuyện tẻ nhạt”, “Chai rượu Sâmpanh”, “Vé trúng số”…
Sêkhôp là người hiểu sâu sắc bản chất của tình yêu “Với Sêkhôp, tình yêu không bao giờ chỉ là tình yêu. Tình yêu bao giờ cũng tượng trưng cho cái thật, cái đẹp, cái tốt của con người ”(Dẫn theo Phan Hồng Giang). Và ông cũng nhận ra sự mong manh dễ vỡ của nó. Năm ba lăm tuổi, trả lời một nhà báo ra sức
khuyên ông chấm dứt cuộc sống độc thân, Sêkhôp nói “Thì tôi sẽ lấy vợ nếu anh muốn điều đó. Nhưng điều kiện thế này: Cô ta phải ở Matxcơva còn tôi ở thôn quê, thỉnh thoảng lên thăm cô ta. Niềm hạnh phúc từ ngày này qua ngày khác, từ sáng đến tối tôi không thể chịu nổi. Khi mà ngày nào tôi cũng nghe đi nghe lại những lời giống nhau và giọng nói không đổi ấy thì tôi sẽ phát khùng lên…” [10, 257]. Vì hiểu và cảm nhận sâu sắc được sự mong manh của tình yêu nên trong truyện Sêkhôp chúng ta dễ dàng nhận thấy có nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ khi bước vào cuộc sống thường nhật. Sự đổ vỡ là khi ít nhất một trong hai người không cảm nhận được yêu thương nữa.
Trước hết, trong nhiều tác phẩm của mình, Sêkhôp đã khai thác những vấn đề lớn nhất mà bất cứ một cuộc hôn nhân nào cũng phải đối mặt: đó là những vấn đề cơm, áo, gạo tiền, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đây là kẻ thù lớn nhất của tình yêu, bởi khi nhân vật phải lo toan quá nhiều, dễ dẫn tới việc không còn cảm nhận được tình yêu thương đối với người khác.
Trong “Câu chuyện tẻ nhạt”, cuộc hôn nhân của vị giáo sư Nicôlai không phải đề tài chính, nhưng góp phần khẳng định sức nặng của những cái
“tầm thường, vụn vặt hàng ngày”. Một con người từng một thời vinh quang tên tuổi chói sáng, được ngưỡng mộ sâu sắc, vậy mà khi rơi vào cuộc sống vật chất tầm thường thì trở nên bất lực. Người vợ xinh đẹp, thông minh, có học thức thuở nào của ông bây giờ là người béo phục phịch, đần độn, vụng về bởi những lo lắng tủn mủn về miếng ăn, về nợ nần và thiếu thốn. Nỗi sợ hãi lớn nhất của ông là mỗi sáng sớm vợ đẩy cửa phòng vào làm như hỏi thăm ông về những nỗi đau đầu, mất ngủ nhưng kì thực là thông báo về tình trạng thiếu thốn của gia đình, về các khoản tiền cần tiêu, về giá dầu mới hạ hay giá đường mới tăng. Nếu như khi yêu, người bạn đời đẹp đẽ quyến rũ trong mắt kẻ tình si, thì khi bước vào cuộc sống hôn nhân, hình ảnh người vợ hoặc người chồng vô tình gắn với nỗi lo cơm áo gạo tiền đáng sợ, khiến con người
mệt mỏi, muốn trốn tránh. Bác thợ tiện trong truyện ngắn “Vận xấu” chịu bao cay cực của cuộc đời, đành chỉ biết tìm đến men rượu để quên rồi trút nỗi nhọc nhằn lên vai người vợ. Lão Đồng trong truyện “Cây vĩ cầm của Rothschild” phải tính toán cả cuộc đời, so đo thiệt hơn thua lỗ, quên hẳn sự hiện diện của người vợ bên cạnh mình. Có biết bao thảm kịch hôn nhân như vậy, lặng lẽ diễn ra dưới áp lực của dòng chảy cuộc đời.
