Bi kịch hôn nhân không tình yêu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hôn nhân trong truyện Sêkhôp (Trang 41 - 51)

CHƯƠNG 2. HÔN NHÂN VÀ NHỮNG BI KỊCH GIA ĐÌNH

2.1. Bi kịch hôn nhân không tình yêu

Một trong những nguyên nhân lớn đẩy nhân vật của Sêkhôp tới bi kịch hôn nhân không tình yêu là tâm lý nô lệ của chính họ. “Thói tật nô lệ” là đề tài thường láy đi láy lại trong nhiều truyện của Sêkhôp, được nhà văn khắc họa bằng nhiều dạng thức khác nhau. Đó là sự chấp nhận, cam chịu hoàn cảnh mà tiến tới cuộc hôn nhân không mong muốn; hoặc vì thỏa mãn nhu cầu vật chất, để cho nhu cầu đó điều khiển cuộc sống và quyết định hôn nhân của mình.

Nhiều nhân vật trong truyện Sêkhôp bị đẩy vào những cuộc hôn nhân do bố mẹ, gia đình, thậm chí người ngoài không thân thích sắp đặt. Họ không được lựa chọn đối tượng kết hôn, đó thường là người họ không yêu, thậm chí chưa một lần gặp mặt trước đó. Đứng trước tình cảnh đó, các nhân vật của Sêkhôp không hề phản kháng, họ coi đó là điều tự nhiên, hết sức thường tình.

Cũng có nhân vật ý thức được tình cảm của mình và phản kháng, nhưng mức độ phản kháng yếu ớt và rồi cũng đi theo vết xe vạch sẵn đó.

Trong truyện của Sêkhôp, không ít những cuộc hôn nhân không tình yêu là do phụ nữ bị ép cưới, gả bán. Chị bếp trong truyện “Chị bếp lấy chồng

phải lấy chồng chỉ vì người vú già và bà chủ cảm thấy chị cần phải lấy chồng, cuộc hôn nhân đó được mẹ của Gơrêgoa tác hợp, hoàn toàn không từ phía chị bếp. Tác phẩm không miêu tả đời sống hôn nhân mà tập trung khắc họa tâm lý người phụ nữ trước cuộc hôn nhân. Cô gái trẻ không mong muốn cuộc hôn nhân này: “Tôi thì tôi nhất định không lấy hắn đâu. Chắc chắn là không lấy hắn đâu!”[40,72]. Mặc dù đã có lúc cương quyết từ chối cuộc hôn nhân này, nhưng cuối cùng nhân vật cũng chấp nhận: “Đến khi lên xe theo chồng, khuôn mặt chị Pêlađi bỗng nhăn héo lại và òa lên khóc nức nở”[40,77]. Phía sau những giọt nước mắt là bao nhiêu nỗi đau đớn của một kiếp đàn bà. Đó là phản ứng bất lực của Pêlađi khi hôn nhân của mình bị người khác định đoạt.

Cậu bé Giơrêgoa không thể hiểu tại sao người ta có quyền dựng vợ gả chồng cho người khác, tại sao không để chị tự quyết định hạnh phúc cho mình. Về phía người chồng, anh ta tự cho phép mình quyền trục lợi từ cuộc hôn nhân, quyền quản lý và kiểm soát vợ, anh ta bòn những đồng rúp mà chị bếp làm công bấy lâu nay: “bà hãy làm ơn cho tôi nhận trước sơ sơ bốn hay năm rúp về khoản tiền công của vợ tôi. Tôi cần phải mua một cái vòng mới cho con ngựa”[40,80]. Mặc dù đoạn đối thoại của nhân vật người chồng được Sêkhôp đưa vào rất ngắn nhưng đã hé mở con đường hôn nhân mà nhân vật “Chị bếp”

sẽ đi, con đường không mấy sáng sủa.

