Tâm lý hôn nhân thể hiện qua sắc thái khuôn mặt và hành động cử chỉ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hôn nhân trong truyện Sêkhôp (Trang 92 - 97)

Chương 3. NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN HÔN NHÂN - VÀI NÉT ĐẶC SẮC

3.2. Miêu tả tâm lý hôn nhân

3.2.1. Tâm lý hôn nhân thể hiện qua sắc thái khuôn mặt và hành động cử chỉ

Sêkhôp thường không miêu tả diễn biến tâm lý và quá trình hình thành phát triển, những sắc thái tâm lý trong cuộc sống vợ chồng. Nhà văn cho rằng nên thể hiện tâm lý nhân vật qua các hành động, cử chỉ. Mỗi hành động, cử

chỉ rất nhỏ qua góc nhìn của Sêkhôp cũng là một tín hiệu cho thấy thế giới nội tâm của nhân vật.

Đời sống hôn nhân và gia đình trong truyện Sêkhôp luôn được đặt trong cuộc sống thường nhật hàng ngày. Các nhân vật luôn phải vận động, làm việc theo nhịp điệu ấy. Trên cái nền của cuộc sống đời thường, tình cảm tâm lý của mỗi người trong cuộc sống hôn nhân không phải điều gì quá gay cấn, có thể tạo thành cao trào, xung đột bất ngờ… mà chủ yếu gắn với những hoạt động thường nhật. Mỗi hành vi cử chỉ của các nhân vật bao giờ cũng biểu lộ sắc thái tình cảm trong lòng họ, có thực sự yêu thương người bạn đời hay không, tình cảm nồng nàn hay nhạt nhẽo. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy Sêkhôp rất quan tâm tới một số phản ứng tâm lý thể hiện qua cử chỉ, hành động, những biểu hiện trên khuôn mặt của nhân vật.

Nhân vật Masenka trong truyện ngắn “Những người đàn bà” để lại trong lòng người đọc không ít ấn tượng. Tâm lý của nữ nhân vật đang yêu tuy không được miêu tả một cách cụ thể, mà qua lời nhân vật – người kể chuyện Matray, chỉ một vài chi tiết về khuôn mặt cũng đủ khắc họa lên góc khuất trong tâm hồn nhân vật. Masenka có “khuôn mặt trắng trẻo”, “đôi mắt dịu dàng còn ngái ngủ”, đó là đôi mắt phụ nữ đầy nữ tính. Những diễn biến tâm lý biểu hiện qua khuôn mặt được Sêkhôp nắm bắt một cách tinh tế: Khi đối diện với người đàn ông mình yêu “cô ta đỏ bừng mặt, cười và cứ đăm đăm nhìn không chớp mắt vào tôi”. Cái nhìn “đăm đăm” thể hiện một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt của người phụ nữ khao khát yêu đương. Trước sự trở về của người chồng mà mình không yêu, phải đối diện và chịu đựng cuộc hôn nhân áp đặt, những cử chỉ của nàng bộc lộ tâm lý trốn tránh, sợ hãi: “Masenka đứng gần lò sưởi, mặt mày tái nhợt, toàn thân run rẩy, lắp bắp nói: Tôi không phải là vợ anh, tôi không muốn sống với anh”[50,295]. Đó là biểu hiện của một nội tâm bị kích động mạnh. Điều này cho thấy, tâm lý của nhân vật bây

giờ là phức hợp của một loạt cảm xúc: hoảng sợ, lo lắng, thất vọng… Chỉ là những chi tiết nhỏ - gợi tả sắc thái khuôn mặt – nhưng cũng đủ cho người đọc thấy được diễn biến tâm lý của nhân vật trong tình yêu và hôn nhân.

Sêkhôp đặc biệt chú trọng thể hiện tâm lý nhân vật qua chi tiết đôi mắt.

Khi bị đánh vì không chấp nhận sống với người chồng không yêu, Masenka bị thương nặng, không nói gì; ngay đến người kể chuyện cũng không hiểu những suy nghĩ của nàng, nhưng hình ảnh đôi mắt đã bộc lộ tất cả: “Cô ta nằm trên giường, mặt mày quấn đầy băng chỉ để hở hai mắt với mũi ra, cô ta cứ nhìn chăm chăm lên trần nhà… Cô ta chẳng hề hé răng một lời, cũng không hề chớp mắt nữa, cứ như là tôi nói cái cột nhà không bằng”. Đôi mắt đã thể hiện sự đau đớn trong tâm hồn của một người phụ nữ không chấp nhận sự chà đạp trong cuộc sống hôn nhân.