Nếu như cuộc hôn nhân của giáo sư Nicôlai, lão Đồng, Iakov rơi vào bi kịch vì miếng cơm, manh áo, thì trong nhiều truyện ngắn khác của Sêkhôp, thoát khỏi lo toan vật chất, các nhân vật lại phải đối mặt với tấm lưới lùng nhùng của cuộc sống buồn tẻ, vô vị.
Truyện vừa “Cuộc đấu súng” của Sêkhôp đã rất tinh tế miêu tả những suy nghĩ cảm xúc thầm kín trong tâm hồn con người khi đã hết yêu. Laevski yêu một phụ nữ đã có chồng. Hai người bỏ trốn tới vùng Kapkaz với giấc mơ hạnh phúc. Mặc dù giữa họ chưa hề có giấy tờ hôn ước, chưa có đám cưới trong nhà thờ nhưng họ đã sống với nhau như vợ chồng. Từ đây, họ phải đối mặt với những vấn đề rất bình thường của cuộc sống gia đình, những điều khiến cho cuộc hôn nhân không còn màu hồng như khi mới yêu nhau. Laevski cảm nhận được sự lặp đi lặp lại của cuộc sống và sự nhạt nhẽo của hôn nhân
“Cũng bốc mùi bàn là, mùi phấn và mùi thuốc, cũng những chiếc lô quấn tóc buổi sáng và cũng những sự tự lừa dối…” “Phòng nàng lúc nào cũng ngột ngạt có cái mùi khó chịu của người bệnh – tất cả những cái đó, theo anh, đã phá vỡ ảo tưởng, chống lại tình yêu và hôn nhân”. Có thể giai đoạn đầu của tình yêu, người trong cuộc cảm thấy tình yêu là sức mạnh vô song và đặt kì vọng vào nó. Nhưng khi bước vào hôn nhân, những chuyện vặt vãnh hàng ngày có thể mài mòn tình cảm một cách âm thầm, đáng sợ. Chẳng bao lâu Laevski nhận thấy rằng mình không còn yêu Nadezd. Laevski tâm sự với bạn
“Sống với cô ấy thì tôi không thể: điều đó ngoài sức chịu đựng của tôi. Ngồi
với anh tôi còn triết lý, còn cười được, nhưng cứ về đến nhà là tôi hoàn toàn suy sụp. Tới mức, giá có ai bảo rằng tôi phải sống với cô ta thêm một tháng nữa , có lẽ tôi đến cho một phát đạn vào trán mất. Nhưng chia tay với cô ta cũng không được”. Anh nghi ngờ sự thành thật trong lời nói và việc làm của Nadezda, chán ghét những hành động, những chi tiết rất thường tình của nàng: quần áo chỉnh tề, đầu óc gọn gàng, uống cà phê, khuôn mặt tư lự. Thậm chí Laevski cảm thấy “đặc biệt không thích cái cổ để hở trắng ngần, mới tóc loăn xoăn sau gáy Nadezda Fedorovna”. Nếu như trong mắt của một người đang yêu thì đó hẳn là vẻ đẹp nữ tính cuốn hút. Trước đây, tình yêu với Nazezda là điều tốt đẹp giúp anh “thoát khỏi sự đơn điệu và trống rỗng của cuộc đời” nhưng sau hai năm chung sống, Laevski suy nghĩ hoàn toàn ngược lại: dám bỏ người phụ nữ đó và quay về Peterburg là có thể nhận được tất cả những thứ anh cần. Sự khinh ghét khiến Laevski quyết định phải đi, phải rời bỏ Nadezda ngay lập tức: “Tình yêu không thể kéo dài lâu đựơc”. Cuộc sống nhàm chán, tẻ nhạt đã khiến cho cuộc cuộc sống gia đình của hai nhân vật chính trở nên chông chênh, tiến tới bờ vực đổ vỡ.