Masenka, Xôphia, Varvara trong truyện ngắn “Những người đàn bà

đều bị ép gả lấy những người chồng không cho ra tấm chồng. Trong câu chuyện của Mátxây, Vaxia lấy Masenka chỉ vì bà mẹ liệt cả hai chân và trong nhà cần người nội trợ. Cuộc hôn nhân đó diễn ra chóng vánh “Bà cho gọi mối lái đến, năm lần bảy lượt hai bà nói chuyện với nhau thì Vaxia đi xem mặt các cô dâu. Anh ta định hỏi cô Masenka, con gái bà góa Xamakhovalikha. Chả

phải nghĩ ngợi gì lâu, mọi người đều ưng thuận và chỉ trong vòng một tuần, mọi việc phải chuẩn bị đều làm xong”[50,287]. Masenka lấy một người mình không hề yêu: “em lấy anh ta cũng chả phải tự nguyện. Mẹ em bắt, thế thôi!”. Trong mối quan hệ vợ chồng của họ, chỉ có sự căm ghét và ghê sợ. Đối với Masenka, thái độ và tình cảm của cô đối với anh chồng Vaxia rất rừ ràng: “Em chưa bao giờ yờu anh ta cả”. Khi người chồng đi lớnh, cụ gái trẻ đã nảy sinh tình cảm với người hàng xóm tốt bụng Mátxây, đắm chìm trong tình yêu mà cô cho là đích thực. Đến khi người chồng trở về, Masenka càng ý thức về tình cảm của mình, cô một mực từ chối chồng bởi không thể sống với người mà cô không yêu: “Masenka đứng gần lò sưởi lắp bắp nói “Tôi không phải là vợ anh, tôi không muốn sống với anh”. Sự phản kháng mạnh mẽ quyết liệt khi cô phủ nhận cuộc hôn nhân của mình:

“Em không thể sống với cái thằng tởm lợm đấy đâu, em không đủ sức chịu đựng nữa đâu! Nếu anh không yêu em thì thà giết quách em đi còn hơn”[50,296]. Không chỉ không yêu, Masenka ghê sợ chồng, cảm thấy đó là sự “chịu đựng”, “tởm lợm”. Sự căm ghét của nhân vật lên tới đỉnh điểm bằng việc đầu độc chồng để giải thoát bản thân khỏi sự đày ải tinh thần.

Acxinhim và Lipa lấy nhau đơn giản vì tục lệ, họ chấp nhận để gia đình đặt đâu ngồi đấy. Lipa vốn sinh ra trong một gia đình nghèo nên phải đi làm công nhật, cũng giống như mẹ của cô, Lipa cho rằng hôn nhân là số phận, cô nghe lời mẹ “Ai cũng phải lấy chồng con ạ! Chuyện này không phải do mình định đoạt mà được!”. Lipa ngây thơ, trong sáng bước vào hôn nhân đầy ngỡ ngàng “cô như người mới hồi tỉnh sau cơn ngất, mắt ngơ ngác và không hiểu gì cả”. Thậm chí khi chồng đi xa, Lipa vui mừng khôn xiết: “Chồng vừa mới ra khỏi sân, Lipa đã biến đổi hẳn, cô đột nhiên vui vẻ hẳn lên”[41,587]. Sau đám cưới, chồng đi xa, hôn nhân chỉ là cái cớ để Lipa trở thành người nhà lão Sưbukin, bị bóc lột hết sức lao động, cống hiến sức lực cho gia đình này như

một nô lệ. Cuộc đời trở nên đáng buồn hơn khi cô kết hôn và bước chân vào gia đình gã con buôn Sưbukin, khi nhận ra bản chất của gia đình mới này, của những người sống quanh mình, Lipa chỉ biết oán trách mẹ: “Sao mẹ lại gả con vào chốn này hả mẹ?”. Gia đình nhà chồng trở thành mối hiểm họa, cuộc hôn nhân trở thành điểm khởi đầu cho những đau khổ về thể xác cũng như bi kịch tinh thần của cô gái trẻ, lương thiện và trong sáng.