Những hành động của nhân vật nam trong truyện ngắn “Mưa dầm

cũng được miêu tả rất giả tạo. Những hành động đó bộc lộ mối quan hệ thực sự của anh ta đối với vợ. Anh ta lừa dối người phụ nữ đáng thương : “Anh ta vừa bước vào phòng mẹ vợ, vừa vui vẻ nói làm như không nhận thấy những khuôn mặt rầu rĩ, chưa ráo nước mắt”, “với điệu bộ của người vừa thích thú làm xong công việc vất vả, anh ta ngồi phịch xuống chiếc ghế bành”, “tỳ tay vào hông, ra vẻ như vì làm việc nhiều bị đau vùng thắt lưng, anh ta liếc nhìn vợ và bà nhạc xem tác động của lời nói dối đến đâu”, “Kovaxin ngồi vào bàn thở khó nhọc vì bụng quá no”, “luôn miệng phàn nàn rằng mình đói bụng, vừa miễn cưỡng ăn, vừa huyên thuyên nói về chuyện kiện cáo nợ nần”[50,97].

Đối lập với tình cảm yêu thương, sự lo lắng của người vợ, thái độ của người chồng toát lên sự giả dối trơ trẽn. Mỗi cử chỉ, hành động chỉ là diễn kịch, đôi mắt đã nói lên tất cả “anh ta liếc nhìn vợ và bà nhạc”. Chỉ một đoạn văn ngắn miêu tả cử chỉ nhân vật, người đọc đã nhận ra bản chất mối quan hệ đang tồn

tại giữa người vợ và người chồng: một bên là tình yêu thương chân thành, một bên là sự đùa cợt, dối trá.

Trong “Đêm Nôen”, tiếng thét bất ngờ của người phụ nữ trong đêm ngóng đợi chồng đã giải tỏa tâm lý bị dồn nén, ức chế bấy nhiêu lâu nay: “Khi Natalya lảo đảo nàng nhận ra chồng nàng…Mặt nàng tái đi, lại run lẩy bẩy, mặt ngỡ ngàng nhìn chồng chằm chặp. Nàng không tin…”. Nét mặt, cử chỉ của Natalya đều bộc lộ một sự ngỡ ngàng, sững sờ, một sự đau khổ. Tiếng thét nói lên nỗi niềm của nàng: uất ức bấy lâu nay, tình cảm đối với chồng chỉ là sự căm ghét, đối nghịch, sự thù hận. Mạch ngầm của truyện là diễn biến tâm lý: Mơ hồ hi vọng và chờ đợi – niềm sung sướng - nỗi tuyệt vọng - ân hận cực độ. Sêkhôp dường như hết sức thấu hiểu nỗi lòng, tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng không phải tình yêu, những bí mật chôn nơi đáy tâm can. Dấu hiệu cảm xúc phức tạp của nhân vật trong hôn nhân không mấy hạnh phúc đã được Sêkhôp nắm bắt một cách tinh tế, chính xác, sinh động và biện chứng.

Truyện ngắn “Afgafia” đặc biệt thành công khi tác giả sử dụng những chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ để thể hiện diễn biến tâm lý phức tạp của người phụ nữ khi phải đối mặt giữa chồng và nhân tình. Người chồng đã đứng chờ nàng ở bên kia sông cả tiếng đồng hồ, điều gì đang đón chờ người phụ nữ ngoại tình đó? Afgafia được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật tôi “Tôi nhìn theo và thấy Afgafia, tay vén váy, trông lôi thôi, nhàu nhĩ với chiếc khăn tuột khỏi đầu, đang lội qua sông. Hai chân cô chậm chạp lần từng bước”. Ở chi tiết này, người đọc nhận thấy có thoáng chút luống cuống trong từng cử chỉ của nhân vật, dáng đi như muốn kéo dài thêm thời gian, e ngại trước những điều sắp xảy ra: “Lúc đầu cô bước có vẻ mạnh mẽ, dứt khoát lắm nhưng lúc sau nỗi sợ hãi, hồi hộp choán lấy cô, cô sợ sệt ngoái đầu, đứng lại để lấy sức…”.