Cũng như vậy, “Chai rượu sâm banh” là tâm sự của anh trưởng ga xép tuyến đường Tây- Nam về cuộc sống và hôn nhân buồn tẻ. Tuổi trẻ của anh đã tiêu mà không đáng một đồng trinh. Hằng ngày phải gặm nhấm nỗi buồn tẻ anh chẳng biết làm gì ngoài lấy vợ để giải khuây. Thế nhưng cuộc sống gia đình vẫn không vượt qua được sự buồn tẻ của xứ xở xa xôi “thảo nguyên có tác động như một thứ nghĩa địa heo hút”. Không gian sống hoang vu, tù túng:
“Về mùa hè với vẻ yên tĩnh nghiêm trang, tiếng côn trùng đơn điệu rên rỉ, ánh trăng trong tỏa xuống khắp nơi không sao tránh được – thảo nguyên gợi cho tôi một nỗi buồn khắc khoải, còn mùa đông thì cái màu trắng tinh khiết của nó, chân trời xa lạnh lẽo, những đêm dài và tiếng chó rú đã làm lòng tôi nặng trĩu như một cơn ác mộng”[41,46]. Cuộc sống buồn chán tới mức chỉ một
chai rượu bình thường cũng khiến cho mọi người “vui mừng phấp phỏm”.
Hôn nhân là nơi bám víu của một tâm hồn sắp suy kiệt, mòn mỏi. Nhưng rồi anh lại trút nỗi buồn rầu bực dọc vô cớ lên người vợ đáng thương. Không biết làm gì thay đổi cuộc sống ấy, anh ta chỉ biết bực dọc, căm ghét và ngoại tình với bà cô. Hôn nhân không thể giải thoát con người khỏi tấm lưới lùng nhùng của sự buồn tẻ vô vị. Sêkhôp bảy tỏ cảm thông với những cuộc sống dật dờ, mòn mỏi, sống không ra sống. Ấn sau đó là nỗi niềm xót xa của tác giả đối với với những nhân cách đang bị xói mòn giữa cuộc sống đời thường.
Ngay cả khi nhân vật thỏa mãn với cuộc sống gia đình của mình như hai vợ chồng nhân vật chính trong câu chuyện “Vé trúng số”, cũng có những lúc nhìn lại cuộc hôn nhân nhàm tẻ và thất vọng. Vỡ mộng về tấm vé số, bao nhiêu mộng ước của họ tan biến. Lúc này, trở lại cuộc sống hôn nhân của mình, hai vợ chồng mới nhận ra nó buồn tẻ như thế nào: “Ngay lúc đó, cả Ivan lẫn vợ ông đều cảm thấy rằng những căn buồng của họ tối tăm, chật hẹp, thấp bé, rằng bữa tối vừa ăn chẳng làm họ no mà chỉ thêm cồn cào trong dạ dày, rằng những buổi tối này sao mà dài lê thê và buồn đến thế…”[50,87]. Không phải cuộc sống nghèo giản dị, mà cái sự “lê thê”
hàng ngày đã khiến nhân vật phút chốc cảm thấy ngột ngạt. Nhân vật đã phát bẳn lên: “Đặt chân vào đâu cũng thấy rác lộn, rác rưởi đầy ra! Các phòng có dễ không bao giờ được quét! Đến phải bỏ cái nhà này mà đi thôi, quỷ tha ma bắt tôi đi rồi! Bỏ nhà mà đi rồi treo cổ lên cành dương nào cho xong!”[50,88]. Nhân vật của Sêkhôp chưa tìm được giải pháp thay đổi, kết thúc truyện là lời cáu bẳn của nhân vật nhưng bên trong đó là khao khát thoát ra khỏi vỏ bọc ngạt thở của cuộc sống. Với ngòi bút sắc sảo, chân thực, Sêkhôp đã phát hiện ra rằng những điều tường vặt vãnh hóa ra lại không hề nhỏ bé, nó có thể cuốn phăng cuộc hôn nhân vào bờ biển tẻ nhạt không lối thoát, nó có thể làm mất đi thứ tình cảm tốt đẹp. Trong một bức
thư gửi cụ A. X. Xuvơrin, Sêkhôp có viết: “không có gì tẻ nhạt và ít thi vị hơn là cuộc vật lộn vô vị để kiếm sống: nó phá tan niềm vui trong cuộc đời và đẩy người ta vào trạng thái dửng dưng đờ đẫn”.