Đa phần các nhân vật bị ép gả hôn nhân trong truyện của Sêkhôp là những người phụ nữ. Theo tập tục phong kiến, khi có người đến mối lái, bố mẹ, người thân của họ sẽ quyết định việc hôn thú. Thế nhưng không chỉ có phụ nữ, trong tác phẩm của mình, Sêkhôp cũng viết về hôn nhân của các nhân vật nam. Họ có thể không bị ép gả nhưng họ cũng nằm trong guồng quay tập tục ấy, họ cũng chấp nhận mọi sự sắp đặt một cách thụ động. Anhixim lấy vợ vì “chiều ý bố và dì vì tục lệ trong làng là con trai phải lấy vợ để trong nhà có thêm người giúp đỡ”. Bản thân Anhixin – chồng cô - không hề yêu Lipa, thậm chí hôn nhân không chút ảnh hưởng gì tới cuộc đời gã: “Gã không tỏ vẻ thích thú vì sắp cưới vợ, cưới ngay tức thì trong tuần đầu sau lễ phục sinh, gã cũng chẳng buồn đến thăm vợ chưa cưới mà chỉ độc có huýt sáo”, “chẳng hiểu sao gã lại không nhớ nữa, gã đã hoàn toàn quên hẳn chuyện đám cưới”[41,558]. Một số nhân vật nam khác của Sêkhôp kết hôn từ khi rất trẻ, chấp nhận sự sắp đặt của gia đình. Nhân vật chính Gurốp cũng không hề có tình cảm với vợ: “Gia đình cưới vợ cho anh rất sớm, từ khi anh còn là sinh viên năm thứ hai, và bây giờ vợ anh trông già hơn anh đến hàng chục tuổi”[41,579]. Gurốp đối với vợ, luôn cảm thấy nàng hẹp hòi, thiển cận và thô kệch, thậm chí anh sợ vợ và không thích ở nhà nhiều. Nhân vật đến với hôn nhân quá sớm một cách thụ động, không tìm thấy hạnh phúc hay sự đồng cảm với bạn đời của mình. Người chồng trong “Chai rượu sâmpanh” cũng cưới vợ từ khi chưa nhận thức đầy đủ về trạng thái của mình. Đối với anh ta, người vợ

xấu xí và nhạt nhẽo: “Thành thật mà nói không cần giấu giếm gì là mình không yêu vợ”, “mình lấy cô ta khi ít tuổi”, “bây giờ mình còn đang trẻ trung tráng kiện thì cô ta gầy gò đi…”, “mình còn chịu đựng được cô ta những không yêu… Chưa từng biết đến tình yêu, ngày trước cũng như hôm nay…”.

Cuộc hôn nhân chỉ còn là “chịu đựng” giống như việc anh ta đang chịu đựng cuộc sống buồn tẻ ở ga xép xa xôi đó.

Như vậy, những người phụ nữ như Masenka, Lipa, Pêlađi… đều bị những hủ tục tàn dư của xã hội đẩy vào bất hạnh. Điều quan trọng là Sêkhôp đã nhìn nhận thấy, khi những hủ tục này áp đặt nên cuộc sống hôn nhân, không chỉ người phụ nữ - người bị ép gả - mà bản thân những người đàn ông cũng là nạn nhân. Các nhân vật nam có thể không chịu nhiều áp lực như các nhân vật nữ, họ cũng không bị rơi vào bi kịch đau khổ như phụ nữ, nhưng bản thân họ cũng không hạnh phúc. Tựu trung lại, bi kịch gia đình khởi đầu từ việc những nhân vật của Sêkhôp đã chấp nhận hôn nhân sắp đặt như một lẽ thường tình, tự nhiên hoặc cho rằng đó là số phận và không nghĩ đến chuyện phản kháng lại để bảo vệ hạnh phúc của mình.

Một số nhân vật khác của Sêkhôp bước vào hôn nhân không cần tình yêu, họ không bị gia đình ép buộc mà bản thân hoàn toàn tự nguyện, vì khát vọng thay đổi cuộc sống nghèo hèn hiện tại. Bằng cách này, vô hình chung họ trở thành nô lệ của vật chất, bán rẻ hạnh phúc cá nhân vì nhu cầu vật chất.

