Bi kịch bừng tỉnh muộn màng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hôn nhân trong truyện Sêkhôp (Trang 67 - 79)

CHƯƠNG 2. HÔN NHÂN VÀ NHỮNG BI KỊCH GIA ĐÌNH

2.4. Bi kịch bừng tỉnh muộn màng

Viết về cuộc sống hàng ngày, truyện của Sêkhôp thường không có sự kiện biến cố gì lớn. Cốt truyện ít hành động dường như không có xung đột kịch tính bên ngoài, các mối liên hệ bên trong mang ý nghĩa cảm xúc mới đóng vai trò lớn trong diễn biến của truyện. Hầu hết các tác phẩm của Sêkhôp đều coi trọng việc miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật, đặc biệt thời điểm nhõn vật gặp một sự kiện tõm lý nào đú và bất ngờ nhận thức rừ ràng hơn về cuộc sống của mình. Không ít nhân vật của Sêkhôp có thời gian suy nghĩ lại về cuộc hôn nhân mình, nhưng thường thì khi biết đúng sai, mọi chuyện đã muộn màng.

“Bừng tỉnh” là trạng thái tâm lý gắn với vấn đề thức tỉnh ý thức con người. Nhân vật bừng tỉnh khỏi nhịp sống cố hữu của nó nhờ tác động của các sự kiện tâm lý. Đó có thể là bừng tỉnh trước sự thật không thể cứu vãn được hoặc bừng tỉnh ý thức về cuộc sống với những hi vọng mơ hồ mong manh dễ vỡ.

Trong truyện của Sêkhôp, không ít nhân vật như Iakov (Cây vĩ cầm của Rothschild), Onga (Người đàn bà phù phiếm), bác thợ tiện Ghêgoa (Vận xấu), người vợ (Đêm Nôen),…rơi vào một cú sốc tâm lý, giây phút đó họ chợt nhận ra những giá trị hôn nhân tốt đẹp của mình. Nhưng những chấn động ấy thường gắn với cái chết của người thân nên thời điểm nhận ra hạnh phúc bên cạnh mình cũng là thời điểm hạnh phúc đó biến mất.

Nỗi đau mất người thân bao giờ cũng khiến con người rơi vào tình trạng mất cân bằng về tâm lý. Nó có thể tác động tới ý thức của nhân vật, khiến họ “bừng tỉnh” trong nhật thức đời thường. Người đọc không thể quên tiếng hét chói chang của người thiếu phụ trong “Đêm Noen”. Đó là tiếng hét phản kháng của người đàn bà sống bên chồng mà mình không yêu, chỉ có

tình yêu một phía từ người chồng. Nàng đã vui mừng xiết bao khi tưởng rằng chồng khụng về nữa sau cơn bóo biển: “một tiếng cười nhẹ nhừm, một tiếng cười trẻ thơ, một tiếng cười vui sướng”. Và khi bất ngờ găp lại chồng, “nàng tái mặt đi, run lẩy bẩy, mắt ngỡ ngàng nhìn chồng….một tiếng thét chói chang, xé gan xé ruột đáp lại tiếng cười hoan hỉ ấy”. Người chồng hẳn thực lòng yêu thương tha thiết vợ nên đã lao ra biển từ bỏ tính mạng mình chiều theo ý vợ. Natalya không những không có tình cảm với chồng mà hơn thế nữa còn là mối ác cảm “không sao trấn áp được”. Cuối tác phẩm, khi người chồng tìm đến cái chết thì Natalya lại hét lên “quay lại đi anh”, “và cuối cùng đêm Noen ấy cô đã yêu chồng”. Tình yêu đến quá muộn vì giây phút đối mặt với cái chết nàng mới hiểu chồng, mới hiểu lòng mình, suốt khoảng thời gian bên nhau Natalya không nhận ra. Bi kịch hôn nhân của Natalya thực chất là bi kịch của sự xa lạ giữa người với người, con người không thể nhận ra hạnh phúc hôn nhân của mình.