Nếu không biết giữ gìn, hôn nhân khi đối mặt với cuộc sống thường nhật dễ mất đi hạnh phúc. Nhưng Sêkhôp cũng lưu ý người đọc: hạnh phúc đều đều, lặp lại từ ngày này sang ngày khác, đến một lúc nào đó trở thành thứ hạnh phúc luẩn quẩn khiến con người phát điên, muốn thoát khỏi nó. Hạnh phúc đó không còn nguyên giá trị nữa, mà bất ngờ trở thành bi kịch. Đó là hạnh phúc của nhân vật Nikitin trong “Thày giáo dạy văn”.
Với truyện ngắn “Thày giáo dạy văn”, Sêkhôp đã miêu tả những thay đổi tâm lý hết sức tinh vi của nhân vật Likitin khi nhận thức ý nghĩa của cuộc hôn nhân trong dòng chảy cuộc đời. Khi nhân vật đang yêu, những thứ tầm thường có thể trở nên lung linh huyền ảo: “Anh cảm thấy vô cùng sung sướng, dường như mặt đất, bầu trời và ánh đèn trong thành phố, cái bóng dáng đen đen cùa nhà máy bia, tất cả như hòa vào trong mắt anh thành một cái gì rất đẹp, rất dịu dàng và anh thấy con ngựa anh cưỡi đang bơi trong không trung những muốn vươn lên bầu trời đỏ rực vì ráng chiều…”, “từ ngày Nikitin mê Manhiuxia thì cái gì ở nhà Selextov anh cũng thích: ngôi nhà, vườn tược, bữa trà tối, những chiếc ghế đàn…”.
Nikitin cảm thấy niềm hạnh phúc viên mãn khi cưới Manhiuxia. Nhân vật đã thể hiện tình cảm không giấu giếm: “Từ nhà trường trung học, Nikitin đi dạy các buổi dạy tư và cuối cùng lúc sáu giờ khi anh quay về nhà thì lòng tràn ngập một niềm vui và hồi hộp dường như anh đã vắng nhà cả năm.
Anh chạy lên thang gác, tìm được Manhiuxia, ôm hôn vợ và thề rằng yêu cô ta, rằng không thể sống thiếu cô ta, rằng anh nhớ cô ta lắm và hỏi vợ có khỏe không, và tại sao gương mặt nàng lại có vẻ không vui…”, “anh không ngừng quan sát xem Manhiuxia khôn ngoan và đảm đang của anh đã xây tổ
ấm như thế nào”[41,330]. Thậm chí đối với anh, bất cứ câu nói nào của vợ cũng đúng đắn, phi thường, tuyệt diệu, tính cách gàn dở của vợ cũng trở nên đáng yêu. Chẳng bao lâu, Thày giáo dạy văn lại hòa vào nhịp sống thường nhật: chấm thi, thi tuyển sinh, dạy tư, thậm chí sau cái chết của Ippolit thì “trong suốt cả học kì không có sự kiện gì đặc biệt xảy ra”. Thế rồi, chính bản thân nhân vật nhận ra cuộc sống nhàm tẻ với niềm hạnh phúc đơn điệu:
“Anh thấy đầu mình to vả rỗng như cái vựa thóc và trong đó đang lởn vởn những ý nghĩ mới, đặc biệt giống như những cái bóng đen dài. Anh nghĩ rằng ngoài cái ánh sáng đèn dịu dàng mỉm cười với cái hạnh phúc gia đình êm ái, ngoài cái thế giới cỏn con ấy trong đó anh và con mèo kia sống rất êm ái và ngọt ngào hãy còn một thế giới khác… Và anh thấy thiết tha muốn đến với cái thế giới khác ấy… Anh muốn có một việc gì có thể xâm chiếm anh đến mức quên đi cả bản thân mình, đến mức phải thờ ơ với hạnh phúc cá nhân và những cảm giác về điều này đã quá đơn điệu đi rồi”. Hạnh phúc hôn nhân gia đình là điều thiêng liêng, đẹp đẽ. Nhưng ở đây Sêkhôp đã khai thác khía cạnh khác của hạnh phúc, thứ hạnh phúc đơn điệu tầm thường có thể bó hẹp con người trong cuộc sống của riêng mỉnh mà quên đi những điều lớn lao. Khi nhân vật nhận thức được cuộc sống tầm thường của mình cũng là lúc cuộc hôn nhân của anh trở nên bất ổn. Nó tác động trực tiếp lên tình cảm nhân vật đối với vợ, người vợ mà anh yêu quý bỗng trở nên đáng ghét: “Nỗi giận dữ nặng nề, giống như cái búa dậm lên tâm hồn anh. Bỗng dưng anh muốn nói với Manhiuxia một cái gì đó thô bạo, thậm chí anh muốn bật dậy và đánh nàng…”[41,331]. Manhiuxia trở thành một phần của cuộc sống khiến Nikitin chán nản, muốn phá vỡ nó.