Tâm trạng của người chồng tuy không được miêu tả tỉ mỉ, nhưng chỉ qua một vài chi tiết nhỏ: “Iakop đang đứng trên đường nhìn chằm chằm vào cô vợ

đang quay trở về. Anh ta không động đậy, im lìm như một cái cột” cũng đầy sức gợi. Mặc dù im lặng, nhưng đôi mắt có giá trị biểu cảm rất lớn. Cái nhìn

“chằm chằm” của người chồng báo hiệu một trận lôi đình sắp xảy ra, cái nhìn đó đã khiến Afgafia “rúm ró”: “Afgafia dừng lại một chút, lại ngoái lại như cầu cứu chúng tôi rồi lại bước tiếp… Cô đi lúc thì theo kiểu dích dắc, lúc cứ như dậm chân tại chỗ, đầu gối khuỵu xuống, hai tay buông thong, lúc thì đi giật lùi về phía sau. Đi thêm ước chừng trăm bước nữa, cô quay lại phía sau một lần nữa rồi ngồi thụp xuống”. Đoạn miêu tả như một thước phim quay chậm, từng hành động nhỏ : từ dáng đi, cái ngoảnh lại, sự chần chừ của nhân vật… không lọt ra ngoài ống kính nhà văn. Mỗi cử chỉ của Afgafia mang sức nặng tâm lý rất lớn, thể hiện sự đấu tranh, giằng xé nội tâm trong nàng. Hành động cuối cùng của Afgafia: “Vụt đứng dậy, lắc đầu và mạnh bạo tiến thẳng về phía người chồng” cho thấy sự dứt khoát, quyết tâm của nhân vật khi đối mặt bi kịch gia đình sắp xảy ra.

Hai nhân vật trong truyện ngắn “Người đàn bà có con chó nhỏ” đã rơi vào trạng thái tâm lý hết sức phức tạp khi bắt đầu mối tình ngoài hôn nhân. Sau khi chia tay, trở về với gia đình, những tưởng quên đi cuộc tình bãi biển đó, thế nhưng khi gặp lại nhau ở rạp hát, cả hai không kìm nén được tình cảm. Khi nhìn thấy Anna, Gurôp nhận ra nàng chính là niềm hạnh phúc duy nhất của anh, không thể thay thế. Gặp lại Anna, Gurôp

“bước đến gần nàng, nói giọng run run, miệng cười gắng gượng”. Nụ cười

“gắng gượng” thể hiện sự bối rối, vụng về của một người đàn ông đã từng trải trong tình ái. Nhưng với Gurôp, Anna là người phụ nữ đầu tiên khiến anh ta cảm nhận được tình yêu thật sự.

Bất ngờ khi gặp lại Gurôp, dường như mọi cảm xúc của Anna bùng phát: “Nàng đưa mắt nhìn anh, gương mặt tái nhợt hẳn đi. Nàng lại hoảng sợ nhìn anh lần nữa như không tin vào mắt mình, bàn tay nàng nắm lấy chiếc

quạt và cặp kính nhòm”. Sêkhôp không miêu tả Anna nghĩ gì, nàng cảm thấy như thế nào nhưng chỉ riêng chi tiết “gương mặt tái nhợt hẳn đi” cũng đủ để diễn tả những chuyển biến tâm lý bất ngờ, phức tạp trong tâm hồn của nữ nhân vật. Đến khi rời khỏi rạp hát rất xa, đối diện với Gurôp “nàng vừa nói vừa thở rất nặng nhọc, nét mặt còn nguyên vẻ nhợt nhạt, sửng sốt”. Tình cảm ấy được bộc lộ qua đôi mắt: “nàng sợ hãi nhìn anh, ánh mắt nàng như cầu khẩn, như chan chứa yêu thương. Nàng chăm chăm nhìn anh như để cố khắc sâu vào tâm khảm những đường nét trên mặt của anh”[41,479]. Tình cảm kìm nén bấy nhiêu ngày của Anna đã bùng cháy. Sêkhôp không trực tiếp kể nàng yêu anh tha thiết chân thành như thế nào nhưng qua những chi tiết miêu tả hành động cử chỉ, đặc biệt là đôi mắt của Anna, người đọc vẫn có thể hiểu niềm khao khát yêu thương, khao khát bộc lộ nỗi lòng của một người phụ nữ đã có gia đình với một người đàn ông khác.

Có thể nói, mỗi chi tiết mà Sêkhôp đưa ra có giá trị rất đắt. Miêu tả hành động cử chỉ mỗi nhân vật, Sêkhôp đã lựa chọn những chi tiết quan trọng để lột tả nội tâm đầy phức tạp của các nhân vật một cách sắc nét. Sêkhôp đã trao chiếc chìa khóa giúp người đọc giải mã nội tâm nhân vật. Dựa vào những biểu hiện bờn ngoài ấy, người đọc hiểu khỏ rừ trạng thỏi tỡnh cảm của nhõn vật đối với bạn đời của mình: yêu hay không yêu, chân thành hay giả dối…

Thông qua hành động, cử chỉ và biểu hiện trên khuôn mặt, tình cảm của nhân vật đối với “người thứ ba”, là thực lòng hay thoáng qua, thì dù nhân vật có cố che dấu cũng được biểu hiện rừ nột.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hôn nhân trong truyện Sêkhôp (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w