Cũng như vậy, bi kịch bừng tỉnh muộn màng cũng đến cùng với sự ân hận của nàng Onga trong truyện “Người đàn bà phù phiếm”. Tất cả những gì mà Onga nhìn thấy ở chồng là: “Một bác sĩ ăn lương bậc 9. Anh làm việc tại hai bệnh viện… Đấy, tất cả chỉ có thế. Có thể kể thêm được điều gì về anh nữa đâu”. Bản thân Onga cũng không hiểu cuộc sống và thế giới tâm hồn của chồng, nàng nhìn nhận và coi đó là một cuộc sống mờ nhạt. Nó xa lạ với cuộc sống phù phiếm của nàng, cuộc sống mà nàng cảm thấy thú vị “mỗi người trong bọn họ đều có một cái gì nổi bật tôn họ lên”. Trong thế giới của Onga không có bóng dáng của chồng: “Đưmôp trở nên một nhân vật thừa, xa lạ và nhỏ bé mặc dù người anh cao lớn”. Cuộc sống xa hoa cuốn Onga đi, có những lúc cô hoàn toàn quên Đưmôp: “Dòng sông Vonga, ánh trăng, vẻ đẹp, tình yêu của tôi, niềm say sưa của tôi… chỉ có thế thôi… không có một Đưmôp nào hết”. Chỉ đến khi Đưmôp qua đời vì sự nghiệp nghiên cứu khoa học, mất

đi người chồng tận tụy chân thành, Onga mới bừng tỉnh: “Onga vụt nhớ lại cả quãng đời chung sống với Đưmôp, nhớ lại từ ngày gặp gỡ đến hôm nay, nhớ lại từng chi tiết và nàng bỗng hiểu ra rằng anh thật là một con người phi thường hiếm có, một con người vĩ đại, nếu đem so với tất cả những người mà nàng quen biết… Tất cả như cười giễu Onga, tất cả như muốn nói rằng: “Bỏ lỡ rồi! Bỏ lỡ rồi!”[41,312]. Onga đã sống trong hạnh phúc nhưng nàng không hề trân trọng, chỉ đến khi mất đi rồi, nàng mới nhận ra mất mát lớn lao của mình. Đưmôp mãi mãi không tỉnh lại, cuộc hôn nhân của nàng rơi vào bi kịch. Tất cả những gì còn lại trong lòng nhân vật Onga lúc này là sự ân hận, nuối tiếc, dày vò trước cái chết của chồng.

Cuộc hôn nhân của nhân vật anh thợ tiện trong truyện ngắn “Vận xấu

cũng nằm trong bi kịch bừng tỉnh muộn màng. Cuộc đời anh ta kèo dài trong một cơn mê muội của người say rượu, cái vui cái buồn đều là không biết đến.

Mỗi khi say về, anh ta “chửi bới và xông tới đánh vợ rất vũ phu”. Một ngày, người vợ ốm nặng và sắp từ trần, anh thợ tiện mới bừng tỉnh ngộ, ân hận về những ngày đã qua, lúc ấy đã quá muộn: “Anh chưa đủ thời giờ để chung sống với vợ anh, để tỏ bày với vợ anh tất cả những điều cần phải giãi bày, để mà ngậm ngùi thay cho vợ, thì người bạn trăm năm đã qua đời rồi… Vợ anh chết đúng vào lúc anh cảm thấy mình thương xót cho vợ, đúng vào lúc anh cảm thấy không thể sống bỏ mặc vợ đó, nhận thấy mình phạm biết bao sai lầm với vợ.” Lúc này nhân vật đã thoát ra khỏi những chuỗi ngày u mê, vô hồi kì trận những cơn say để ý thức được về cuộc sống của mình, vận hạn của mình và về người bạn đời luôn sát cánh bên mình. Anh thợ tiện muốn yêu thương và bù đắp cho cuộc hôn nhân của mình nhưng đã quá muộn. Vì cuộc đời không chờ đợi ai. Những lời lẩm bẩm của nhân vật nói với vợ như là sự cố gắng cuối cùng để trấn an mình trước những nối đau quá lớn “nỗi đau thương khốc liệt”. Cái chết của người vợ khiến anh phải

đối diện với nỗi mất mát không gì bù đắp được. Sự bừng tỉnh về cuộc sống hôn nhân xảy ra song song với ý thức về cuộc đời nhân vật: “Thì ra trên đời mọi việc qua nhanh vậy thay! Vận hạn của anh chưa kịp nhóm lên thì đã kết thúc một cách dĩ nhiên rồi!”. Khi nhân vật nhận thức về cuộc sống hôn nhân, ý thức về cuộc đời mình cũng là lúc hạnh phúc đó không còn tồn tại nữa.