Varvara (“Những người đàn bà”) ý thức rất rừ mỡnh lấy chồng vỡ điều gì: “Hồi còn con gái em ăn không đủ no, chân không giày không tất, thoát khỏi những ngày khổ cực đó, ham cái giàu sang của Alioska, em lại rơi vào cái cảnh trói buộc này, như cá mắc vào nơm”[41,200]. Cuộc sống cơ cực và thiếu thốn khiến người phụ nữ này tưởng như có thể đánh đổi tất cả để có một cuộc sống đầy đủ. Nhưng chính điều này đã khiến cô gái trẻ phải trả một cái giá đắt, cô nhận ra sống bên cạnh người chồng mình không yêu mới thật sự là

bi kịch, bi kịch rất khó giải thoát. Trong khi các nhân vật nam khác đánh giá Masenka thậm tệ, thì hai người phụ nữ trong gia đình Điuđia - Varvara và Xôfia - hết sức đồng cảm. Bởi họ cũng đang ở trong hoàn cảnh như thế, sống với người chồng mà mình căm ghét. Đối với Varvara: “thà cứ để cho sấm sét nó đánh chết đi còn hơn là sống mãi thế này. Em thì còn trẻ, khỏe, mà chồng em thì gù lưng, tởm lợm, cay nghiệt, còn tồi hơn cả lão Điuđia đáng nguyền rủa kia nữa”,“em thấy em nằm với một con rắn độc còn dễ chịu hơn nằm với gã Alioska ghẻ lở”[41,200]. Tình cảnh của Xôfia đáng thương hơn, người phụ nữ này chọn cách cam chịu: “Anh Phêđor của chị đã đuổi chị từ xưởng máy về nhà với bố, còn mình thì kiếm một cô nhân tình; con của chị thì anh ta tước mất rồi gán đi ở đợ cho một ông chủ. Chị thì làm quần quật như trâu như ngựa, mà vẫn cứ bị chửi mắng”, “ thà cứ ở vậy suốt đời còn hơn, thà cứ lấy dăm hào chỉ của bọn linh mục, chìa tay đi ăn xin, lao đầu xuống giếng còn hơn”[41,201]. Các nhân vật của Sêkhôp trong “Những người đàn bà” đều ý thức rất rừ hoàn cảnh của mỡnh. Bi kịch hiện tại của họ khụng do thiếu thốn vật chất, mà xuất phát từ sự thiếu thốn tình cảm trong hôn nhân, khi cuộc sống gia đình rơi vào bế tắc, họ bất chấp tất cả mọi rủi ro xảy ra.

Nàng Anna trong truyện “Huân chương Anna nhị đẳng” đã mang cuộc đời và hạnh phúc của mình ra đánh đổi, chấp nhân cưới một ông chồng giàu

“luống tuổi và vô vị” những mong giúp mình và gia đình thoát khỏi cái nghèo. Anna đã rất trăn trở về hoàn cảnh của mình: “Khi mẹ nàng mất đi, ông Piort Leontyits cha nàng, vốn là thầy dạy viết tập và tập vẽ ở trường tiểu học quay ra uống rượu, thế là túng thiếu”, “hai thằng em không có ủng, không có giày bọc ngoài mà đi”. Nàng xấu hổ về cái nghèo đó “nàng cứ có cảm giác là thiên hạ đều trông thấy chiếc mũ rẻ tiền của nàng và những lỗ thủng trên đôi giày”, “rồi đêm đêm nàng cứ nằm khóc và không sao rút khỏi cái ý nghĩ đầy lo âu đang ám ảnh nàng”. Anna lấy Modext “tuy chẳng trẻ trung tuấn tú gì

nhưng có tiền”, “ông ta có khoảng mười vạn rúp gửi ngân hàng và có một trang viên của ông cha để lại, mà ông đã đem phát canh để thu lệ”. Hôn nhân chỉ là cầu nối Anna thoát khỏi cuộc sống chật vật hiện tại, bước vào xã hội thượng lưu. Trong cuộc hôn nhân đó, những cung bậc cảm xúc của Anna đối với chồng thay đổi từ ghê sợ sang khinh bỉ, tuyệt nhiên không có chút thương yêu. Tất cả cảm giác của nàng ngay sau đám cưới là sự kinh sợ: “Nàng bồi hồi nghĩ rằng con người này bất cứ lúc nào cũng có thể đứa đôi môi dày mọng ươn ướt kia ra hôn mình và nàng không có quyền khước từ ông ta cái việc ấy nữa. Những cử động mềm nhũn của cái thân thể phục phịch kia làm cho nàng phát sợ lên, nàng thấy vừa kinh hãi vừa ghê tởm”. Anna khiếp sợ chồng tới mức khi nghe ông ta nói nàng “sợ quá không ăn được, thường khi rời bàn ăn đứng dậy nàng vẫn còn đói”. Ở bên chồng, Anna mỉm cười gượng gạo, giả vờ thích thú khi ông ta vuốt ve và ôm ấp “một cách khả ố khiến nàng rợn cả người lên”. Sau này, khi nàng đã có chỗ đứng và được trọng vọng trong tầng lớp thượng lưu, không còn sợ chồng nữa thì cảm xúc còn lại là khinh bỉ:

“Bây giờ trước mặt nàng, ông ta cũng đứng im với cái vẻ xiểm nịnh, ngọt ngào, khúm núm một cách tôi đòi mà nàng quen thấy ở ông ta khi đứng trước những kẻ quyền quý và có thế lực, và lòng vừa hoan hỉ vừa phẫn uất, khinh bỉ, biết chắc rằng chẳng ụng chồng nào dỏm làm gỡ mỡnh, nàng núi rừ từng tiếng một:

- Cút đi cho rảnh, đồ ngu! ”

Từ đầu đến cuối, cuộc hôn nhân không hề có tình yêu, trách nhiệm hay sự đồng cảm, những điều tưởng chừng như thiết yếu nhất. Hôn nhân của Anna chỉ có giá trị bởi những tờ khế ước. Lấy chồng vì muốn giúp đỡ gia đình, song, khi bước vào cuộc sống vật chất, nàng nhanh chóng bị cuốn theo nó, trượt dài trong đó và đánh mất những giá trị tình cảm thiêng liêng.

Nhân vật Nicôlai trong truyện “Khóm phúc bồn tử” cũng chủ động lựa chọn hôn nhân vì khát khao cuộc sống vật chất tầm thường. Hắn cưới một người đàn bà góa chồng luống tuổi, xấu xí nhưng nhiều tiền, sau đó đầy đọa cho vợ chết để độc chiếm của cải. Nicôlai đã đánh mất hạnh phúc và nhân phẩm chỉ vì khao khát thỏa mãn nhu cầu vật chất, làm nô lệ cho dục vọng vật chất, tiện nghi.

Một biến tướng của thói tật nô lệ là nỗi sợ hãi, sự bạc nhược khi quyết định vấn đề hôn nhân. Nó khiến cho con người phụ thuộc vào hoàn cảnh, để mặc cho điều kiện khách quan bên ngoài chi phối hạnh phúc cả đời của mình.

Trong truyện ngắn “Vôlôđia lớn và Vôlôđia bé”, nỗi sợ hãi tuổi trẻ qua đi và lòng tự ái lớn đã đẩy Xôphia nhắm mắt bước vào cuộc hôn nhân không tình yêu. Tình cảm của Ôlia đối với chồng trải qua những cung bậc phức tạp.

Trước khi lấy Iagich, nàng đã yêu Vôlôđia bé đến say mê, điên dại. Khi tiến tới hôn nhân, Ôlia tự lừa dối bản thân rằng mình yêu chồng: “Đến hôm nay, lúc ngồi trong quán ăn ở ngoại ô, cuối cùng nàng mới thấy tin rằng mình đang yêu chồng một cách say mê”, rằng chồng mặc dù già 54 tuổi, hơn cha nàng hai tuổi, nhưng vẫn rất nhanh nhẹn, hoạt bát, có duyên và “các ông già còn nghìn lần hấp dẫn hơn là cánh trẻ.” Thế nhưng cảm xúc ấy thoáng qua rất nhanh, ễlia khụng thể tự lừa dối bản thõn: “Và đến lỳc này, nàng đó thấy rừ nàng không yêu và không thể yêu chồng, rằng tất cả điều đó chỉ là một sự kì cục, xuẩn ngốc”, “nếu nàng đã có thể hình dung ra trước được sau khi lấy chồng nàng phải lâm vào cảnh sống nặng nề, xấu xa, ghê sợ như thế này thì nàng đã không thể nào ưng thuận kết hôn với Iagich, cho dù có được hưởng một thú vui nào đi nữa trên cuộc đời này”. Hôn nhân hiện tại trở thành “lỗi lầm bất hạnh” mà cô gái trẻ phải “cam chịu”. Nhân vật vô trách nhiệm đối với chính hạnh phúc hôn nhân của bản thân mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hôn nhân trong truyện Sêkhôp (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w