Cuối truyện là sự day dứt của Nikitin: “Lạy Chúa, tôi ở đâu thế này?
Chung quanh tôi tất cả đều tầm thường, ti tiện. Những con người tầm thường, buồn tẻ, những chum kem, những bình sữa, những con gián, những mụ đàn bà
đần độn, không có gì đáng sợ hơn, dễ nhục hơn, buồn chán hơn cái tầm thường. Phải trốn khỏi nơi đây, trốn khỏi hôm nay nếu không tôi sẽ phát điên lên mất!”[42,357]. Nhân vật đã nhận ra cuộc sống tầm thường, ti tiện quanh mình lấp sau cái gọi là “hạnh phúc ngọt ngào”. M.Gorki đã tinh tường nhận thấy: “Khụng ai hiểu được một cỏch rừ ràng và tinh tế cho bằng Antụn Paplôvích cái chất bi kịch của những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống, trước anh chưa hề có ai vẽ ra được trước mắt người đời một cách chân xác đến tàn nhẫn như vậy cỏi cảnh nhục nhó đỏng buồn của đời họ trong cừi hỗn mang tối tăm của cuộc sống trưởng giả hàng ngày”. Đời thường trong truyện Sêkhôp trở thành bãi lầy mà khi nhân vật sa vào thì không thể nào thoát khỏi, đánh mất hết những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách và tâm hồn, nó giết chết hạnh phúc trong cuộc sống gia đình.
Tình yêu vốn dĩ là thứ mong manh, tinh tế, trong sự tầm thường tẻ nhạt của cuộc sống hôn nhân càng dễ dàng đổ vỡ bởi rất nhiều lý do thường nhật.
Bi kịch hôn nhân trong truyện Sêkhôp giúp người đọc nhận thức được sức mạnh của cái “tầm thường hàng ngày”. Đây là điều mà tác giả ý thức rất sâu sắc từ cuộc sống quanh mình. Sêkhôp vốn sinh ra bên bờ biển tiểu Azov, tại một thị trấn huyện, hẻo lánh vào thời kỳ đó và chắc chắn đặc tính của xứ sở buồn bã đó đã tạo điều kiện không ít cho tính đa sầu bẩm sinh của ông.
Khụng ai hiểu mụt cỏch rừ ràng và tinh tế bằng Sờkhụp chất bi kịch của những chuyện vặt vãnh trong cuộc sống. Trong cái thực tại thường nhật xoàng xĩnh ấy, trong cuộc sống đơn sơ nghèo nàn lặp đi lặp lại bất tận ấy, nhà văn phát hiện cơ man nào những vấn đề không bé nhỏ tí nào làm hiển lộ “chất bi của đời thường lẩn khuất khỏi con mắt nhiều người”. Cuộc đời thực ấy, đã đi vào tác phẩm của Sêkhôp một cách tự nhiên với thần thái riêng. Có thể nói