Tâm trạng ân hận muộn màng này của anh thợ tiện được lặp lại ở một nhân vật khác trong truyện ngắn “Cây vĩ cầm cho Rothschild” – nhân vật Iakov. Iakov kiếm sống bằng nghề đóng quan tài và chơi đàn thuê. Cả đời lão chưa bao giờ được sống thoải mái, vì lão luôn phải lo lắng và tính toán đến những khoản thất thu. Cuộc sống hôn nhân nặng nề, tới mức khi người vợ sắp chết lão tưởng như khuôn mặt bà ta hồng hào lên vì sung sướng, vì sắp thoát khỏi cái nhà này, đống quan tài và lão. Lúc này, nhân vật mới hồi tưởng về cuộc sống đã qua: “Nhìn bà vợ già, Iakov không hiểu sao nhớ ra rằng cả cuộc đời chưa một lần lão vuốt ve bà, chưa từng thương xót bà, chưa bao giờ nghĩ tới việc mua cho bà lấy một tấm khăn choàng nhỏ, mà chỉ la mắng bà, chửi bới vì thua lỗ, nhào tới bà với những nắm đấm”. Sau cái chết của vợ, Iakov bỗng dưng ngộ ra nghĩa tình của người vợ đối với mình: “Lại nghĩ tới việc cả đời chưa một lần thương xót Marpha, chưa một lần âu yếm bà. Năm mươi hai năm sống chung dưới một mái nhà, vậy mà chưa một lần lão nghĩ tới vợ, không để ý, như thể bà là con mèo hay con chó.…”[41,6]. Rồi lão nhớ về cây dương liễu, về đứa con gái tóc vàng, đã có lúc họ từng ngồi đó cười vang…

Thời gian có sức tàn phá lớn đối với thiên nhiên, con người. Iakov nhận thức được cuộc hôn nhân của mình, ân hận vì đã sống hoài phí, cũng là lúc người bạn đời chết, bản thân ông cũng không thể tránh khỏi điều này. Con người

nhận ra hạnh phúc cũng là lúc nhận ra cuộc đời quá ngắn ngủi. Hôn nhân chỉ là một phần của cuộc đời ấy, nếu không biết trân trọng thì sẽ trôi đi rất nhanh.

Xung đột chính trong nhiều tác phẩm của Sêkhôp không phải tồn tại giữa các tuyến nhân vật tốt - xấu mà nằm ngay trong nội tâm nhân vật do tác động của sự kiện tâm lý nào đó. Xung đột ấy phản ánh những “vấn đề” trong cuộc hôn nhân của nhân vật, cái chết của người thân đã tác động mạnh mẽ.

Nhân vật ý thức được tình trạng, cuộc sống gia đình của mình nhưng lại không thể tiếp tục hạnh phúc đó nữa, bi kịch càng trở nên xót xa hơn.

Trong khi một số nhân vật của Sêkhôp bừng tỉnh khi hạnh phúc mất đi, thì không ít nhân vật khác bừng tỉnh nhận ra cuộc hôn nhân khiên cưỡng của mình, nhận ra tình yêu đích thực của mình với những hi vọng mong manh dễ vỡ. Quá trình nhận thức trong trường hợp này thường gắn với sự xuất hiện của tình yêu ngoài hôn nhân. Có thể nhận thấy môtip ngoại tình xuất hiện khá phổ biến trong truyện Sêkhôp, rải rác trong 11 trên tổng số 28 tác phẩm đã khảo sát. Có truyện, tình yêu ngoại tình là đề tài chủ đạo như “Những người đàn bà”, “Agafia”, “Người đàn bà có con chó nhỏ”…..Có tác phẩm chỉ là điểm xuyết như “Mưa dầm”, “Hai kẻ thù”,” Kẻ tội phạm”….

Ngoại tình là tình yêu bất hợp pháp, tình yêu “ngoài giá thú” không đựơc xã hội thừa nhận và đánh giá tốt đẹp. Nó diễn ra chỉ khi con người không thoả mãn với cuộc sống bên cạnh người bạn đời hợp pháp và rung cảm, tìm thấy niềm vui ở bên ngoài. Trong xã hội Nga tối tăm, hỗn độn đương thời, ngoại tình xảy ra nhan nhản, dễ dàng, bình thường như là một hiện tượng xã hội phổ biến. Thông thường thì nó thể hiện sự ích kỷ của con người khi kiếm tìm những niềm vui mang tính nhất thời, bột phát. Tuy nhiên, nhiều truyện của Sêkhôp viết về ngoại tình với một trái tim đồng cảm. Bởi trong xã hội hôn nhân ép gả và tình yêu con người không được trân trọng, thì người ta buộc

phải tìm kiếm và sống với tình yêu của mình một cách bất hợp pháp. Nhưng thứ tình yêu này vốn dĩ dễ đổ vỡ, va chạm với cuộc hôn nhân chính thống càng trở thành thứ tình yêu yếu ớt và rơi dần vào bế tắc.

Truyện ngắn “Những người đàn bà” viết về xã hội nông nô chuyên chế và thân phận những người phụ nữ, đàn bà nông thôn Nga. Khi chồng đi vắng, cô gái Masenka phải lòng anh hàng xóm tốt bụng và tình yêu thực sự nảy nở.

Người phụ nữ trẻ sống hết mình cho tình yêu và một mực bảo vệ nó, cô nói với nhân tình: “Em yêu anh và em sẽ ở với anh cho đến chết. Kệ cho người ta cười… Em chẳng kể vào đâu”. Lúc sợ hãi nàng van xin người yêu: “Em van anh, anh đừng bỏ em, không có anh em không sống được đâu”. Masenka chấp nhận bị chồng đánh để được sống với tình yêu của mình: “Nếu anh không yêu em thì thà giết quách em đi còn hơn!”[50,293]. Hành động đầu độc chồng là đỉnh điểm của khao khát được sống đúng với tình cảm của mình, để tự giải thoát mình. Bi kịch của Masenka một phần do người đàn ông mà cô gửi gắm tình cảm đã không dám vượt qua ngoài khuôn khổ, điều tiếng. Cuối cùng Masenka cũng dám chống đối lại sự sắp đặt của xã hội, nhưng cô lại không thể bảo vệ hạnh phúc của chính mình. Cái chết của Masenka cũng là cái chết trong bế tắc, bi kịch của Masenka là bi kịch của người phụ nữ bừng tỉnh về cuộc hôn nhân miễn cưỡng của mình, sự bừng tỉnh của ý thức hạnh phúc cá nhân.

Varvara và Xôfia vì hoàn cảnh gia đình nghèo nên phải trôi dạt vào gia đình tư sản Điuđia. Varvara không yêu chồng, đêm đêm cô đi chơi với tay linh mục, đi lại với bọn viên chức và lái buôn tìm kiếm niềm vui. Những người phụ nữ như Masenka, Varvara bị đối xử như một con vật, họ không có quyền hành, không được tự do yêu thương, không được tự quyết định hạnh phúc của mình. Ngoại tình như một sự giải thoát khỏi cuộc sống khổ ải. Phía

sau hành động này, là sự bừng tỉnh về giá trị hạnh phúc khi đã rơi vào cuộc hôn nhân trói buộc, là một khao khát thay đổi số phận, khao khát hạnh phúc mãnh liệt.

Đối với Agafia trong truyện ngắn cùng tên, tình yêu với Savka đã trở thành sức mạnh cho nàng vượt qua nỗi sợ hãi. Mỗi lần chồng đi làm, nàng đến với Savka như một cách tìm đến hạnh phúc “Agafia say vì rượu, vì men tình, vì sự âu yếm khinh thị của Savka, vì không khí oi ả ban đêm, đang nằm cạnh hắn, mặt rụi vào đầu gối hắn. Cô đắm chìm trong tình cảm của mình..”.

Đoạn cuối truyện, là sự lưỡng lự của cô gái trước hai lựa chọn: về hay ở, cũng chính là sự phân vân giữa hai lựa chọn bản năng của người phụ nữ hay bổn phận làm vợ. Cuối cùng, khát vọng yêu thương đã chiến thắng: “Thây kệ! Cô nói cùng với tiếng cười man rợ phát ra từ lồng ngực, và trong tiếng cười đó thấy rừ cả sự cương quyết mất hết lý trớ, sự bất lực và nỗi đau!”. Nhưng rừ ràng đú là một quyết định kốm với nỗi đau. Tất cả mọi người đều biết rừ điều gì đang chờ đợi Agafia, là người chồng đang bừng bừng tức giận, là hình phạt của lễ giáo phong kiến đối với người đàn bà không “chuyên chính”. Masenka rơi vào tình cảnh bi kịch lúc này cũng bởi nhận ra tình yêu của mình khi đã có gia đình.

Nhân vật Aliôkhin và Anna trong “Một chuyện tình yêu” cũng mơ hồ nhận ra tình yêu thực sự của mình. Từ khi tình yêu nảy sinh, họ ý thức nhiều hơn về cuộc sống hôn nhân hiện tại của Anna, họ trân trọng tình yêu này nhưng không thể bảo vệ nó. Aliôkhin yêu nhưng chấp nhận để Anna ra đi mãi mãi bởi anh không đủ dũng cảm để phá vỡ cuộc hôn nhân không tình yêu và không có đủ niềm tin vào chính bản thân mình: “Tôi yêu nàng tha thiết nhưng tôi lại cân nhắc đắn đo, tôi lại tự hỏi mình rằng tình yêu giữa tôi và nàng sẽ đến đâu, nếu chúng tôi không đủ sức kìm nó lại; tôi cảm thấy không thể nào tin được nếu tình yêu lặng lẽ, đượm buồn của chúng tôi bất ngờ lại làm đảo

lộn tất cả nhịp sống hạnh phúc êm đềm của chồng nàng… Nàng sẽ đi theo tôi, nhưng mà đi đâu?...hạnh phúc của chúng tôi sẽ kéo dài bao lâu?...”. Một loạt những băn khoăn lo lắng cản trở anh đến với tình yêu sâu nặng của mình.

Cuối cùng anh đành phải chôn vùi gặm nhấm tình yêu trong thầm lặng, còn Anna tiếp tục cuộc hôn nhân nhạt nhẽo hiện tại, nàng lâm vào hoàn cảnh sống trong bức bối, sinh ra tính khí mỉa mai chua chat với cuộc đời. AliôKhin hối hận: “khi yêu thì những suy nghĩ đắn đo về tình cảm phải bắt nguồn từ một cái gì cao hơn, hệ trọng hơn là những suy nghĩ về hạnh phúc và bất hạnh , tội lỗi hay điều thiện với ý nghĩa thường tình của nó, hoặc là chẳng cần phải suy nghĩ đắn đo gì hết”[40,213]. Cần một sức mạnh thật sự về mặt tinh thần và sự nhận thức đúng đắn kiên định mới có thể giữ gìn thứ tình yêu mong manh này.

Truyện ngắn “Người đàn bà có con chó nhỏ” đã rất thành công khi tái hiện lại chuyện tình yêu ngoài hôn nhân, gợi lên sự đồng cảm, tiếc nuối của người đọc. Nhân vật Anna” là một phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp, sống giam hãm trong ngôi nhà sang trọng, bên người chồng tẻ nhạt. Nàng đến Ianta gặp và yêu Gurốp một anh chàng là tác giả của nhiều “mối tình bãi biển” tầm thường chóng vánh: “Chán nản cuộc đời Anna như người đi rừng chợt thấy ánh lửa đằng xa, dù có thể đó là ánh lửa ma chơi. Nàng yêu Gurốp, yêu hết lòng, yêu khổ sở, yêu như bám ghì vào một cứu cánh”. Tình yêu chân thành của Anna đã đánh thức lại trong con người của Gurốp tất cả cảm giác ghẻ lạnh dai dẳng với quá khứ của mình : một cuộc sống công thức tẻ nhạt bên người vợ học đòi hiểu biết, những mối tình vô nghĩa, rắc rối vấn vương trong cuộc đời anh.

Tình yêu chân thành của người phụ nữ dịu dàng đằm thắm ấy đã thức tỉnh trong sâu thẳm tâm hồn anh tình yêu đích thực. Tình yêu ấy xâm lấn tâm hồn anh, đầu tiên là nhớ lại những kỉ niệm, dần dần hình thành mơ ước được ở bên cạnh nhau, gắn bó. Trạng thái thức tỉnh của Gurôp thể hiện ở

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hôn nhân trong truyện Sêkhôp (Trang 67 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w